TQ đang bủa lưới bắt thêm một thượng tướng quân đội?
Thượng tướng Quách Bá Hùng là người giữ vị trí phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đầy quyền lực dưới thời cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Ngày 4/3, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) xuất bản ở Hong Kong cho rằng việc báo chí Trung Quốc nêu đích danh thượng tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxing) trong bản tin về cuộc điều tra hành vi tham nhũng của con trai ông cho thấy bản thân ông Quách cũng đang gặp rắc rối lớn.
Hôm 2/3, các tờ báo lớn của Trung Quốc đều nhất loạt dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng nước này cho hay thiếu tướng Quách Chính Cương (con trai ông Quách Bá Hùng), phó chính ủy quân khu Chiết Giang, là một trong 14 tướng lĩnh quân đội bị điều tra vì “vi phạm pháp luật và kỷ luật”, một cụm từ ám chỉ tội tham nhũng ở Trung Quốc.
Tờ Hoàn Cầu đã thẳng thừng tiết lộ rằng ông Quách Chính Cương chính là con trai của thượng tướng Quách Bá Hùng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2003-2012.
Ông Quách Chính Cương đang bị điều tra về hành vi tham nhũng
Từ trước tới nay, báo chí Trung Quốc hầu như không bao giờ công khai tên tuổi của các tướng lĩnh, lãnh đạo liên quan tới các trường hợp vi phạm pháp luật của người thân nếu như bản thân họ không dính dáng gì đến vụ việc đó.
Trong khi đó, một bình luận trên mạng xã hội WeChat của tài khoản tờ Nhân dân Nhật báo cho thấy nhiều khả năng thượng tướng Quách đang bị điều tra, khi họ nói rằng sẽ có một “màn kịch còn hay hơn” sau vụ bắt giữ thiếu tướng Quách Chính Cương.
Các tờ báo lớn khác của Trung Quốc cũng đều nhất loạt đăng tải thông tin thiếu tướng Quách Chính Cương bị điều tra tham nhũng, đồng thời còn ám chỉ tới sự liên quan của thượng tướng Quách Bá Hùng.
Video đang HOT
Thông tin về việc hai cha con nhà họ Quách đang bị cơ quan điều tra chống tham nhũng của Trung Quốc “bủa lưới” đã xuất hiện trên các trang thông tin hải ngoại trong nhiều tháng qua.
Thượng tướng Quách Bá Hùng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương dưới thời ông Hồ Cẩm Đào
Tin đồn bắt đầu dấy lên sau khi một thượng tướng khác là ông Từ Tài Hậu cũng chính thức bị cơ quan chống tham nhũng điều tra. Cho đến nay, ông Từ Tài Hậu là quan chức cấp cao nhất của quân đội Trung Quốc bị sa lưới. Ông Từ và ông Quách đều là hai tướng lĩnh cấp phó trong Quân ủy Trung ương của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Theo tạp chí Tài Kinh, trong vụ điều tra tham nhũng của thiếu tướng Quách Chính Cương, nhà chức trách Trung Quốc sẽ xem xét cả sự liên quan của một doanh nghiệp phát triển bất động sản do vợ của ông ta là bà Ngô Phương Phương lập ra.
Tài Kinh cho hay bà Ngô Phương Phương đã thu gom khoảng 500 triệu nhân dân tệ từ 2000 nhà đầu tư nhỏ để xây dựng một trung tâm mua sắm vào năm 2011. Thế nhưng đây chỉ là một dự án ma và trung tâm mua sắm đó không bao giờ được xây, khiến 100 chủ nợ kéo đến trụ sở Quân khu Chiết Giang vào ngày 1/1 vừa qua để đòi nợ.
Nhân dân Nhật báo đăng trên tài khoản WeChat rằng trong thời gian tới, những “con hổ” lớn hơn trong quân đội Trung Quốc sẽ sớm bị sa lưới, và 14 tướng lĩnh trong danh sách vừa mới công bố “chỉ là những người bị bắt gần đây”.
Theo Khmapha
Tập Cận Bình muốn gì trong chuyến thăm Mỹ?
Theo truyền thông Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận lời mời thăm Mỹ vào tháng 9 trong cuộc điện đàm với Tổng thống Obama. Trang Diplomat dẫn những dự đoán của chuyên gia về chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Mỹ.
Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tới California (Mỹ) và hội đàm với Tổng thống Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands. Tuy nhiên, ông Tập không đến Washington vào dịp này, do đó, chuyến đi năm 2013 không được xem là chuyến thăm Mỹ chính thức của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Phải đến tháng 9 năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình mới chính thức công du lần đầu tới Mỹ sau khi nhận lời mời của Tổng thống Obama. Washington và Bắc Kinh đã nhất trí sẽ chuẩn bị chu đáo để đảm bảo sự thành công cho chuyến công du quan trọng này của ông Tập.
Trang Diplomat đã đưa ra một số dự đoán về tác động của chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với tương lai của quan hệ Trung - Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama (phải) đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở một khu nghỉ dưỡng Sunnylands tại California năm 2013.
Đầu tiên, chuyến thăm Mỹ của ông Tập đã được xác nhận sẽ diễn ra vào tháng 9. Một câu hỏi đặt ra là vì sao thời điểm này lại được chọn. Theo Diplomat, chuyến thăm Mỹ vào mùa thu của Chủ tịch Trung Quốc, trùng với lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc, sẽ rất thuận tiện cho ông Tập bay tới New York tham dự sự kiện này sau khi hội đàm với ông Obama tại Washington.
Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc ở New York cũng là dịp để nhà lãnh đạo Trung Quốc hẹn gặp song phương với các đối tác quan trọng khác, chẳng hạn Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi...
Ngoài ra, chuyến thăm mùa thu cũng cho phép các nhà ngoại giao Trung - Mỹ có đủ thời gian để chuẩn bị các chi tiết của Hiệp định Đầu tư Song phương Trung - Mỹ (BIT). BIT được cho sẽ là vấn đề nghị sự quan trọng trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Tập.
Thứ 2, về các chương trình nghị sự giữa hai lãnh đạo Trung- Mỹ, theo Diplomat, ông Tập và ông Obama sẽ tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến lợi ích chung cũng như những tranh chấp giữa 2 nước. Nhìn chung, theo giới quan sát, trong chuyến thăm cấp nhà nước, Mỹ và Trung Quốc sẽ muốn tập trung thảo luận về các vấn đề tích cực, giúp mang lại lợi ích chung cho cả 2 bên hơn.
Trước đó, khi cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới thăm Mỹ, chương trình nghị sự chủ yếu giữa hai bên tập trung vào các vấn đề hợp tác kinh tế, xây dựng "lòng tin chiến lược", mở rộng quan hệ quân sự cũng như bàn về các "thách thức toàn cầu" mà cả hai bên đều quan tâm và có nhiều quan điểm chung.
Cả 2 bên có xu hướng tránh nói về các vấn đề đang tranh cãi gay gắt. Chẳng hạn, tháng trước, khi tới Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tập trung vào việc đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về việc nước này phải cắt giảm khí thải nhà kính và tăng sử dụng nhiêu liệu phi hóa thạch, thay vì giải quyết những vấn đề mà 2 nước đang tranh cãi gay gắt, quyết liệt như an ninh mạng.
Thêm một lý do để chương trình nghị sự Trung, Mỹ tháng 9 sẽ tránh thảo luận về những bất đồng, mâu thuẫn là Tổng thống Obama đang ở giai đoạn cuối nhiệm kỳ. Do đó, nhân chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Obama sẽ tập trung vào việc thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ, nhằm tăng thêm di sản ngoại giao trong suốt 8 năm cầm quyền của mình.
Thứ 3, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ được cho là có thể sẽ mang tới cái kết đẹp cho Hiệp định Đầu tư Song phương Mỹ-Trung (BIT) mà 2 nước đang nỗ lực xây dựng.
Nhiều người kỳ vọng, tới tháng 9 năm nay sẽ đánh dấu bước đột phá liên quan đến BIT khi Hiệp định này được xem là "quả ngọt hoàn hảo" giúp 2 nhà lãnh đạo "ăn điểm" với công chúng trong nước.
Đặc biệt, nếu BIT được hai bên nhất trí thông qua, Mỹ sẽ hưởng lợi khi có thể đưa ra thông điệp rằng, họ không tìm cách kìm chế Trung Quốc về kinh tế. BIT được cho là sẽ "bệ phóng" cho quan hệ Mỹ - Trung, tránh nguy cơ "Chiến tranh lạnh kinh tế" như một số nhà quan sát quan ngại.
Thứ 4, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể thông qua chuyến thăm Mỹ chính thức để gửi gắm thông điệp quan trọng. Chủ tịch Tập, được cho là cũng giống như những người tiền nhiệm, thường có xu hướng đưa ra những câu khẩu hiệu để thể hiện quan điểm, tầm nhìn của mình trước công chúng.
Còn nhớ, Chủ tịch Tập từng đưa ra khái niệm về "quan hệ nước lớn kiểu mới" rất nổi tiếng và có ý nghĩa quan trọng đối với đường lối đối ngoại của Trung Quốc trong chuyến thăm Mỹ năm 2012 khi đang giữ chức Phó Chủ tịch Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong những năm qua, quan hệ Trung - Mỹ gần như vẫn chưa thực sự phát triển theo khái niệm mới trên. Do đó, theo Diplomat, trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 tới, Chủ tịch Tập sẽ không bỏ qua cơ hội để tái định hình lại quan hệ Trung-Mỹ, theo khái niệm cũ của ông trong năm 2012. Song cũng có thể, ông Tập sẽ đưa ra khẩu hiệu hoàn toàn mới.
Tóm lại, chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 9 được cho là một trong những sự kiện đáng chờ đợi nhất trong năm 2015.
Theo Phương Đăng (Danviet.vn)
Tư duy sử dụng cán bộ lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình Cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đã khiến một loạt quan chức "ngã ngựa" và thay thế họ là các gương mặt mới. Trong số các quan chức mới được cất nhắc đó, người ta thấy không ít nhân vật là hiệu trưởng trường đại học, học giả, nhà tham mưu chiến lược nổi tiếng. Thực tế này phản ánh tư...