TQ: Đà điểu chạy trên đường bị tài xế bóp cổ chết
Một chú đà điểu chạy trốn trên đường cao tốc ở Trung Quốc đã không may mắn tìm được tự do khi bị một tài xế giận dữ bóp chết.
Vụ việc xảy ra ở thành phố Phật Sơn, miền nam Trung Quốc khi bỗng nhiên lù lù xuất hiện trên đường một chú đà điểu. Theo báo chí địa phương, chú đà điểu này đã trốn thoát khỏi một trang trại gần đó.
Trên đường cao tốc 3 làn xe, chú đà điểu chạy từng bước thong dong dù đây là loài động vật 2 chân chạy nhanh nhất thế giới. Chú chim khổng lồ đã làm gián đoạn giao thông trên cao tốc và khiến các tài xế nổi giận. Một người không kìm chế được đã quyết định phải ra tay “dẹp loạn”.
Chú đà điểu chạy nhở nhơ trên đường cao tốc.
Người đàn ông khoảng 40 tuổi mở cửa xe bước ra và bóp cổ chú chim không rời tay. Mấy người gần đó cũng hợp sức đẩy chú đà điểu tội nghiệp sang vệ đường. Dù không chết ngay nhưng chú đà điểu gần như ngắc ngoải nằm rạp một chỗ.
Khi cảnh sát tới nơi và đưa chú chim lên xe, đà điểu hầu như không kháng cự. Cảnh sát cho chú chim uống nước nhưng đà điểu chết ngay sau đó.
Đoạn phim được đăng tải trên Youtube của CCTV News hôm 12.5 và nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là sau cái chết thương tâm của chú chim.
Video đang HOT
Tài xế Trung Quốc đã không cho chú chim một cơ hội sống.
Đà điểu có thể cao tới 3m, nặng 135kg và chạy nhanh hơn ngựa.
Theo Danviet
Tài xế Trung Quốc đánh lừa Uber, kiếm hàng tỷ USD
Tài xế Trung Quốc dùng smartphone đã cải tiến, có khả năng tạo ra nhiều tài khoản Uber mới. Họ giả mạo đặt xe, sau đó kiếm tiền từ các chuyến đi ảo và tiền thưởng từ Uber.
James Li không hạnh phúc với công việc bảo vệ tại Thượng Hải. Anh bắt đầu việc lái xe cho Uber Technologies vào mỗi cuối tuần. Anh kiếm được gấp 3 thu nhập thường ngày, một phần nhờ thủ thuật.
Li (nhân vật từ chối cung cấp tên thật) cùng nhiều tài xế khác lợi dụng nỗ lực xâm nhập thị trường Trung Quốc của Uber để kiếm tiền bất hợp pháp. Dịch vụ đặt xe nổi tiếng nước Mỹ chi nhiều triệu USD để thưởng cho lái xe và các mã đặt xe miễn phí với kỳ vọng đào tạo lái xe Trung Quốc và đưa Uber tiếp cận người dùng nước này.
Ứng dụng Uber tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Image China.
Tuy nhiên, những người như Li tìm ra cách kiếm tiền từ Uber mà không thực hiện bất cứ chuyến đi nào. Anh chàng này chỉ là một cá thể trong dây chuyền sử dụng smartphone với phần mềm giả để đặt xe và lừa Uber cho những chuyến đi ảo.
Hiện chưa có thống kê chính xác về số tiền Uber bị thất thoát, nhưng các nhà cung cấp thiết bị cùng một số diễn đàn tại Trung Quốc khẳng định, ít nhất 1 tỷ USD Uber cam kết dành cho việc mở rộng thị trường tại Trung Quốc đã bị thất thoát do hiện tượng đặt xe giả.
Thị phần
Uber buộc phải cân bằng giữa việc ưu đãi lái xe với kiểm soát chặt hành vi gian lận để cạnh tranh với Didi Kuaidi. Công ty có sự chống lưng của Alibaba và Tencent đang chiếm 78% thị phần đặt xe qua mạng, so với 11% của Uber, theo Analysys.
Tỉ lệ gian lận chiếm chưa đến 10% lượng đặt xe của hãng tại Trung Quốc, Uber cho hay. Con số này thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh cũng như thị trường khác trong giai đoạn dịch vụ mới triển khai. Uber hy vọng sẽ kìm nén tỉ lệ gian lận xuống mức "dưới 0,5% trong tương lai gần".
Thủ đoạn gian lận
Để tạo ra một chuyến đi giả, tài xế Uber có một vài cách, theo chia sẻ của một nhân vật giấu tên với Bloomberg. Trong đó, cách phổ biến nhất là tài xế tự thực hiện. Họ mua một chiếc smartphone đã bị hack. Smartphone này có thể tạo ra nhiều số điện thoại khác nhau, từ đó thiết lập nhiều tài khoản Uber. Lái xe dùng một tài khoản để đặt xe như người dùng, sau đó ngay lập tức dùng tài khoản khác để xác nhận chuyến đi với tư cách lái xe.
Một lái xe như Li, ví dụ, biết chắc có một khách hàng đợi anh tại sân bay. Anh không muốn lái xe từ thành phố đến sân bay mà không có khoản tiền nào. Anh sẽ yêu cầu đặt xe như người dùng. Khi đó, hệ thống GPS của Uber xác nhận anh đang chở khách ra sân bay và nhận tiền, trong khi không chở một ai cả.
Phát hiện gian lận
"Uber sẽ cấm vĩnh viễn lái xe/người dùng sử dụng dịch vụ nếu phát hiện hành vi gian lận", đại diện của Uber tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho hay. Công ty có nhiều biện pháp để phát hiện hành vi gian lận và đội ngũ chuyên dụng để giám sát hệ thống.
Tìm kiếm từ khóa "Uber" trên Taobao - chợ thương mại điện tử do Alibaba vận hành, người dùng có thể tìm thấy hàng loạt màn chào bán smartphone đã hack để đặt chỗ giả.
Với số tiền 2.500 tệ (khoảng 9 triệu đồng), họ có thể mua một chiếc iPhone 5C đã cải tiến trên Taobao. Chiếc iPhone này có sẵn mã số 15 kí tự dùng để đăng ký tài khoản Uber. Các tài khoản lái xe và người dùng Uber có sẵn cũng được rao bán tràn lan.
Với Li - một lái xe bán thời gian, nguy cơ của việc bị phát hiện bắt đầu lớn dần. Anh kiếm được 8.000 tệ (hơn 28 triệu đồng) từ Uber tháng trước, gần gấp 3 tiền lương bảo vệ 3.000 tệ (khoảng 10,7 triệu đồng). Trong tháng vừa qua, anh chứng kiến hàng chục lái xe bị phát hiện gian lận và cấm lái cho Uber.
"Việc thực hiện một chuyến đi an toàn khi dùng công nghệ đặt xe giả mạo ngày một khó hơn", Li cho biết. "Trước đây, mọi việc dễ dàng hơn nhiều".
Theo_Giáo dục thời đại