TQ: Cúm gia cầm biến thể, 2 người chết
Hai người ở Trung Quốc mới đây tử vong sau khi nhiễm H7N9 – loại virus cúm gia cầm trước đó chưa từng lây sang người, chính phủ nước này thông báo ngày 31/3.
Một cụ ông 87 tuổi ở Thượng Hải nhiễm virus hôm 19/2 và tử vong ngày 4/3, còn một nam giới 27 tuổi ở thành phố này tử vong hôm 10/3 sau khi nhiễm bệnh ngày 27/2, Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia (Trung Quốc) thông báo.
Một phụ nữ 35 tuổi ở tỉnh An Huy nhiễm virus hôm 9/3 và đang trong tình trạng nguy kịch, Ủy ban thông báo.
Cả ba bệnh nhân kể trên ban đầu bị sốt và ho, sau đó viêm phổi nặng, khó thở. Ngày 31/3, Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc công bố kết quả xét nghiệm họ đều nhiễm virus H7N9.
Video đang HOT
Vịt, ngan đi lang thang ở TP An Khánh (Trung Quốc) (Ảnh: AFP)
Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia thông báo, hiện không có vaccine để phòng ngừa nhiễm virus H7N9.
Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng, trong ba ca nhiễm virus H7N9 từ gia cầm kể trên, chưa có bằng chứng cho thấy lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, tổ chức này tuyên bố tiếp tục giám sát tình hình một cách chặt chẽ.
Theo 24h
Ngăn chặn dịch cúm gia cầm lây lan trên người
Chiều nay 5.2, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, dịch cúm gia cầmđã tái phát tại tỉnh Tây Ninh sau một thời gian dài cả nước khống chế thành công dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo ông Đông, dịch phát ra trên đàn gia cầm của người dân H.Bến Cầu và thị xã Tây Ninh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy hiện đã lên tới 3.438 con.
Ông Đông lưu ý, dịch cúm gia cầm xảy ra khu vực biên giới, có ổ dịch chỉ cách Campuchia trên 30 km. Tình hình trở nên nghiêm trọng khi dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại Campuchia và tại đất nước này đã liên tiếp ghi nhận những ca mắc cúm gia cầm trên người.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành liên quan và tỉnh, thành trên cả nước chủ động giám sát, phát hiện, khống chế khẩn cấp các ổ dịch, ngăn chặn có hiệu quả dịch cúm gia cầm không lây lan từ các ổ dịch mới xuất hiện và từ Campuchia vào Việt Nam.
Theo đó, các tỉnh, thành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm các ổ dịch, xử lý kịp thời, đặc biệt tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, khu vực giáp biên giới Campuchia, tổ chức lấy mẫu kiểm tra và xử lý đàn gia cầm nghi mắc cúm, hỗ trợ chủ chăn nuôi theo quy định.
Các địa phương có dịch phải tổ chức tiêu hủy ngay đàn gia cầm nghi mắc bệnh, tiêu độc khử trùng, quản lý chặt ổ dịch, nghiêm cấm vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch đồng thời tiêm phòng triệt để cho đàn vịt, khuyến khích tiêm phòng cho đàn gà.
Ông Phát yêu cầu các địa phương tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục cho cộng đồng về tác hại và mức độ nguy hiểm của dịch cúm gia cầm, hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh trên gia cầm và lây cho người. Trong đó, người đứng đầu Bộ NN-PTNT khuyến cáo, người dân không ăn tiết canh gia cầm, thịt và trứng gia cầm chưa nấu chín.
Theo TNO
Cúm gia cầm xuất hiện trở lại Cục Thú y chiều nay 5-2 cho biết, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại vào cuối tháng 1-2013 tại tỉnh Tây Ninh. Theo đó, dịch cúm gia cầm xuất hiện ở 2 hộ gia đình tại thôn Bàu Tép, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu và ấp Cỏ Đỏ, xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Đến...