TQ coi thường cảnh báo trên Biển Đông: Nguy cơ là gì?
Nếu Trung Quốc tiếp tục bỏ qua các cảnh báo thì sẽ là nhân tố tiềm ẩn có thể đẩy đến xung đột trước hết về mặt ngoại giao.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Việt Trường đã nhận định tình hình trước việc nhiều nước lên tiếng phản ứng hành động cải tạo các bãi đá thành đảo nhân tạo trên Biển Đông mà Trung Quốc (TQ) đã thực hiện trong thời gian qua.
Theo đó ông Trường cho rằng, động thái này cũng không loại trừ khả năng có thể xảy ra xung đột.
Trách nhiệm của nước lớn là kiến tạo hòa bình
PV: - Thưa ông trước hành động ngang ngược và bất chấp của TQ trên Biển Đông gần đây phía Mỹ có những phát ngôn ngày càng mạnh mẽ và trực diện hơn thậm chí còn hứa hẹn có những hành động can thiệp cụ thể. Theo ông cần đánh giá động thái này như thế nào? Phải chăng Mỹ thể hiện vai trò nước lớn hay chính sự ngang ngược của TQ cũng đe dọa quyền lợi trực tiếp của Mỹ?
Ông Lê Việt Trường: - Trước hết chúng ta có thể thấy hành động ngang ngược của TQ đã cố tình lờ đi dư luận của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN trong khi họ đã tham gia là một bên ký kết COC nhưng họ vẫn tiến hành các hoạt động tôn tạo, mở rộng thay đổi hiện trạng mà đáng ra phải giữ nguyên.
Video đang HOT
Có thể thấy điều này đang đe dọa đến quyền lợi của cộng đồng quốc tế nói chung, trực tiếp là các nước có đường hàng hải quốc tế đi qua đây.
Với Việt Nam và một số nước ASEAN thì có quyền lợi về mặt chủ quyền lãnh thổ đồng thời có quyền lợi về chủ quyền kinh tế, đặc biệt là đời sống của các ngư dân và hoạt động vận tải.
Một số nước không có nhu cầu trực tiếp thì phản ứng có mức độ, nhưng những nước có quyền lợi trực tiếp đến đường hàng hải như Mỹ thì chắc chắn họ phải lên tiếng.
Đây hoàn toàn là điều chính đáng phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc.
Philippines đề nghị Mỹ chặn Trung Quốc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông
PV: – Không chỉ Mỹ, các nước khác ít có liên quan trực tiếp hơn như Nhật, Úc, EU đều đã lên tiếng cảnh báo TQ nhưng TQ vẫn bất chấp, thậm chí còn có những phản ứng rất mạnh mẽ thông qua người phát ngôn. Theo ông viễn cảnh sẽ như thế nào nếu TQ tiếp tục coi thường, bỏ qua cảnh báo của các nước?
Ông Lê Việt Trường: – Có thể thấy nếu TQ tiếp tục bỏ qua các cảnh báo thì sẽ là nhân tố tiềm ẩn có thể đẩy đến xung đột trước hết về mặt ngoại giao và cũng không loại trừ khả năng có thể xảy ra xung đột trên biển.
Như thế thì chắc chắn TQ phải chịu trách nhiệm trước phán xét của cộng đồng quốc tế và trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc.
Bời vì trách nhiệm của các nước lớn rất quan trọng vì khi đã là thành viên của Tổ chức Hiến chương Liên hợp quốc thì phải tuân thủ kiến tạo và giữ gìn,bảo vệ hòa bình chứ không phải khi tham gia tổ chức này, ký kết và thừa nhận rồi lại đi ngược lại.
Theo_Báo Đất Việt
Nga phô trương sức mạnh quân sự tại Bắc Cực
Hàng chục ngàn lính Nga đã bất ngờ tham gia hàng loạt cuộc tập trận sau khi Tổng thống Putin ra lệnh tập trận quy mô lớn bất ngờ trên toàn quốc nhằm phô trương sức mạnh của lực lượng vũ trang Nga trước các thử thách và mối đe dọa ở phía Bắc quốc gia này, đặc biệt là vùng Bắc Cực.
Tập trận chiến thuật của quân khu Phương Nam - Nga tại vùng đồi núi Bắc Kavkaz từ ngày 16 đến 20/3. Ảnh: TASS
Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho Hạm đội phương Bắc, lực lượng lính dù và các đơn vị quân sự sẵn sàng vào vị trí chiến đấu trong cuộc diễn tập diễn ra vào lúc 8h sáng (giờ địa phương) ngày 16/3 tại Bắc Cực.
Khoảng 38.000 binh lính, 41 tàu chiến, 15 tàu ngầm, 110 chiến đấu cơ và máy bay lên thẳng đã được huy động tham gia vào cuộc tập trận, nhằm nâng cao sự hiện diện của quân đội Nga tại Bắc Cực cũng như kiểm tra độ tinh nhạy của các lực lượng vũ trang.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết: "Những thử thách và các mối đe dọa mới đòi hỏi các lực lượng quân đội cần tăng cường năng lực cũng như sự tập trung cao độ trong các chiến dịch quân sự mới". Một tháng trước, ông Shoigu đã cảnh báo Nga có thể xem xét kế hoạch bảo vệ lợi ích quốc gia tại vùng Bắc Cực với các phương tiện quân sự nếu cần thiết.
Trong các cuộc tập trận lần này ở Bắc Cực, Hải quân Nga sẽ luyện tập đánh chìm tàu chiến giả định của kẻ thù. Các buổi diễn tập sẽ kéo dài đến ngày 21/3. Bên cạnh đó, các cuộc tập trận khác cũng đã được triển khai trên khắp nước Nga. Căn cứ quân sự Nga tại Kyrgyzstan, Kant cũng tham gia vào cuộc tổng diễn tập quy mô lớn này. Các cuộc tập trận sẽ kiểm tra khả năng của binh sĩ xác định vị trí của kẻ thù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và vị trí địa lí hiểm trở.
Tổng thống Nga kêu gọi tập trận trên toàn lãnh thổ trong bối cảnh NATO gia tăng các hoạt động quân sự bên cạnh biên giới Nga. Ngày 16/3, Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" về những cuộc tập trận của NATO tại phía đông bắc châu Âu. Thứ trưởng Ngoại giao Aleksey Meshkov cảnh báo "hành động quân sự từ phía liên minh NATO chỉ có thể dẫn đến tình trạng khu vực bất ổn và làm căng thẳng leo thang".
Theo Báo Tin tức
LHQ quyết bóp nghẹt "yết hầu tài chính" của IS Nghị quyết này được xây dựng theo chương 7 của hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng nghĩa với việc nó có thể được thực hiện bằng các lệnh cấm vận hoặc vũ lực. Ngày 12/2, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết nhằm bóp nghẹt dòng tiền khổng lồ mà phiến quân Nhà nước Hồi...