TQ có đủ sức chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư?
Chuyên gia quân sự phương Tây nhận định Trung Quốc có thể đạt được tham vọng chiếm những lãnh thổ tranh chấp trên biển Hoa Đông bằng tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr.
Tờ Wen Wei Po (có trụ sở tại Hong Kong) tháng 7/2012 đã cho rằng Trung Quốc dự định sẽ chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang được kiểm soát bởi Nhật Bản. Với lý do này, các chuyên gia quân sự phương Tây đã bắt đầu tập trung vào những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng khả năng chiến đấu ven biển.
Ngoài hai chiếc tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đầu tiên mua từ công ty đóng tàu Feodosia của Ukraine với giá 315 triệu USD, Trung Quốc cũng được phép đóng hai tàu loại này ở trong nước. Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr có thể chở được 3 xe tăng, 10 xe bọc thép chở quân hoặc một lực lượng đổ bộ gồm 500 binh sĩ. Đây cũng là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới.
Nếu Trung Quốc nhận được những hệ thống vũ khí do Feodosia cung cấp, chuyên gia quân sự Wendell Minnick của tờ Defense News nhận định rằng tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr sẽ được trang bị hai khẩu AK-630 30mm và 2 thiết bị phóng đạn rocket 140mm. Mặc dù vậy, theo ông Minnick, quân đội Trung Quốc sẽ trang bị vũ khí nội địa cho tàu đổ bộ lớp Zubr.
Trong khi đó, chuyên gia vũ khí Richard Fisher cho rằng: “Tôi nghĩ tàu đổ bộ lớp Zubr phiên bản Trung Quốc sẽ sớm xuất hiện như khi người Trung Quốc sản xuất phiên bản thiết bị cảm biến thụ động của riêng họ dựa trên thiết bị Kolchuga của Ukraine cách đây 1 thập kỷ.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đầu tiên về tới Trung Quốc vào tháng 5/2012
Quân đội Trung Quốc có thể nhanh chóng thực hiện chiến dịch chiếm các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Tham vọng của Bắc Kinh không chỉ chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà còn cả quần đảo Sakashima, một phần trong chuỗi đảo Ryukyu. Tàu đổ bộ sẽ giảm đáng kể thời gian cảnh báo và tăng khả năng đe dọa trong việc ngăn cản Mỹ và các đồng minh trong khu vực.
“Không giống như tàu đổ bộ đệm khí lớp Type 722 lớp Yuyi trọng tải 150 tấn do Trung Quốc phát triển, 4 tàu này có thể được vận chuyển trên tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 lớp Yuzhao, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr quá lớn, không thể vận chuyển bằng tàu đổ bộ”, ông Minnick phân tích điểm yếu của tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr.
Chuyên gia quốc phòng của Học viện quốc phòng Australia, Carlyle Thayer cho rằng kích cỡ của tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr khiến nó không phù hợp với hoạt động đổ bộ chiếm đảo. “Tàu Zubr sẽ là một mục tiêu khổng lồ khi nó có chiều cao tương đương tòa nhà 4 tầng. Ngoài ra, nó còn tạo ra sóng gây khó khăn cho các tàu nhỏ hoạt động bên cạnh”, ông Thayer nhận định.
Chuyên gia Carlyle Thayer đồng ý rằng tàu độ bộ đệm khí này có thể chuyển hàng trăm lính thủy đánh bọ tới các vùng ben biển mà các tàu khác không thể tiếp cận. Nó có thể chuyển 500 quân và thiết bị tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong vòng 7 giờ.
Theo WCT
Căng thẳng leo thang vì đền Yasukuni
Báo giới Trung Quốc đòi trả đũa mạnh tay, trong khi biểu tình nổ ra ở Hàn Quốc, sau chuyến thăm ngôi đền gây tranh cãi của Thủ tướng Nhật.
Thủ tướng Abe (thứ 2 từ trái) thăm đền Yasukuni ngày 26.12 - Ảnh: Reuters
Ngày 27.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên tiếng chỉ trích việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni ở Tokyo là "hành vi không đáng tin cậy, ngăn chặn sự phát triển quan hệ quốc phòng song phương", theo Yonhap. Trước đó, vào hôm 26.12, ông Abe trở thành thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Nhật viếng ngôi đền gây tranh cãi này trong 7 năm qua.
Đây là nơi thờ những người Nhật hy sinh trong chiến tranh nhưng bao gồm cả các nhân vật đã bị xét xử vì phạm tội ác chiến tranh trong Thế chiến 2. Lâu nay, việc quan chức Tokyo thăm đền luôn là cái gai nhức nhối trong quan hệ giữa Nhật và các quốc gia từng bị nước này chiếm đóng như Trung Quốc, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên.
Kyodo News dẫn lời Thủ tướng Nhật tuyên bố ông không hề muốn làm tổn thương các nước láng giềng mà đến để cầu nguyện cho những người đã ngã xuống trong chiến tranh, với quyết tâm không để người dân phải trải qua nỗi đau một lần nữa. Hôm qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga khẳng định nước này sẽ nỗ lực giải thích cho cộng đồng thế giới hiểu rằng chuyến thăm của Thủ tướng Abe là nhằm thể hiện cam kết Nhật sẽ phát triển hòa bình và không bao giờ gây chiến.
Tuy nhiên, những lời giải thích nói trên không thể xoa dịu các láng giềng. Trong lúc chính phủ Hàn Quốc và Trung Quốc chỉ trích Nhật nặng nề thì nhiều cuộc biểu tình phản đối ông Abe đã nổ ra ở Seoul và Hồng Kông. Tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 27.12 kêu gọi Trung Quốc cần có "biện pháp đáp trả thích đáng nếu không sẽ bị xem là hổ giấy". Còn tờ China Daily nhấn mạnh Bắc Kinh phải xem xét lại quan hệ với Tokyo từ an ninh, ngoại giao đến kinh tế. Thậm chí, có ý kiến cho rằng cần cấm các quan chức cấp cao của Nhật đến Trung Quốc trong 5 năm.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật diễn ra trong bối cảnh tình hình Đông Bắc Á đang khá nóng bỏng do tranh chấp chủ quyền biển đảo cũng như sau quyết định của Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông vừa qua. Nhiều nước còn đang tỏ ra cảnh giác với chính sách tăng cường năng lực an ninh - quốc phòng mới của Nhật. Do đó, nhiều bên khác như Mỹ, Nga và EU đều bày tỏ lo ngại động thái của ông Abe làm gia tăng căng thẳng, theo Đài NHK.
Trong khi đó, chuyên gia Ed Griffith tại ĐH Leeds (Anh) nhận định với AFP: "Ông Abe luôn muốn thăm ngôi đền trên cương vị thủ tướng, nhưng trước đó không thể thực hiện được vì lo ngại sẽ làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, tranh chấp về Senkaku/Điếu Ngư đã đẩy quan hệ song phương gần như xuống mức thấp nhất kể từ năm 1945 nên ông ấy rõ ràng không còn xem đó là trở ngại". Giáo sư Tetsuro Kato, tại ĐH Hitotsubashi (Nhật), cũng cảnh báo rằng động thái mới của ông Abe có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ nhỏ giữa hai bên.
Theo TNO
Những mối lo ngại hàng đầu của thế giới năm 2014 Các quan chức Mỹ, học giả và nhiều chuyên gia khác đã xác định CHDCND Triều Tiên là một trong những mối lo ngại hàng đầu trong năm 2014, theo báo Hàn Quốc Chosun Ilbo ngày 23.12. Lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một cuộc tập trận của quân đội Triều Tiên - Ảnh: AFP Trung tâm Hành động Ngăn ngừa trực thuộc...