TQ có đòn gì “đấu” với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại?
Trung Quốc sẵn sàng “đấu” với Mỹ đến cùng trong cuộc chiến tranh thương mại, trong khi âm thầm tìm cách thu hút các đồng minh nước ngoài.
Trung Quốc sẵn sàng gạt Mỹ ra một bên để thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), chính phủ Trung Quốc quyết đấu với Mỹ để thể hiện lập trường ủng hộ thương mại tự do và bảo vệ toàn cầu hóa.
Nguồn tin đề nghị giấu tên với lý do không được phép tiết lộ chiến lược của Bắc Kinh, nói Trung Quốc kiên quyết phản đối chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump và cho rằng thể giới nên ủng hộ hệ thống thương mại đa phương.
Trung Quốc nhận thấy thời cơ để liên minh với các quốc gia khác cũng chịu ảnh hưởng bởi quyết định bảo hộ của ông Trump, bao gồm châu Âu, Canada và cả Nga.
“Mỹ đang phá hoại hệ thống thương mại tự do toàn cầu mà chính nước này đã tạo nên cách đây hàng thập kỷ trước”, nguồn tin nói. “Đây là cuộc Chiến tranh Lạnh mới đe dọa hòa bình và phát triển toàn cầu”.
Thời gian qua, Trung Quốc đã cố gắng né tránh đụng độ trực tiếp bằng cách cam kết sẽ mua thêm hàng hóa Mỹ, nhưng điều này không khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng tung đòn chiến tranh thương mại.
Một tuần sau quyết định áp thuế của ông Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc họp kéo dài 2 ngày với các các bộ cấp cao trong nội bộ Đảng Cộng sản, bàn về vai trò của Trung Quốc trong việc thay đổi thế giới và những bước đi tiếp theo.
Trung Quốc với thị trường nội địa khổng lồ, sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, ông Tập nói: “Thế giới đã chứng kiến sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong 100 năm qua”. Ông Tập khẳng định Trung Quốc vẫn phải là nước đi đầu trong thời đại mới, bất chấp cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.
Một trong những cách mà ông Tập nhắc đến là cải cách kinh tế, mở cửa hơn nữa với các nhà đầu tư nước ngoài. Quốc vụ viện Trung Quốc hồi tháng trước ban hành quy định cấm chính quyền địa phương hoặc công ty Trung Quốc bắt ép đối tác nước ngoài phải chuyển giao công nghệ. Đây là điều mà ông Trump và các quốc gia khác luôn lo ngại khi nhắc đến chuyện đầu tư vào Trung Quốc.
Như vậy, Trung Quốc một mặt sẵn sàng theo đuổi chiến tranh thương mại với Mỹ, mặt khác không ngừng đổi mới để thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cụ thể hóa điều này với các đối tác, từ nhóm các nền kinh tế lớn G20 đến các đối tác thương mại trong khu vực.
Nhưng liệu Bắc Kinh có thu hút được thêm đồng minh để đối trọng với Washington hay không thì vẫn là câu hỏi để ngỏ.
Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công khai chỉ trích lời hứa hẹn mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc chỉ là “trò đùa ngớ ngẩn”. Các nhà lãnh đạo châu Âu tại Brussels, Bỉ thì bác bỏ đề nghị thành lập liên minh đối trọng với Mỹ của Trung Quốc, theo Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ca ngợi quyết định đón nhà đầu tư Đức của Trung Quốc.
Nhưng nỗ lực của Trung Quốc không phải là không có kết quả. Trung Quốc đã đồng ý để tập đoàn hóa chất BASF của Đức xây nhà máy ở Quảng Đông với khoản đầu tư 10 tỷ USD và quyền sở hữu 100%.
Sau lễ ký thỏa thuận tại Berlin vào ngày 9.7, Thủ tướng Đức Angela Merkel lên tiếng ca ngợi động thái mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
“Đây là bằng chứng cho thấy Trung Quốc không chỉ nói, mà còn thể hiện bằng hành động”, bà Merkel nói trong cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Ding Yifan, nhà nghiên cứu tại Đại học Tsinghua nhận định, Trung Quốc có một thị trường nội địa khổng lồ với 1,3 tỷ dân và hệ thống sản xuất hoàn chỉnh. Điều này giúp Bắc Kinh sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến tranh thương mại lâu dài với Mỹ.
“Trung Quốc đến cuối cùng sẽ thắng”, ông Ding nói. “Ông Trump có thể đã đánh giá thấp sự kết nối của nền kinh tế toàn cầu”.
Cựu thứ trưởng thương mại Trung Quốc, Wei Jianguo cũng bày tỏ sự đồng tình. “Mỹ đã thua khi nổ phát súng đầu tiên. Trung Quốc có chịu đứng lớn để chiến thắng trong thời gian dài”.
Theo Danviet
Mỹ-Trung chiến tranh thương mại, Thế chiến 3 sắp nổ ra?
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang tạo ra ảnh hưởng trên khắp thế giới, và Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa có ý định dừng lại, khiến các chuyên gia nghĩ đến kịch bản xấu nhất về Thế chiến 3.
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chấm dứt tình trạng bất bình đẳng thương mại Mỹ-Trung.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), ngay từ bây giờ, giới phân tích đã đánh giá cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ kết thúc như thế nào, và những hệ quả sâu rộng mà nó gây ra.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự bất bình về cạnh tranh thương mại không công bằng với Trung Quốc. Ông Trump đã ra lệnh áp thuế thêm 25% với nhiều mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Điều này giúp các công ty Mỹ làm ăn ở quê nhà "dễ thở hơn".
Một số người lên tiếng ủng hộ việc ông Trump bảo hộ nền sản xuất nội địa, số khác cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ mở ra một kỷ nguyên hạn chế và kiềm chế trong thương mại tự do.
Nghiêm trọng hơn, các quốc gia có thể chặn đường giao thương trên biển hoặc đóng cửa biên giới toàn diện. Cuối cùng, có những lo ngại về khả năng chiến tranh nổ ra, bởi chiến tranh là phương pháp cuối cùng để thiết lập lại trật tự thế giới.
Theo quan điểm của ông Trump, Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ vượt mức nhập khẩu theo chiều ngược lại lên tới 400 tỷ USD. Đây là sự mất cân bằng nghiêm trọng mà ông Trump cảm thấy mình cần phải hành động.
Giới phân tích đã lo ngại đến khả năng Thế chiến 3 nổ ra.
Trên thực tế, các công ty nhiều năm qua đã phàn nàn rằng Trung Quốc giảm giá trị đồng Nhân dân tệ để dễ bề xuất khẩu. Ngược lại, Trung Quốc đặt hàng rào thuế quan khắt khe, khiến hàng hóa Mỹ khó xuất sang nước này.
Đó là lý do ông Trump áp thuế thêm 25% với số hàng hóa trị giá 34 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp thuế đối với hai lĩnh vực xuất khẩu chính của Mỹ, bao gồm đậu nành và xe hơi.
Trên thực tế, việc áp hàng rào thuế quan với 34 tỷ USD hàng hóa xuất sang Mỹ không phải là con số lớn, so với 400 tỷ USD chênh lệch. Đó là lý do ông Trump muốn áp thêm thuế vào nhiều mặt hàng khác của Trung Quốc.
Có thể nói, chiến tranh thương mại toàn cầu đang là điểm nóng căng thẳng Mỹ-Trung, thậm chí có thể là khởi nguồn chiến tranh. Bởi Mỹ-Trung từ lâu đã mâu thuẫn trong vấn đề Triều Tiên, căng thẳng ở Biển Đông, Ấn Độ Dương và cả vùng biển Ả Rập.
Có những lo ngại rằng, cuộc chiến thương mại toàn cầu, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể biến thành xung đột quân sự, với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người bị ảnh hưởng.
Các nhà hoạch định chính sách hai nước cần phải để tâm đến mối đe dọa này và biết cách để Thế chiến 3 không sớm nổ ra, theo SCMP.
Theo Danviet
Chuyên gia: Trung Quốc rước họa nếu gây chiến với Ấn Độ Cách tiếp cận cứng rắn của Trung Quốc trong vấn đề biên giới có thể biến Ấn Độ thành kẻ thù, gây tác động tiêu cực đến chính sách thúc đẩy kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình. Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tập trận chung khi hai nước còn chưa căng thẳng. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi...