TQ: Chung cư chưa xong, đừng hòng có vợ
Giấc mơ lập gia đình của nhiều thanh niên TQ phải hoãn lại vì công ty xây dựng hết tiền.
Lưu Dương trong căn nhà mãi chưa hoàn thành.
Tầng 15 căn hộ chung cư ở Vận Thành nhìn ra một hồ nước nổi tiếng ở thành phố Sơn Tây, Trung Quốc. Cặp vợ chồng già phải chi 80.000 tệ (khoảng 263 triệu đồng) cho một căn hộ hai phòng ngủ chưa hoàn thành ở Sơn Tây để làm hồi môn cho con trai.
Câu chuyện trên không hề cá biệt ở Trung Quốc khi bố mẹ tiết kiệm cho con cái mua một căn nhà ở đô thị để có triển vọng nghề nghiệp tốt hơn. Chưa kể, cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại tiện lợi hơn ở quê. Dự án bất động sản này được gọi tên là “chung cư xa xỉ bậc nhất” và tạo ra môi trường sống tốt lành cho cặp đôi trẻ.
Nỗ lực thay đổi tương lai của những bậc phụ huynh sống ở vùng nông thôn gặp phải trở ngại không lường trước: nhà phát triển địa ốc của dự án mang tên “Vườn thượng uyển” đột ngột hết tiền khiến dự án hoãn vô thời hạn.
Không chỉ anh mà hàng ngàn hộ gia đình khác đang phải chờ đợi trong vô vọng để có nhà ở.
Sự cố này phá tan giấc mơ của cậu con trai 24 tuổi và khiến đám cưới của anh ở Vận Thành phải hoãn lại. Tại nhiều vùng ở Trung Quốc, một căn nhà là thứ đảm bảo cho cuộc hôn nhân diễn ra suôn sẻ.
“Tôi gọi cho đường dây nóng của thị trưởng thành phố và tới cơ quan địa phương nhưng không ai giúp được”, Lưu Dương nói.
Lưu Dương bỏ học năm cấp 2 và tìm được công việc ở một khách sạn tại Bắc Kinh. Sau khi thoát khỏi một hệ thống bán hàng đa cấp ở Thanh Đảo, Lưu Dương trở về quê nhà Vận Thành cách đây 3 năm.
“Nếu tôi không về nhà thì chẳng ai cưới tôi cả”, Lưu Dương nói. “Nếu anh hỏi tôi cảm thấy thế nào thì tôi chỉ có thể nói rằng tôi hết sức thất vọng”. Giờ đây Dương đang sống cùng hôn thê trong một căn hộ thuê ở thị trấn. Bố mẹ cô gái khẳng định chỉ khi nào Lưu Dương có nhà thì mới được cưới con gái họ.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện có 3,4 tỉ căn hộ trong khi tổng dân số chỉ là 1,4 tỉ người.
Bố mẹ Lưu Dương trước đây cũng mua một căn nhà cho anh cả vì lí do tương tự: cưới vợ.
Giám đốc dự án phát triển địa ốc Hồ Hải Cảng nói rằng buộc phải dừng công trình vì hết nhẵn tiền do “sập tỉ giá cho vay” từ một ngân hàng với lãi suất cắt cổ. “Tôi đã dồn hết tiền vào dự án này. Chúng có địa thế tốt. Tôi hiểu lo lắng của khách hàng. Tôi còn lo hơn cả họ”, Hồ nói.
“Trường hợp của Hồ là điển hình ở các thành phố cấp 3 và 4 tại Trung Quốc hiện nay”, Nghiêm Tuyết Cân, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển E-House Trung Quốc, nói.
Các thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải và ven biển chứng kiến giá nhà đất tăng lên mỗi ngày thì ở Vận Thành, thị trường nhà ở bị chững lại. Thủ phủ của tỉnh Sơn Tây là Thái Nguyên cũng chỉ tăng 2,1% với giá nhà ở.
Những dự án bất động sản ở đô thị cấp 3 và 4 đang là vấn đề đau đầu với chính quyền Bắc Kinh. Mục tiêu lớn nhất trong năm nay là giảm bớt số lượng nhà ở được xây dựng. Chính quyền nhiều nơi đang khuyến khích người dân mua nhà ở vùng đô thị cấp 3 như trường hợp của Lưu Dương.
Giúp người dân ổn định, đặc biệt là các hộ gia đình trẻ tuổi là một kế hoạch quan trọng được Thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết thực hiện. Nền kinh tế Trung Quốc đang dần chuyển hướng từ việc sản xuất tràn lan, ồ ạt rất lãng phí sang nền kinh tế tiêu dùng, sáng tạo.
Thay vì hút quá nhiều dân tới các siêu đô thị, Bắc Kinh đang cố tạo ra một tầng lớp trung lưu ở các thành phố như Vận Thành với hy vọng tăng tỉ lệ đô thị hóa lên 60% trong năm 2020. Dù vậy, với những người ở quê lên Bắc Kinh, việc định cư là không dễ dàng chút nào.
Sắt thép chờ han rỉ xếp thành đống ở công trường.
Hai năm sau ngày tốt nghiệp, Nha Thiết phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày và 6 ngày một tuần để trang trải vừa đủ chi phí ở Bắc Kinh. “Tôi không tiết kiệm được tiền và lao động thì quá vất vả”, Nha Thiết nói. “Tôi muốn về nhà để sống cùng bố mẹ từ lâu rồi. Cuộc sống ở quê chắc chắn dễ thở hơn trên thành phố”.
Dù vậy, áp lực lớn nhất với Nha Thiết là công việc ở quê nhà Vận Thành liệu có được như thành phố lớn?
Bắc Kinh từng mô tả quá trình đô thị hóa là “ba nhiệm vụ 100 triệu dân”, trong đó đô thị hóa 100 triệu dân nông thôn, chuyển 100 triệu người vào những ngôi nhà khang trang và tạo ra việc làm cho 100 triệu người.
Cánh cổng khóa trái vào khu xây dựng ở Vận Thành.
Tuy nhiên, động lực đô thị hóa ở Trung Quốc đang cạn dần. Trung Quốc đã xây dựng số nhà đủ đáp ứng cho 3,4 tỉ người trong khi dân số nước này mới ở mức 1,4 tỉ. Tại các thành phố, thị trấn nhỏ, nhà ở quá nhiều trong khi việc tiêu thụ hết sức chậm chạp.
Hội đồng Chính phủ kêu gọi chính quyền địa phương trong tháng 10 cấp quyền công dân đô thị vĩnh viễn với những người mua nhà ở thị trấn hoặc có công việc ổn định. Bức tranh đô thị hóa ở Trung Quốc chỉ được định hình bởi lựa chọn và trải nghiệm của những người như Nha Thiết, Lưu Dương chứ không phải chính phủ.
Theo Quang Minh – SCMP (Dân Việt)
Quan tham TQ bị buộc chường mặt trên truyền hình nhận tội
Hàng loạt cán bộ cấp cao Trung Quốc đã phải xuất hiện trong một chương trình dài 8 phần trên truyền hình trung ương và thừa nhận tội lỗi tham nhũng của mình trước người dân.
Quách Bá Hùng là thượng tướng về hưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng là Phó Chủ tịch Quân ủy Ủy ban Quân sự Trung ương.
Một loạt cán bộ cấp cao Trung Quốc bị phát giác trong chiến dịch truy quét tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã buộc phải xuất hiện trên truyền hình. Tuy nhiên lần này, họ xuất hiện với tâm thế và vai trò hoàn toàn khác: thừa nhận tội tham nhũng công khai trước người dân.
Các nhà phân tích nhận định việc công khai chỉ trích cán bộ cấp cao sa lưới trên truyền hình thể hiện quyết tâm của ông Tập trong chiến dịch trấn áp tham nhũng. Động thái trên cũng cảnh báo những kẻ có tham vọng dùng quyền lực để tham ô.
Lời thú nhận sẽ xuất hiện trong 8 phần của một serie phát trên truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV và dưới sự kiểm tra, giám sát của Vương Kì Sơn. Ông Vương là một chính khách cao cấp, hiện đang là nhân vật đứng thứ 6 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông là một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tập đầu tiên đã được phát trên sóng truyền hình ngày 18.10. Serie mang tên "Trên đường" sẽ được phát liên tục cho tới thứ Hai tuần sau (25.10) khi phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương bắt đầu. Đây là lần họp cuối cùng, quan trọng nhất trước khi thế hệ lãnh đạo mới ra mắt vào năm sau.
"Loạt phim này là sự chuẩn bị quan trọng cho phiên họp toàn thể của ông Tập Cận Bình cuối tháng này", Zhu Lijie, giáo sư Học viện Chính phủ Trung Quốc, nói. "Nội dung chiếu trên TV phù hợp với chủ đề của phiên họp toàn thể: quản lý đảng bằng thái độ nghiêm cẩn".
Một số đoạn phim phỏng vấn với những quan chức cấp cao đang ngồi tù chỉ có thể được thực hiện bởi các nhà báo trung ương.
Lí Xuân Thành, cựu phó bí thư tỉnh Tứ Xuyên thụ án 13 năm tù và là tay chân thân tín của nguyên Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang khóc lóc trong một đoạn phim.
Tập đầu tiên mang tên "Cảm xúc của người dân" xuất hiện hình ảnh của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, hai cựu phó chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương. Cả hai đang bị điều tra làm rõ cáo buộc tham nhũng. Quách bị giam từ tháng 7 và Từ Tài Hậu mất trong tù năm ngoái vì bệnh ung thư.
Trong tập phim hôm qua, Bạch Ân Bồi, cựu bí thư tỉnh Vân Nam, người đang thụ án chung thân trong tù cũng xuất hiện. Đoạn phim khẳng định nhà Bạch có rất nhiều vòng trang sức và có lần vợ của ông ta từng yêu cầu một vòng tay trị giá 15 triệu nhân dân tệ (khoảng 50 tỉ đồng) làm quà hối lộ.
Lí Xuân Thành, cựu phó bí thư tỉnh Tứ Xuyên thụ án 13 năm tù và là tay chân thân tín của nguyên Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang khóc lóc trong một đoạn phim. Lí nói rất hối hận vì lòng tham của mình và "cuộc đời mỗi người như một thước phim và tôi không muốn sống lại thước phim quá khứ một lần nào nữa".
Chu Bổn Thuận, cựu bí thư tỉnh Hà Bắc và là một cận thần khác của Chu Vĩnh Khang cũng xuất hiện trong phim. Người này khi còn tại vị ở trong căn biệt thự rộng 800m2 và thuê rất nhiều vú em chăm sóc cho bầy chó nuôi. Khi một con rùa trong nhà chết, Chu Bổn Thuận đã yêu cầu viết một đoạn kinh Phật và chôn cùng con rùa.
Đoạn phim còn xuất hiện Bạc Hy Lai, cựu bí thư tỉnh Trùng Khánh và Chu Vĩnh Khang, nguyên Bộ trưởng Công an. Hình ảnh về hai người này có từ cách đây khá lâu.
Trương Minh, giáo sư chính trị đại học Nhân dân Bắc Kinh nói rằng việc "đấu tố trên truyền hình" từng xuất hiện trước đây ở Trung Quốc: "Nó gửi một lời cảnh báo mạnh mẽ tới những người còn đương chức".
Theo Quang Minh - SCMP (Dân Việt)
Du khách TQ bị tố bẻ san hô chụp ảnh ở bãi biển Malaysia Nhóm du khách mặc bikini và đồ bơi cười rất tươi, nhổ san hô lên để chụp ảnh. Những du khách được cho là người Trung Quốc bẻ san hô để chụp ảnh Sau hàng loạt sự cố đáng xấu hổ trong những năm gần đây, du khách Trung Quốc đã được "gắn mác" kém ý thức, thường xuyên phá hoại tại những...