TQ: Chung cư cao tầng không dành cho người, “vũ khí” bí mật chống đại dịch tương lai?
Sau khi dịch tả lợn châu Phi, cúm lợn H1N1 giết chết gần một nửa đàn lợn của Trung Quốc, việc chăn nuôi lợn giờ đây được ưu tiên đưa lên các đỉnh núi cao.
Trang trại lợn trên núi của công ty Yangxiang, Trung Quốc (ảnh: The Guardian)
Những tòa nhà lớn, xây theo kiểu chung cư nhiều tầng nhưng không dành cho người mà dành cho lợn đã xuất hiện trên núi Yaji, thành phố Quý Cảng, Trung Quốc từ bao giờ mà rất ít người hay biết.
Bên trong các toà nhà màu xám rộng lớn, cao 12 tầng, nằm trên đỉnh núi Yaji là trang trại lợn được xây dựng theo mô hình an toàn sinh học mới nhất của Trung Quốc. Đây cũng là các trang trại lợn cao nhất thế giới.
“Mỗi tầng chúng tôi có thể chăn khoảng 1.200 con lợn. Trong tương lai, con số này có thể là 1.300 con”, Yuanfei Gao – phó Chủ tịch công ty Yangxiang, chủ sở hữu các trang trại lợn – cho biết.
Yangxiang là một trong những công ty lớn nhất cung cấp sản phẩm cho thị trường thịt lợn đang “sốt giá” từng ngày ở Trung Quốc.
Hơn 10 trang trại của Yangxiang cung cấp cho thị trường Trung Quốc khoảng 2 triệu con lợn/năm.
Khoảng 2 năm gần đây, nông dân Trung Quốc phải hứng chịu hàng loạt dịch bệnh, từ Covid-19 đến cúm lợn H1N1, tả lợn châu Phi… khiến hơn 200 triệu con lợn ở nước này bị chết mỗi năm.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể được giải quyết bằng các trang trại lợn xây trên núi cao.
Video đang HOT
Trước đây, người Trung Quốc chủ yếu xây dựng các trang trại nhỏ để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong bối cảnh nhu cầu thịt tăng mạnh và dịch bệnh khiến lợn chết nhiều, cách chăn nuôi quy mô nhỏ rõ ràng không đủ đáp ứng yêu cầu thị trường, tiềm ẩn rủi ro cao.
Lợn được nuôi trên núi cao, trong các tòa nhà cao tầng hiện đại, xây theo kiểu chung cư (ảnh: The Guardian)
Ví dụ, khi dịch cúm gà H5N1 xuất hiện, nhiều trang trại nhỏ ở Trung Quốc không quây lưới để ngăn chim hoang dã lây virus cho các đàn gà. Các hộ gia đình nuôi từ 30 – 50 con gà, 1 – 2 con lợn, thường không chú ý đến tiêm phòng và sức khỏe vật nuôi.
Chính quyền và nhiều nhà chăn nuôi Trung Quốc đang thử áp dụng cách thức mới để ngăn dịch bệnh lây lan trên đàn vật nuôi – xây dựng trang trại quy mô lớn, khép kín và tách xa khu dân cư, tốt nhất là đưa lên núi.
Trong vài năm qua, số lượng các nông trại quy mô lớn ở Trung Quốc đã tăng lên đáng kể do đảm bảo vệ sinh và kiểm soát ô nhiễm tốt.
Những hệ thống chăn nuôi cao tầng, hiện đại này được cho là “vũ khí” của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại các đại dịch trong tương lai, theo The Guardian.
“Trong dịch bệnh, đa số công ty đều bị lỗ khi mất khoảng 1/2 số đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, nhờ biện pháp xây trang trại kiểu mới, chúng tôi giữ được mức lỗ ở dưới 10%”, ông Yuanfei Gao nói.
Khu chăn nuôi Yaji còn xây các tòa nhà để cho người lao động và nhân viên sinh sống, có cả sân tennis.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga
Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine.
Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya được ít người biết đến, các bước quan trọng cần thiết để phê duyệt vaccine vẫn chưa được hoàn thành khi họ mới thử nghiệm vaccine trên người được hai tháng. Trong khi đó, lãnh đạo viện khẳng định thành công của họ không phải tự nhiên mà có, mà xuất phát từ những nỗ lực hai thập kỷ qua.
Nhà khoa học làm việc trong Viện Gamaleya ở Moskva ngày 6/8. Ảnh: Reuters.
"Tốc độ không có gì đáng ngạc nhiên nếu các bạn hiểu những yếu tố đằng sau nó", Alexander Gintsburg, giám đốc Viện Gamaleya nói và cho biết họ đã nghiên cứu các loại vaccine chống virus như Covid-19 từ những năm 1980.
"Trong bối cảnh không có mối đe dọa y tế toàn cầu trong những thập kỷ gần đây, nghiên cứu vaccine đã không được thế giới chú trọng nhiều. Trong khi đó, các phòng thí nghiệm Nga vẫn tiếp tục nỗ lực nghiên cứu. "Chúng tôi tự hào về di sản khoa học Nga, giúp cho chúng tôi phát triển vaccine Covid-19 rất nhanh chóng".
Cho đến tuần trước, ít người bên ngoài nước Nga biết đến Viện Gamaleya, được đặt theo tên nhà khoa học Nikolay Gamaleya, từng nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của nhà sinh vật học Pháp Louis Pasteur ở Paris và là người có công trong việc triển khai tiêm chủng chống bệnh đậu mùa cho binh sĩ Hồng quân.
Viện được thành lập năm 1891, có trụ sở tại Moskva và do Bộ Y tế Nga quản lý, tự giới thiệu mình là "sở hữu một trong những 'thư viện virus' độc đáo nhất thế giới và có cơ sở sản xuất vaccine riêng". Họ cho biết đã phát triển vaccine chống cúm và Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS). Cả hai loại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Cũng rất ít người nghĩ rằng viện Nga sẽ vượt mặt các đối thủ Anh và Mỹ, được hậu thuẫn bởi những tập đoàn dược khổng lồ để bắt đầu triển khai tiêm chủng. Theo lệnh của Tổng thống Putin, các nhân viên y tế tuyến đầu sẽ bắt đầu tiêm Sputnik V trong vài tuần tới.
Thực tế, Viện Gamaleya chưa chắc đã nhanh hơn các nhà phát triển vaccine khác. Hồi tháng 5/2020, trung tâm thông báo rằng họ đã phát triển một loại vaccine Covid-19 tiềm năng. Thử nghiệm Giai đoạn một được hoàn thành vào ngày 18/6 và Giai đoạn hai hoàn thành vào tháng 7. Putin đã giúp Sputnik V cán đích sớm hơn các vaccine khác bằng cách phê duyệt nó trước khi hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn ba để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả lâu dài, có thể cần đến hàng nghìn tình nguyện viên và mất vài năm. Quá trình đó mới chỉ bắt đầu ở Nga vào tuần trước.
Trong khi đó, Gintsburg bác bỏ những nghi ngờ về rủi ro. Ông và một nhóm nhỏ các đồng nghiệp tại viện đã tự tiêm vaccine này vào tháng ba. Ông khẳng định vaccine an toàn và có hiệu quả.
Để bảo vệ quyết định triển khai tiêm chủng loại vaccine vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chính phủ Nga và những người ủng hộ chỉ ra rằng Gintsburg và các đồng nghiệp đã phát triển vaccine Ebola thành công vào năm 2015. Sputnik V cũng được phát triển dựa trên công nghệ tương tự.
"Đối với chúng tôi, việc cấp phép vaccine không phải là điều bất ngờ, nó không phải tự nhiên xuất hiện", Nikolay Bespalov, người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh của RNC Pharma, công ty tư vấn công nghiệp Nga, nói.
"Việc các nhà khoa học Nga có thể phát triển và ngành công nghiệp dược phẩm Nga có thể sản xuất các loại thuốc đòi hỏi nghiên cứu khoa học chuyên sâu từ lâu đã không còn là bí mật", Bespalov nói. "Ở Nga, chúng tôi có nền tảng giáo dục khoa học nghiêm túc, được nhiều nhà khoa học và tổ chức thúc đẩy. Chúng tôi cũng có những kinh nghiệm lịch sử quan trọng".
Liên Xô từng có tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học cao, nhưng sự sụt giảm lớn về kinh phí và nguồn nhân tài sau khi Liên Xô tan rã đã khiến Nga giữ vị thế khiêm tốn trong ngành dược phẩm toàn cầu.
Năm ngoái, nhập khẩu chiếm khoảng 60% thị trường thuốc của Nga. Binnopharm, công ty Nga ký hợp đồng sản xuất vaccine với Viện Gamaleya, chỉ có khả năng sản xuất 1,5 triệu liều một năm. Trong khi đó, chính phủ Anh cuối tuần trước đạt thỏa thuận với hai nhà sản xuất dược phẩm Mỹ, đặt hàng lên tới ít nhất 340 triệu liều vaccine.
"Nga không có bất kỳ công ty dược phẩm hàng đầu nào. Hầu hết nghiên cứu về dược phẩm diễn ra trong các cơ quan nhà nước và ít thông tin được tiết lộ hơn các nhà nghiên cứu phương Tây hoặc Trung Quốc", Rasmus Bech Hansen, giám đốc điều hành của Airfinity, công ty phân tích khoa học có trụ sở tại London, cho biết.
Trong khi tại Anh và Mỹ, chính phủ chủ yếu chỉ tài trợ tài chính và thúc đẩy đặt hàng, việc phát triển vaccine ở Nga hoàn toàn do nhà nước quản lý. Viện Gamaleya do chính phủ kiểm soát, vaccine do Quỹ Đầu tư Quốc gia cấp ngân sách và một nhân viên của Bộ Quốc phòng Nga được nêu tên là một trong những người điều chế ra vaccine. Các quan chức cấp cao của chính phủ đã tiêm vaccine trước khi nó được cấp phép.
Danny Altmann, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia London, cho biết Nga có các nhà khoa học y sinh giỏi, nhưng "với tinh thần chủ nghĩa dân tộc, sự thiếu minh bạch và thậm chí cả cái tên vaccine đều gợi nhớ về thời Liên Xô". "Điều chúng tôi không muốn bây giờ là một cuộc chạy đua vaccine theo kiểu Chiến tranh Lạnh", ông nói. Vaccine Sputnik V được đặt theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 mà Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Moskva đã không tiếp cận WHO về việc đánh giá vaccine - bước cần thiết cho việc sử dụng quốc tế, cho đến ngày 13/8, hai ngày sau tuyên bố của Putin. Sau khi đại sứ Nga tại Geneva gửi thư cho Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO trả lời rằng họ mong nhận được thêm dữ liệu.
Viện Gamaleya cho biết họ có kế hoạch gửi kết quả thử nghiệm lâm sàng "cho một tạp chí hàng đầu trong hai tuần", nhưng thường ở Nga, dữ liệu như vậy được các chuyên gia phê duyệt riêng trước khi công bố công khai.
"Khoa học Nga đã có tên trên bản đồ thế giới trong nhiều thế kỷ. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là phải bảo vệ người dân của mình trước đại dịch và có thể cung cấp công nghệ này cho thế giới", Gintsburg nói.
Ca tử vong do nCoV ở Ấn Độ vượt 50.000 Ấn Độ ghi nhận thêm 941 ca tử vong do nCoV, nâng tổng số người chết lên gần 51.000 trong tổng số hơn 2,6 triệu ca nhiễm. Bộ Y tế Ấn Độ hôm nay báo cáo 57.981 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới lên gần 2,65 triệu ca. Số người chết vì...