TQ chưa thu hồi bằng vũ lực, Đài Loan có thể đã “tự thua” vì nguyên nhân này
Ngay trong lòng Đài Loan đang xuất hiện nguy cơ còn đáng lo ngại hơn cả việc quân đội Trung Quốc mở cuộc tấn công, thu hồi hòn đảo bằng vũ lực, theo SCMP.
Năm nay, Đài Loan sẽ lần đầu tiên chứng kiến dân số giảm (ảnh: SCMP)
Nửa đầu năm 2020, Đài Loan ghi nhận 88.555 ca tử vong và 79.760 ca sinh. Năm nay, Đài Loan sẽ lần đầu tiên chứng kiến dân số giảm.
Cũng giống như ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Đài Loan đang rất cần lao động có tay nghề cao để bổ sung nguồn nhân lực ngày càng bị thu hẹp. Dự báo đến năm 2031, Đài Loan sẽ chứng kiến mức tăng trưởng dân số âm.
“Xu hướng dân số giảm ở Đài Loan gần như không thể đảo ngược. Nhiều khu vực đang bị thiếu lao động”, Hội đồng Phát triển Đài Loan thông báo.
Năm nay, tổng số ca sinh của Đài Loan dự kiến chỉ còn 166.351 trẻ – mức thấp nhất kể từ năm 1980. Dự báo số ca sinh ở Đài Loan sẽ tiếp tục giảm. Đây là điều chính quyền hòn đảo vô cùng lo ngại.
Video đang HOT
Đối phó với nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng lao động, từ năm 2018, Đài Loan đã bắt đầu chương trình nhập cư “thị thực vàng”. Chương trình này cung cấp hàng loạt các ưu đãi để chào đón các chuyên gia đẳng cấp thế giới trong mọi lĩnh vực đến với Đài Loan.
Một số nguồn tin cho biết, số lượng đơn xin cấp thị thực vào Đài Loan đã tăng mạnh trong dịch Covid-19.
Đài Loan vừa thông qua quy định hỗ trợ các khóa đào tạo việc làm miễn phí cho những người trên 45 tuổi. Quy định này nhằm tận dụng triệt để khả năng lao động của những người chưa muốn nghỉ hưu sớm.
Khoảng 80% lao động Đài Loan trên 45 tuổi cho biết, họ từng bị phân biệt đối xử ở nơi làm việc do vấn đề tuổi tác. Đa số những lao động này cũng nói rằng họ bị coi thường khi nộp đơn xin việc.
“Trong bối cảnh thiếu hụt lao động hiện nay, Đài Loan cần tăng cường ứng dụng tự động hóa vào sản xuất nếu không muốn bị Trung Quốc ngày càng bỏ xa”, Tony Phoo – chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered – nhận xét.
Để phòng thủ hòn đảo, Đài Loan cần thêm nhiều nhân lực (ảnh: Taiwan News)
Để thúc đẩy tỷ lệ sinh, chính quyền Đài Loan năm tới sẽ tăng gấp đôi trợ cấp chăm sóc trẻ em cho các gia đình nuôi con dưới 4 tuổi, Hội đồng Phát triển Đài Loan cho biết.
Đài Loan cũng xây dựng thêm nhiều trường mẫu giáo công lập để các đôi vợ chồng trẻ bớt đi nỗi lo chi phí đưa con vào trường tư thục.
Trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng, Đài Loan cần nguồn nhân lực hơn bao giờ hết. Phòng thủ và phát triển kinh tế Đài Loan là hai lĩnh vực đặc biệt cần đầu tư sức người.
Đài Loan cần nhanh chóng có giải pháp nếu không muốn bị đại lục áp đảo về kinh tế. Xét về khía cạnh quân sự, quân đội Trung Quốc được đánh giá là có ưu thế hơn Đài Loan về mặt quy mô. Đà giảm dân số tiếp diễn đồng nghĩa với việc Đài Loan ngày càng bất lợi trước Bắc Kinh, theo SCMP.
Quân số Đài Loan hiện có khoảng hơn 200.000, trong khi quân số Trung Quốc là hơn 2 triệu.
Công ty tư vấn Capital Economics cho biết, phải nỗ lực ít nhất hai thập kỷ nữa, Đài Loan mới có thể khôi phục tăng trưởng dân số.
Đài Loan yêu cầu phi công không khai hỏa trước
Lực lượng phòng vệ Đài Loan cấm phi công khai hỏa trước trong những vụ chạm mặt máy bay áp sát hòn đảo để tránh leo thang căng thẳng.
"Chỉ các phi công dày dạn kinh nghiệm mới được làm nhiệm vụ chặn, xua đuổi máy bay quân sự áp sát hòn đảo để tránh trường hợp vô tình khai hỏa. Họ được yêu cầu không nổ súng trước, trừ khi có lệnh trực tiếp từ bộ chỉ huy để tránh khơi mào xung đột. Những người vi phạm sẽ phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc", nguồn tin giấu tên trong lực lượng vũ trang Đài Loan hôm qua tiết lộ.
Phát ngôn viên cơ quan phòng vệ Đài Loan từ chối bình luận về thông tin này.
Tiêm kích F-16 cất cánh tuần tra với tên lửa diệt hạm Harpoon hôm 6/8. Ảnh: Liberty News.
Các nhà quan sát cho biết Đài Bắc từng cam kết không nổ súng trước trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-1996. Tuy nhiên, mệnh lệnh mới dường như là thông điệp cho thấy chính quyền Thái Anh Văn sẽ không gây hấn với Bắc Kinh trước khi bầu cử tổng thống Mỹ bắt đầu vào tháng 11.
"Phi công Đài Loan tuân thủ những quy định rất chặt chẽ khi tương tác với lực lượng nước ngoài. 'Không nổ súng trước' gần như là nguyên tắc bất di bất dịch. Lực lượng vũ trang có thể muốn tái khẳng định điều này và nhắc nhở phi công tuyến đầu", cựu lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan Yang Nien-dzu nói.
Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế tại đại học Tamkang ở Đài Bắc, cho rằng mệnh lệnh mới có thể là "thông điệp chính trị thân thiện" gửi đến cả Washington và Bắc Kinh. "Nó dường như là động thái thể hiện chính quyền Đài Loan biết kiềm chế và sẽ không thực hiện những bước đi gây hấn có nguy cơ làm bùng phát xung đột ở eo biển Đài Loan", ông nói.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Căng thẳng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan leo thang sau khi lãnh đạo Thái Anh Văn nhậm chức năm 2016 và từ chối công nhận chính sách "một Trung Quốc".
Quân đội Trung Quốc gần đây nhiều lần tổ chức diễn tập quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất, buộc Đài Bắc triển khai lực lượng theo dõi và xua đuổi.
Đài Loan hoàn tất mua tiêm kích F-16 Đài Loan được cho là đã hoàn tất mua tiêm kích F-16 từ hãng Lockheed Martin trong một thỏa thuận kéo dài 10 năm trị giá hàng chục tỷ USD. Lầu Năm Góc ngày 14/8 công bố hợp đồng chế tạo tiêm kích F-16 trị giá 62 tỷ USD được trao cho hãng Lockheed Martin, song không công bố cụ thể danh tính...