TQ chế tàu đệm từ trường 600km/h nhanh nhất thế giới
Dự kiến, quãng đường hơn 1.000 km nối Thượng Hải và Bắc Kinh sẽ chỉ mất 2 tiếng đồng hồ.
Trung Quốc mong muốn là quốc gia đầu tiên thương mại hóa tàu hỏa đệm từ trường.
Tập đoàn CRRC chuyên sản xuất tàu hỏa lớn nhất ở Trung Quốc tuyên bố đã bắt tay vào kế hoạch sản xuất tàu hỏa đệm từ trường nhanh nhất thế giới. Tốc độ tối đa của loại tàu này có thể đạt 600km/giờ.
Tân Hoa Xã cho biết tập đoàn CRRRC đã xây dựng đường ray 5km để thử nghiệm kĩ thuật mới trước khi xây dựng một tuyến đường sắt hoàn chỉnh.
Tàu đệm từ trường thay vì chạy nhiên liệu diesel sẽ chạy trên các thanh nam châm và dòng điện từ. Thực tế, tàu như “bay” trên đường ray do lực điện từ mà nam châm tạo ra. Tập đoàn CRRC cho biết công ty sẽ nâng cấp công nghệ đầu kéo và khả năng “bay” trên đường ray trước khi phát triển hệ thống tàu hỏa sử dụng kĩ thuật này.
Thực tế các thử nghiệm trước đây cho thấy tàu đệm từ trường hoàn toàn có thể vượt mốc 600km/giờ. Tháng 4.2015, Nhật Bản chế tạo đoàn tàu đệm từ trường với vận tốc cực đại 603km/giờ. Tuy nhiên, việc sản xuất thương mại là chưa khả thi vì chi phí quá đắt đỏ.
Truyền thông Trung Quốc cho biết nếu tàu hỏa đệm từ trường được đưa vào sử dụng, hành trình 1.088km từ Bắc Kinh tới Thượng Hải chỉ mất hai tiếng đồng hồ so với 5 tiếng như hiện nay.
Trung Quốc hiện nay sở hữu đoàn tàu cao tốc nhanh nhất thế giới nối Thượng Hải và sân bay quốc tế Phố Đông. Tốc độ của tàu hỏa đệm từ trường này lên tới 431 km/giờ.
Tàu hỏa cao tốc ở Ethiopia do Trung Quốc đầu tư, xây dựng.
Video đang HOT
Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc giới thiệu đoàn tàu đệm từ trường nội địa 100% ở tỉnh Hồ Nam với vận tốc 100km/giờ. Con số này vẫn kém xa so với kì vọng ban đầu của nhà sản xuất với mong mỏi tàu đệm từ có thể vượt giới hạn 1.800km/giờ.
Trung Quốc hiện nay dẫn đầu thế giới với 20.000 km đường sắt cao tốc. Năm 2020, Trung Quốc dự kiến tăng con số này lên 30.000 và năm 2030 là 45.000km toàn quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc ở Anh, Australia, các quốc gia Đông Nam Á, Iran và Mexico. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Thái Lan, Trung Quốc cũng đang có dự án xây dựng 3.000 km đường sắt cao tốc.
Mới đây nhất, Trung Quốc xây dựng 750km đường sắt đầu tiên ở châu Phi.
Theo Quang Minh – SH (Dân Việt)
"Bàn tay thần chết" quyết định số phận nhân loại của Nga
Hệ thống phòng thủ tối thượng của Nga sẽ phóng loạt tên lửa hạt nhân ngay lập tức nếu trung tâm chỉ huy và đường dây liên lạc với Lực lượng Tên lửa Chiến lược bị phá hủy hoàn toàn.
Một vụ nổ bom hạt nhân.
Theo báo Nga RBTH, hệ thống này gọi là Perimeter còn Mỹ đặt tên cho hệ thống đáp trả hạt nhân Nga là Dead Hand (Bàn tay Thần chết).
Thông thường, trung tâm chỉ huy và kiểm soát tên lửa chiến lược Kazbek sẽ đảm nhiệm việc phóng tên lửa hạt nhân, thông qua vali hạt nhân Cheget nổi tiếng. Trong trường hợp chỉ huy tối cao không thể ra lệnh thì nhiệm vụ của hệ thống Perimeter sẽ tự động kiểm soát quy trình đáp trả bằng vũ khí hạt nhân.
Việc phát triển hệ thống có thể đảm bảo khả năng đáp trả đòn tấn công hạt nhân bắt nguồn từ thời Chiến tranh Lạnh. Liên Xô muốn có một hệ thống chỉ huy mới trong trường hợp toàn bộ ban lãnh đạo chính trị và quân sự tối cao thiệt mạng. Mạng lưới liên lạc thay thế cũng cần đến để đảm bảo tín hiệu truyền đi sẽ đến được với tổ hợp tên lửa hạt nhân.
Để làm được điều này, các tên lửa hạt nhân Liên Xô đều được trang bị thiết bị truyền phát tín hiệu radio mạnh mẽ. Thiết bị đóng vai trò như đường truyền dẫn thông tin trực tiếp tới các bệ phóng vũ khí hạt nhân.
Ngày 30/8/1974, sắc lệnh mật của Liên Xô, số hiệu 695-227 giao cho Cục Thiết kế Yuzhnoe ở thành phố Dnepropetrovsk (thuộc Ukraine ngày nay). Đây là cơ quan chế tạo tên lửa xuyên lục địa, đóng vai trò thiết kế hệ thống Perimeter.
Tên lửa đạn đạo UR-100UTTKh (NATO định danh là Spanker) được sử dụng là trung tâm của hệ thống này. Quá trình thử nghiệm trên bầu trời năm 1979 cho kết quả khả quan, tên lửa có thể truyền tín hiệu trở về mặt đất và các thành phần trong hệ thống Perimeter có thể tương tác được với nhau.
Tháng 11/1984, tên lửa UR-100UTTKh mang theo đầu đạn phát tín hiệu được phóng từ Polotsk và truyền lệnh phóng tới hầm chứa tên lửa đạn đạo RS-20 (SS-18 Satan) ở Baikonur. RS-20 được kích hoạt đã nhắm trúng mục tiêu ở trường bắn Kura, trên bán đảo Kamchatka.
Một ống phóng tên lửa hạt nhân lòng đất của Nga.
Từ năm 1985, hệ thống Perimeter chính thức đi vào hoạt động. Trải qua hàng thập kỷ, Perimeter được nâng cấp nhiều lần. Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hiện đại ngày nay đóng vai trò là tên lửa chỉ huy.
Khi tên lửa chỉ huy được phóng lên bầu trời, thay vì bay đến mục tiêu thì ICBM này bay vòng quanh nước Nga. Tên lửa không có đầu hạt nhân, có thể truyền tín hiệu cho toàn bộ các tên lửa khác từ ống phóng ngầm, máy bay hay tàu ngầm. Hệ thống này hoàn toàn tự động và yếu tố con người được giảm thiểu đến mức tối đa.
Quyết định phóng tên lửa chỉ huy được đưa ra bởi hệ thống kiểm soát tự động, do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển.
Khi phát hiện ra thông tin về hoạt động địa chấn, áp suất khí quyển, phóng xạ bất thường hay tần suất phát tín hiệu quân sự gia tăng ở một khu vực nào đó, hệ thống sẽ tự động phân tích và cân nhắc xem liệu đây có phải là đợt tấn công hạt nhân hay không. Nếu đúng, "Bàn tay Thần chết" sẽ kích hoạt đòn đáp trả mà không cần thông qua trung tâm chỉ huy.
Để đề phòng khả năng rủi ro, "Bàn tay Thần chết" được thiết kế với mức hoạt động bình thường hoặc báo động. Hệ thống sẽ chuyển sang chế độ báo động ngay khi lãnh đạo Nga nhận được thông tin về việc nước khác phóng tên lửa hạt nhân. Trong khoảng thời gian nhất định, nếu như không có tin hiệu hủy bỏ cảnh báo thì "Bàn tay Thần chết" sẽ chiếm quyền điều khiển tên lửa hạt nhân.
Đây là cách giúp loại bỏ yếu tố con người, đảm bảo rằng đòn đáp trả sẽ diễn ra ngay cả khi toàn bộ trung tâm chỉ huy và Lực lượng Tên lửa Chiến lược bị tiêu diệt.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-18 của Nga có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.
Trong thời bình, "Bàn tay Thần chết" được cho là vẫn hoạt động và phân tích thông tin ở chế độ thông thường. Các nhà lãnh đạo Nga từng nhiều lần nhấn mạnh với các chính phủ nước ngoài rằng hệ thống này hoạt động ổn định, không có khả năng xảy ra tai nạn hay tên lửa phóng đi mà không được cho phép.
Trước khi kích hoạt chế độ đáp trả, "Bàn tay Thần chết" phải kiểm tra đủ 4 điều kiện. Liệu có một vụ tấn công hạt nhân vừa diễn ra hay không. Nếu có, hệ thống kiểm tra tiếp xem có mạng lưới liên lạc nào còn kết nối với Bộ Tổng tham mưu hay không.
Hệ thống sẽ tự động ngừng chu trình nếu có dấu hiệu của tín hiệu liên lạc. Nếu không, Perimeter sẽ gửi yêu cầu tới trung tâm chỉ huy và kiểm soát tên lửa chiến lược Kazbek. Nếu vẫn không có phản hồi, AI sẽ trao quyền cho bất cứ người nào còn sống trong hầm chỉ huy.
Cuối cùng, khi thời gian cho phép đã hết, "Bàn tay Thần chết" mới chính thức bước vào chu trình đáp trả hạt nhân tự động.
Hiện không rõ liệu Mỹ hoặc quốc gia nào khác có hệ thống tương tự, đóng vai trò răn đe hạt nhân chiến lược hay không. Nhưng ngoài Nga, Mỹ là nước tích cực đưa AI tích hợp vào các trang thiết bị quân sự.
Tháng trước, Lầu Năm Góc đề xuất phát triển AI có khả năng tự động thu thập năng lực trí tuệ nhân tạo của các quốc gia khác. Từ đó, hệ thống có thể tự đưa ra giải pháp đối phó phù hợp khi có chiến tranh xảy đến.
Theo Đăng Nguyễn - RBTH (Dân Việt)
TQ đang "cướp" hào quang chính trị của Mỹ thế nào? Ông Tập Cận Bình được đánh giá là chính khách xuất sắc nhất của Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình với hàng loạt dấu ấn ngoại giao trong nhiệm kỳ làm chủ tịch nước. Ông Duterte gặp Tập Cận Bình cách đây ít ngày và cam kết đàm phán hòa bình để giải quyết mâu thuẫn trên Biển Đông....