TQ cảnh báo nước láng giềng bùng phát dịch lạ đáng sợ hơn Covid-19, khiến 1.772 người chết
Đại sứ quán Trung Quốc ở Kazakhstan, gần đây cảnh báo người dân về một bệnh dịch lạ bùng phát ở quốc gia giáp biên giới Trung Quốc, nguy hiểm hơn đại dịch Covid-19.
Căn bệnh lạ gây tử vong ở Kazakhstan lớn hơn dịch Covid-19.
Theo RT, các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Kazakhstan mô tả tình hình y tế ở Kazakhstan rất “bi đát”.
Đại sứ quán Trung Quốc thông báo căn bệnh bí ẩn đã cướp đi sinh mạng của 1.772 người trong 6 tháng đầu năm ở Kazakhstan.
Video đang HOT
Chỉ riêng trong tháng 6, số người tử vong vì căn bệnh lạ là 628, bao gồm cả người Trung Quốc, trang web của đại sứ quán Trung Quốc viết.
“Tỉ lệ tử vong của bệnh này cao hơn nhiều so với Covid-19″, đại sứ quán Trung Quốc cho biết. Một số tổ chức, trong đó có Bộ Y tế Kazakhstan, vẫn đang tìm hiểu chủng virus nào gây nên bệnh viêm phổi lạ.
Đại sứ quán Trung Quốc cảnh báo công dân ở Kazakhstan hết sức cảnh giác với căn bệnh lạ, cần đề phòng bệnh giống như phòng dịch Covid-19.
Người dân Trung Quốc ở Kazakhstan được khuyến cáo không nên rời nhà nếu không cần thiết, tránh nơi đông người, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đến ngay cơ sở y tế nếu bị ốm.
Bộ Y tế Kazakhstan thông báo nước này ghi nhận 32.000 ca nhiễm bệnh viêm phổi lạ so với 9.400 ca nhiễm Covid-19 kể từ ngày 29.6 – 5.7.
Trong giai đoạn này, 451 người chết vì bệnh viêm phổi lạ và 76 người chết vì Covid-19. Quan chức y tế Kazakhstan, Ayzhan Esmagambetova nói rằng, những người mắc bệnh viêm phổi lạ không bị nhiễm Covid-19, cũng có thể do phương pháp xét nghiệm chưa chính xác.
Kazakhstan sẽ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh viêm phổi lạ tương tự với phác đồ điều trị người nhiễm Covid-19, Esmagambetova nói thêm.
Australia tuyên bố không để Trung Quốc 'chèn ép'
Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố ông sẽ không để bị hăm dọa hay chèn ép trong quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc.
"Chúng tôi là quốc gia giao dịch mở, là đối tác, nhưng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi các giá trị trước sự chèn ép do bất cứ bên nào đưa ra", ông Morrison tuyên bố trên đài phát thanh thương mại 2GB hôm nay. "Australia cung cấp các sản phẩm giáo dục và du lịch tốt nhất thế giới. Việc công dân Trung Quốc chọn Australia là quyền quyết định của họ. Và tôi tin vào sự hấp dẫn của các sản phẩm Australia", ông khẳng định.
Tuyên bố được Thủ tướng Australia đưa ra sau khi Bắc Kinh có các động thái hạn chế thương mại với Canberra, đồng thời khuyến cáo người dân Trung Quốc không đến Australia, cũng như cảnh báo đối với các du học sinh nước này chọn đến Australia học tập.
Thủ tướng Australia Scott Morrison trong cuộc họp báo tại thủ đô Canberra hôm 14/5. Ảnh: Reuters.
Ba tuần trước, Trung Quốc áp thuế với lúa mạch Australia và dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn nhất nước này. Cuối tuần trước, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc khuyến cáo người dân không đến Australia vì "tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng đáng kể đối với người Trung Quốc và người châu Á" giữa đại dịch. Tuần này, Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra cảnh báo tương tự với các du học sinh chuẩn bị trở lại các trường đại học Australia khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng 7.
Đề cập tới việc các quan chức Bắc Kinh cảnh báo người dân không đến Australia vì lo ngại "phân biệt chủng tộc", ông Morrison cho rằng điều này vô căn cứ. "Đó là chuyện nhảm, một khẳng định nực cười và không thể chấp nhận. Đó không phải là tuyên bố được đưa ra bởi lãnh đạo Trung Quốc", ông nói.
Khoảng 10% sinh viên đại học tại Australia đến từ Trung Quốc, mang lại cho nước này khoảng 12 tỷ đô la Australia (8,3 tỷ USD) tiền học phí mỗi năm. Các trường đại học tại Australia từ chối bình luận về cảnh báo của Bộ Giáo dục Trung Quốc, nói rằng đây là vấn đề của chính phủ hai nước.
Australia đã lên tiếng phản đối với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, liên quan đến các cảnh báo từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, với giá trị thương mại hai chiều khoảng 235 tỷ USD/năm.
Quan hệ song phương bắt đầu rạn nứt hồi năm 2017 khi Australia đưa ra luật an ninh mới nhằm ngăn sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị trong nước. Trung Quốc cho rằng luật này nhắm thẳng vào họ. Khi căng thẳng chưa được giải quyết, Australia kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc nCoV. Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye từng cảnh báo Australia có thể đối mặt làn sóng tẩy chay của Trung Quốc trong lĩnh vực du lịch, xuất khẩu rượu, thịt bò và nhiều sản phẩm khác nếu Canberra cố theo đuổi một cuộc điều tra về Covid-19
Trung Quốc chỉ trích Australia 'can thiệp Hong Kong' Trung Quốc phản đối việc Australia quyết định cung cấp nơi trú ẩn cho hàng nghìn người Hong Kong và chấm dứt hiệp ước dẫn độ với thành phố. "Trung Quốc cực kỳ lấy làm tiếc và phản đối những cáo buộc vô căn cứ cũng như các biện pháp mà chính phủ Australia công bố liên quan đến Hong Kong", phát ngôn...