TQ: Ca nhiễm H7N9 đầu tiên được chữa khỏi
Thói quen mang khẩu trang đã trở lại ở Trung Quốc. Ảnh: THX
Tân Hoa xã đưa tin một bé trai bốn tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc) nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 đã được điều trị bằng Tamiflu và đã xuất viện ngày 10/4.
Đây là bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đầu tiên ở Trung Quốc được chữa khỏi.
Theo thông báo của Ủy ban Quốc gia về y tế và kế hoạch hóa gia đình, đến ngày 10/4 đã có 33 ca nhiễm virus H7N9 và chín ca tử vong. Tất cả đều ở miền Đông Trung Quốc.
Video đang HOT
Trung Quốc đại lục đã quyết định cung cấp một mẫu chủng virus H7N9 cho lãnh thổ Đài Loan nhằm phối hợp ngăn chặn bệnh. Tại Đài Loan có 10 ca nghi nhiễm. Ba ca đã có kết quả âm tính. Bảy ca đang chờ kết quả.
Trong khi đó, người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Genève (Thụy Sĩ) thông báo trong 738 mẫu lấy từ các chợ gà vịt và chợ chim tại ba chợ ở Thượng Hải, 20 mẫu bị nhiễm virus H7N9 gồm 10 mẫu lấy từ gà, ba mẫu lấy từ chim và bảy mẫu từ môi trường. Từ kết quả này, WHO cho rằng nên tập trung vào các chợ gia cầm để tìm nguồn lây nhiễm virus H7N9.
Theo 24h
TQ: Đã có 5 người chết vì cúm gia cầm H7N9
Số người chết vì chủng cúm gia cầm mới ở Trung Quốc đã tăng lên 5, trong khi các chuyên gia khắp thế giới đang nỗ lực phân tích độc lực của virus H7N9 và cân nhắc có nên và khi nào bắt đầu sản xuất vắc-xin mới.
Hai trường hợp tử vong gần đây nhất là vào ngày hôm qua.
Chính quyền Thượng Hải vừa đóng cửa khu vực buôn bán gia cầm sống trong một khu chợ nông sản và bắt đầu giết hết chim ở đây sau khi phát hiện virus H7N9 trong một mẫu chim bồ câu lấy từ chợ.
Sau khi phân tích gene, phòng thí nghiệm cúm gia cầm ở Thượng Hải kết luận chủng virus H7N9 từ những con chim bồ câu này giống loại virus khiến các bệnh nhân thiệt mạng trong thời gian qua.
Bệnh nhân 67 tuổi bị nhiễm virus H7N9 đang được điều trị tích cực tại Hàng Châu
Cơ quan chức năng cho biết sẽ điều tra xem những con chim bồ câu này có nguồn gốc từ đâu.
Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân qua đời vì H7N9 ở Thượng Thải đang được điều trị cách ly sau khi có dấu hiệu ho, chảy nước mũi và ngứa họng.
Đến nay Trung Quốc đã xác nhận 14 trường hợp nhiễm H7N9, trong đó có 6 người ở Thượng Hải, 4 người ở tỉnh Giang Tô, 3 ở Chiết Giang, 1 ở An Huy. Trong số 6 người thiệt mạng có 4 người ở Thượng Hải và 1 người ở Chiết Giang.
Mẫu virus đã được chia sẻ với các trung tâm nghiên cứu thuộc hệ thống Tổ chức Y tế thế giới. Vuy nhiên, việc sản xuất vắc-xin hàng loạt chưa được quyết định, vì sẽ dẫn tới việc giảm sản xuất vắc-xin cúm mùa - gây nguy hiểm cho hàng nghìn người khắp thế giới.
Hiện chưa có bằng chứng cho thấy virus lây từ người sang người, nhưng các biện pháp tăng cường phòng ngừa đã được thực hiện, khi Hong Kong và Nhật Bản áp dụng biện pháp kiểm tra ngăn chặn tại sân bay và Việt Nam cấm nhập gia cầm từ Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đang bị chỉ trích nặng nề vì chậm trễ báo cáo 2 trường hợp tử vong đầu tiên, được cho là xảy ra từ tháng 2, nhưng mãi đến cuối tháng 3 mới được thông báo. Bộ Y tế nói rằng họ cần thời gian để xác định nguyên nhân tử vong, và hứa sẽ "tiếp tục duy trì kênh thông tin cởi mở và minh bạch với Tổ chức Y tế thế giới cùng các nước và khu vực liên quan, tăng cường biện pháp giám sát và phòng ngừa".
Theo 24h
TQ: Tìm thấy H7N9 gây chết người trong bồ câu Nhân viên y tế tỉnh Quảng Tây tiêm vắc-xin ngừa cúm gia cầm (riêng virus H7N9 chưa có vắc-xin). Ảnh: Reuters Ngày 4/4, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo, xét nghiệm các mẫu chim bồ câu ở một khu chợ tại thành phố Thượng Hải cho thấy chúng chứa H7N9 - loại virus cúm gia cầm gây chết người. Trước đây, H7N9...