TQ: Bay 1 tiếng mới phát hiện máy bay chưa đóng cửa
Sau khi phát hiện sự cố, máy bay đã phải quay đầu lại để kiểm tra và sửa chữa.
Máy bay của hãng hàng không Sriwijaya Air phải quay đầu vì chưa đóng cửa khoang hành khách
Một máy bay chở khách bay từ phía nam Trung Quốc đến một hòn đảo ở Indonesia đã phải quay đầu khi phát hiện cửa máy bay chưa được đóng hoàn toàn.
Chuyến bay mang số hiệu 1159 của hãng hàng không Indonesia Sriwijaya Air đang trên đường từ sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu đến Bali. Theo tờ Southern Metropolis Daily, máy bay cất cánh lúc 3h sáng ngày 22.2.
Tuy nhiên, sau khi cất cánh 1,5 tiếng, phi công trưởng mới phát hiện có vấn đề với cửa khoang hành khách.
Do vậy, máy bay đã quay trở lại Quảng Châu sau khi bay được 3 tiếng. Chuyến bay từ Quảng Châu đến Bali thường kéo dài 5 tiếng.
Video đang HOT
Nhiều hành khách đã rất tức giận khi phải quay trở lại Quảng Châu. Thậm chí có người còn lo ngại rằng trên máy bay có “lỗ thủng”.
Hành khách rất tức giận trước sự cố này, 21 người đã quyết định bỏ chuyến bay
Hãng hàng không đã bác bỏ những lo ngại trên. Họ cho biết cửa trước của khoang hành khách đã không được đóng hoàn toàn. Thế nhưng, bảng điều khiển giám sát của buồng lái vẫn báo rằng cửa đã được đóng hoàn toàn, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
“Khi phi công phát hiện vấn đề, ông quyết định trở về ngay lập tức”. một nhân viên hãng hàng không nói.
Máy bay lúc đó chở hơn 180 hành khách, dừng lại ở sân bay Quảng Châu khoảng nửa giờ để kiểm tra và sửa chữa.
Cuối cùng, máy bay cất cánh vào khoảng 10h30 sáng. 21 hành khách quyết định bỏ chuyến bay, theo đại diện hãng hàng không. Chuyến bay sau đó hạ cánh tại Bali lúc 14h30.
Hãng hàng không đang đàm phán bồi thường cho các hành khách bị ảnh hưởng.
Sriwijaya Air là một trong những hãng hàng không có tỉ lệ bình chọn về an toàn hàng không thấp nhất trên trang AirlineRatings.com, với 2/7 sao.
Theo Danviet
Chiếc máy bay vận tải từng được Việt Nam đưa vào "tầm ngắm" để thay thế C-130
Đến đầu năm 1981, toàn bộ số máy bay hệ hai của Trung đoàn 918 (trong đó có C-130) đã phải ngừng hoạt động.
Chiếc máy bay vận tải từng được Việt Nam đưa vào "tầm ngắm" để thay thế C-130
Từ năm 1979 đến năm 1984 là khoảng thời gian diễn ra quá trình hiện đại hóa nhanh chóng và mạnh mẽ của Không quân Nhân dân Việt Nam, bằng việc tiếp nhận và đưa vào trang bị thêm nhiều loại máy bay mới với số lượng lớn.
Nhằm thay thế cho các máy bay vận tải hệ hai đã bị loại khỏi biên chế (đặc biệt là C-130), Chính phủ Liên Xô đã viện trợ cho lực lượng Không quân Việt Nam số lượng lớn vận tải cơ hạng nhẹ An-26.
Tuy nhiên khi so sánh về tính năng, kích cỡ, thì ứng viên thay thế C-130 tương xứng phải là An-12, vậy tại sao loại phi cơ này không được lựa chọn?
Theo Đại tá Nguyễn Anh Sơn - Nguyên Chủ nhiệm bay Lữ đoàn Không quân Vận tải 918: "Nếu như sử dụng những cái loại lớn, thì nó lại lớn quá, cái An-12 nó chở được hơn cái An-26, nhưng nó là thế hệ trước, hơi lạc hậu".
Với lý do trên, thay vì viện trợ một vài máy bay vận tải cỡ lớn, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam tới 50 chiếc An-26, số lượng này đủ để phục vụ nhu cầu chuyển quân từ Nam ra Bắc hay sang chiến trường Campuchia lúc cần thiết, An-12 chỉ dừng lại ở vị trí đối tượng tiềm năng.
(Theo Soha News)
Máy bay Ấn Độ chở 300 người mất liên lạc, chiến đấu cơ Đức nhận lệnh khẩn Hai phi cơ chiến đấu của Không quân Đức đã nhận lệnh cảnh báo và trong vòng 10 phút bay kèm theo máy bay chở khách của Jet Airways. Vụ việc xảy ra vào ngày 16.2. Máy bay Ấn Độ trên đường từ Mumbai đến London, Anh với 300 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn đã bị mất liên lạc....