TQ âm mưu độc chiếm dầu mỏ trên biển Đông
Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) đang ngày càng thể hiện rõ âm mưu độc chiếm nguồn dầu mỏ trên biển Đông với tham vọng khai thac 1 triêu thung dâu mỗi ngay vao năm 2020, bất chấp việc xâm phạm lãnh hải của các nước khác trong khu vực.
Giàn khoan dầu khí 981 được đưa đến mỏ Lệ Loan hồi tháng 5-2012 – Ảnh: Xinhua
CNOOC đang cho thấy rõ âm mưu độc chiếm nguồn vàng đen này trên biển Đông bằng cách gọi thầu khai thác dầu khí ở các địa phận biển Đông với từng bước đi cụ thể, cũng như liên tục đưa ra những trang thiết bị khổng lồ và hiện đại vào khai thác.
Một bước đệm
Video đang HOT
Ngày 28-8, trang web CNOOC (www.cnooc.com.cn) công bố mời thầu khai thác 26 lô dầu khí, trong đó có 22 lô ở phía bắc biển Đông và nằm gần duyên hải tỉnh Quảng Đông và Hải Nam.
Báo Tài Chính Quốc Tế Trung Quốc ngày 29-8 đưa tin vào tháng 4-2012, CNOOC đã ký hợp đồng với Tập đoàn dầu khí ENI của Ý khai thác khu vực nước sâu 30/27 ở phía bắc biển Đông, cách Hong Kong 400km. Khu khai thác này có diện tích 5.130km2. Chưa đầy một tháng sau, ngày 9-5-2012, CNOOC đã đưa giàn khoan hải dương 981 đến khu vực này.
Giàn khoan hải dương 981 từng được chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm hùng hồn mô tả là “biên giới di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”. Hộ tống giàn khoan này đến khai thác ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1 nằm cách Hong Kong 320km về phía đông nam là một đội tàu “dầu khí hải dương” tối tân. Theo đánh giá của Bắc Kinh, mỏ dầu Lệ Loan là một trong rất nhiều phiên bản của “Đại Khánh nước sâu” ở biển Đông.
Giới chuyên gia chính trị cũng cho rằng bằng cách này CNOOC đang tiếp tục thực hiện mô hình “Đại Khánh ngoài khơi”. Đai Khanh la tên mo dâu lơn nhât cua Trung Quôc từng được khai thác ở tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc vào năm 1964 với công suât 1 triêu thung dâu/ngay suôt 40 năm qua và hiện nay con 800.000 thung/ngay.
Trong khi đó, giới chuyên gia Trung Quốc lại cho rằng đây chỉ là bước đệm cho chiến lược bành trướng khai thác dầu khí ở biển Đông, trong đó giàn khoan hải dương 981 được sử dụng là con át chủ bài. Thời gian tới, CNOOC tiếp tục tiến sâu và mở rộng việc tìm kiếm ở các khu vực nước sâu trên biển Đông nhằm vừa đáp ứng cơn khát dầu của Bắc Kinh vừa thực hiện âm mưu độc chiếm vùng biển rộng lớn này.
Các bước đi
Phó tổng giám đốc hạng mục “tàu khoan giếng dầu nước sâu” của CNOOC, ông Túc Kinh, ngày 28-8 cho biết sau “giàn khoan hải dương 981″ và đội tàu liên hợp khai thác dầu ở độ sâu 3.000m đã được đưa vào hoạt động hồi tháng 5 vừa qua, CNOOC đang tiếp tục chế tạo những “trang thiết bị khai thác dầu khí cực lớn” khác, không loại trừ những giàn khoan “khủng” như giàn khoan 981, và sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2015.
Theo ông Túc, sở dĩ CNOOC đưa giàn khoan 981 thử nghiệm ở khu vực bắc biển Đông gần Hong Kong là để thử sức chịu đựng của nó trước điều kiện khắc nghiệt đầy bão tố ở biển Đông, bởi “biển Đông mới thật sự là chiến trường của chúng ta”. “Sau ba tháng chính thức hoạt động, giàn khoan hải dương 981 đã có thể xếp vào những giàn khoan hiện đại bậc nhất thế giới và có thể chống được cuồng phong lớn nhất trong 200 năm” – ông Túc khẳng định và cho biết giàn khoan 981 hiện nay đã khoan được ba giếng dầu ở Lệ Loan 6-1-1 và đang khoan giếng thứ tư.
“Với trình độ khai thác dầu hiện nay của Trung Quốc, nếu cần khai thác toàn bộ tài nguyên dầu khí ở biển Đông thì Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng lực bất tòng tâm. Có giàn khoan hải dương 981, chúng ta đã rút ngắn được 45 năm” – báo Đông Phương Buổi Sáng dẫn lời ông Túc nhấn mạnh. Song, ông cũng tiết lộ giàn khoan 981 sẽ không thể đến một trong số chín lô dầu khí mà CNOOC đã mời thầu ngày 23-6 trên thềm lục địa Việt Nam, nguyên do là những vùng nước này không phù hợp, không đủ độ sâu cho “con khủng long trên biển” này trú ngụ an toàn.
Trước đó vào ngày 17-7, ông Vương Nghi Lâm tuyên bố việc gọi thầu chín lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam với diện tích khai thác lên đến 160.124 km2 đang được tiến hành thuận lợi. Ngay sau đó, chính báo chí Trung Quốc cũng đã đính chính khi đưa tin do Việt Nam phản đối nên các công ty nước ngoài vẫn chưa dám tham gia gói thầu nào.
Wall Street Journal dẫn nguồn tin nội bộ giấu tên cho biết trong CNOOC cũng có những ý kiến quan ngại cho rằng việc mời thầu ở biển Đông lúc đó chỉ là động thái chính trị quá hung hăng nhằm “tiếp lửa” cho tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông mà thôi. Thật ra đây là động thái đánh tiếng, xí phần, giữ chỗ trước để tạo nên “chuyện đã rồi”, chứ Trung Quốc chưa đủ lực và điều kiện an ninh để khai thác.
Vẫn báo này cho biết CNOOC đã chi 15,1 tỉ USD để mua Công ty Nexen của Canada, và việc làm này cũng nằm trong kế hoạch là làm sao tiếp cận được công nghệ thăm dò nước sâu ở vịnh Mexico để sau đó ứng dụng những kỹ thuật này vào việc thăm dò dầu khí ở biển Đông.
Theo Tuổi trẻ
Chiếm Biển Đông, Trung Quốc mất nhiều hơn được
Người ta thường nói: "Mất tiền bạc là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả". Trung Quốc dường như đang tự mình đánh mất tất cả chỉ vì tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Lời nói không đi đôi với hành động
Không phải từ bây giờ người ta mới bắt đầu lo ngại về Trung Quốc. Trong mấy thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc liên tục đẩy mạnh sức mạnh quân sự một cách đáng ngờ. Nhiều nước đã tỏ ý lo lắng về một Trung Quốc đầu tư quá mạnh vào quân sự và vũ khí. Tuy nhiên, cũng trong suốt thời gian qua, câu "thần chú" cửa miệng của giới lãnh đạo Trung Quốc luôn được nhắc đi nhắc lại là: "Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, hợp tác với tất cả các nước và không có ý định đe dọa bất kỳ nước nào" hay như "Trung Quốc không bao giờ tìm kiếm vị trí bá chủ thế giới".
Mới đây, tại diễn đàn Đối thoại Shangri - la 10 ở Singapore hồi năm ngoái, người ta vẫn còn nghe thấy Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lặp lại câu "thần chú": Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định thông qua hợp tác an ninh... Trung Quốc kiên quyết theo đuổi chính sách thiết lập quan hệ láng giềng tốt, thân thiện... Trung Quốc mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại...."
Thế nhưng, người ta đã nói đúng: Hãy nhìn vào việc các nước làm chứ không nên nghe những gì họ nói. Dù luôn miệng nói những lời "mật ngọt" về hòa bình, hữu nghị, quan hệ hợp tác, láng giềng thân thiện nhưng những hành động của Trung Quốc trong mấy tháng gần đây lại hoàn toàn đi ngược lại với những gì họ luôn rêu rao.
Khởi điểm của những căng thẳng ở Biển Đông kéo dài trong thời gian qua là vụ đụng độ giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám của Trung Quốc. Trong cuộc đối đầu kéo dài hai tháng với Philippines ở bãi cạn Scarborough, Trung Quốc đã thể hiện một thái độ nước lớn chèn ép.
Về lời nói, Trung Quốc đã tung ra những lời đe doạ như "đừng tìm cách lấy đi dù chỉ một cm lãnh thổ của Trung Quốc" hay "Trung Quốc sẵn sàng đáp trả Philippines" hoặc cảnh báo Manila "đang mắc sai lầm khủng khiếp".... Không chỉ thông qua lời nói, Trung Quốc còn "uy hiếp" Philippines bằng một loạt hành động như huy động nhiều tàu thuyền đến khu vực tranh chấp theo chính sách "lấy thịt đè người" và thị uy đối phương.
Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc tiếp tục có những hành động "gây gổ" với các nước khác ở Biển Đông. Hôm 23/6, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã ngang nhiên thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của dư luận và giới học giả quốc tế, Trung Quốc vẫn trắng trợn tiến hành hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam này.
Tiếp sau hành động đó, Trung Quốc còn ngang ngược phái một đội tàu đông đảo gồm 30 tàu cá dưới sự dẫn dắt của một tàu tuần tra có trọng tải 3.000 tấn đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau đó, thông qua Bộ Quốc phòng, Trung Quốc cũng đã đưa ra lời cảnh báo, đội tuần tra hàng hải và trên không của nước này luôn ở tư thế "trực chiến", "sẵn sàng bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải" ở Biển Đông.
Một trong những động thái gây sóng gió lớn nhất ở Biển Đông trong thời gian qua của Trung Quốc là việc nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" kèm theo một loạt những hoạt động dựng chính quyền, triển khai quân đội ở nơi này. Hồi giữa tháng trước, Trung Quốc đã thông báo thành lập cái gọi là thành phố "Tam Sa" với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau khi dựng lên chính quyền ở đây, Trung Quốc tiếp tục thông báo kế hoạch đưa quân đến đồn trú ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" này.
Trong khi đi gây hấn với một loạt nước, Trung Quốc vẫn còn lớn tiếng chỉ trích các nước khác đã khuấy động căng thẳng ở Biển Đông. Những động thái trên của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng tức giận và gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế..
Trung Quốc đang tự bôi xấu mình
Trong vài thập kỷ trở lại đây, ai cũng thấy Trung Quốc đã lớn mạnh vượt bậc như thế nào, sau 20 năm phát triển liên tục với tốc độ chóng mặt, Trung Quốc đã vươn lên thành cường quốc thứ hai của thế giới, chỉ sau Mỹ.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của mình, Trung Quốc đang cố gắng xây dựng hình ảnh là một cường quốc có uy tín và trách nhiệm trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nỗ lực này của Trung Quốc đã bị "đổ xuống sông xuống biển" vì những hành động gần đây của nước này ở Biển Đông.
Hình ảnh của Trung Quốc rõ ràng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó được thể hiện qua một cuộc thăm dò dư luận ở Philippines gần đây. Theo cuộc điều tra được thực hiện hồi cuối tháng 7, phần lớn người dân Philippines cho biết, họ đã mất niềm tin trầm trọng vào nước láng giềng Trung Quốc. Nếu cuộc điều tra này được thực hiện ở những nước khác thì kết quả cũng sẽ không khả quan đối với Trung Quốc. Làm sao Trung Quốc có thể được tin tưởng khi mà hành động và lời nói của họ không đi đôi với nhau.
Một khi không có được niềm tin, Trung Quốc sẽ chẳng thể có được chỗ đứng xứng đáng với sức mạnh của họ. Và khi các nước không còn tin Trung Quốc thì nước này sẽ bị cô lập, xa lánh. Liệu khi điều đó xảy ra, Trung Quốc có còn được coi là một nước mạnh? Một nước mạnh mà không có sự ủng hộ thì cũng sẽ trở thành yếu.
Ngoài ra, người ta từng nói "bán anh em xa mua láng giềng gần" để nhấn mạnh tầm quan trọng của những người láng giềng. Một nước có những người bạn láng giềng tốt, thân thiện sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn và ngược lại. Việc Trung Quốc gần đây có nhiều hành động ngang ngược trên Biển Đông sẽ khiến các nước láng giềng tức giận, quay lưng lại với họ. Điều đó hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của cường quốc số 1 Châu Á này.
Nếu Trung Quốc không nhanh chóng thay đổi thái độ, chính sách và quan điểm của họ thì kết quả tất yếu là nước này sẽ mất tất cả đúng như câu nói "mất niềm tin là mất tất cả".
Theo VNMedia
Indonesia cảnh báo căng thẳng leo thang ở Biển Đông Indonesia hôm qua (8/8) đã lên tiếng cảnh báo về "nguy cơ căng thẳng leo thang" giữa các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông nếu các bên không sớm tìm được một "phương pháp tiếp cận chung mang tính tập thể". Các thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bất...