TQ: 2 phi công tử nạn khi thử nghiệm tàu sân bay
Chính phủ Trung Quốc vừa xác nhận 2 phi công thử nghiệm máy bay chiến đấu cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh đã thiệt mạng, một động thái chấp nhận thất bại hiếm hoi của chính quyền Bắc Kinh.
Tân Hoa Xã hôm 5-9 cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký quyết định trao tặng bằng danh dự cho 2 phi công thuộc phi đội máy bay chiến đấu đầu tiên tham gia thử nghiệm cất và hạ cánh trên tàu Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc.
Động thái hiếm hoi của Bắc Kinh
Tân Hoa Xã chỉ thông báo ngắn gọn 2 phi công thiệt mạng trong các bài diễn tập mà không nêu chi tiết vụ việc. 2 phi công này thuộc binh chủng không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong khi 2 chiếc chiến đấu cơ gặp nạn là Shenyang J-15 (còn gọi là cá mập bay).
Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc tập cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: PLAN
Video đang HOT
Nhà phân tích hải quân Eric Wertheim (Mỹ) nhận định tai nạn kể trên không có gì khác thường. Theo ông Wertheim, các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hàng không đều nguy hiểm, đặc biệt là trong giai đoạn thử nghiệm. Do tiếp thu nhiều bài học từ Mỹ nên Trung Quốc sẽ giảm thiểu được tối đa các sự cố liên quan đến hàng không của mình.
Từ năm 1949-1988, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ thiệt hại gần 12.000 máy bay các loại, bao gồm trực thăng, máy bay huấn luyện, máy bay tuần tra và máy bay phản lực khi diễn tập trên tàu sân bay. Ngoài ra, hơn 8.500 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã tử nạn.
Ngoài chiến đấu cơ, quân đội Trung Quốc còn gặp sự cố với tàu ngầm. Ảnh: Reuters
Tàu ngầm Trung Quốc suýt rơi xuống vực
Hôm 4/9, Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin quân đội Trung Quốc đã khen thưởng thuyền trưởng và thủy thủ đoàn của một con tàu ngầm suýt bị rơi xuống một rãnh vực có độ sâu 3.000 mét dưới biển. Đây cũng là lần hiếm hoi Bắc Kinh thừa nhận thiết bị quân sự của mình gặp sự cố.
Thoe đó, hồi tháng 4, chiếc tàu ngầm 372 lớp Kilo chạy diesel-điện đã bị vỡ đường ống trong phòng động cơ chính do áp lực nước tăng đột ngột, khi đang ở dưới độ sâu hàng mét. Mất điện, con tàu nhanh chóng bị chìm. Tuy nhiên, thuyền trưởng tàu Wang Hongli cùng thủy thủ đoàn đã nhanh trí đóng gần 100 van và thiết bị chuyển mạch cùng hàng chục thiết bị điều khiển trong vòng 3 phút, trước khi lái con tàu thoát khỏi nguy hiểm.
Thuyền trưởng Wang và thuộc cấp được Quân ủy Trung ương Trung Quốc khen thưởng hạng nhất, mức khen thưởng cao thứ 2 trong quân đội Trung Quốc.
Theo Khampha
Trung Quốc có kế hoạch đóng 10 tàu sân bay
Tạp chí Kanwa Defense Review đưa tin, Trung Quốc có kế hoạch tự đóng 10 tàu sân bay cho lực lượng Hải quân nước này
Sau khi Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert lên thăm tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh thì truyền thông rộ lên tin rằng, kế hoạch chi tiết về việc chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của quốc gia này gần như hoàn chỉnh. Đô đốc Greenert cho hay, Bắc Kinh đang đẩy mạnh tiến độ xây dựng con tàu thứ hai và nó sẽ sớm đi vào hoạt động trong tương lai gần.
Trung Quốc có kế hoạch đóng 10 tàu sân bay
Ông Richard Fisher, chuyên gia quân sự tới từ Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế tại Mỹ, cho hay Trung Quốc có thể sở hữu từ 4 đến 5 tàu sân bay. Con số này có thể tăng lên tới 10 trong một vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, ông Greenert cho biết, Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì khoảng cách khá lớn về lĩnh vực này.
Trước khi Hải quân Trung Quốc có thể đưa những tàu sân bay nội địa của họ vào hoạt động, họ sẽ phải hoàn thành nhiều công việc trong khoảng thời gian khá ngắn. Tap chí Kanwa Defense Review cho hay, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh được xây dựng dựa trên bản thiết kế của một tàu sân bay hạt nhân từ thời Liên Xô mà họ mua về từ Ukraine. Vì vậy, Liêu Ninh cũng có thể được coi là một tàu hạt nhân.
Dẫn nguồn từ tờ Strait Times của Singapore, bài báo này cho biết, tàu sân bay nội địa của Trung Quốc có khả năng mang theo 50 chiến đấu cơ loại J-15B và các loại máy bay khác như K-8 hay Z-8. Trong tương lai, 25 cho tới 27 chiến dấu cơ tàng hình như loại J-20 hay J-31 có thể phục vụ trên những tàu sân bay nội địa Trung Quốc này nhằm thay thế J-15. Bài báo cũng chỉ ra, Trung Quốc có tham vọng rất lớn trong việc xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh hơn so với Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản.
Theo Kiến thức
Trung Quốc đóng tàu sân bay như gà đẻ trứng! Trung Quốc có thể sẽ đóng các tàu sân bay nội địa với tốc độ như "gà đẻ trứng" nhằm phục vụ dã tâm bành chướng trên biển của họ. Trung Quốc đang dốc sức đóng tàu sân bay nội địa nhằm phục vụ dã tâm xâm lượp đại dương của họ trong tương lai. Để tạo ra hạm đội quân xanh trên...