TPP vẫn tiếp tục dù không có Mỹ?
Người phát ngôn của thủ tướng Úc, ông Damon Hunt cho biết Úc vẫn tin tưởng về khả năng thay đổi quan điểm của Mỹ với TPP bất chấp tuyên bố mới nhất của Nhà Trắng.
Với quan điểm tuyên bố của chính quyền mới ở Mỹ, các quốc gia thành viên TPP sẽ buộc phải tính toán lại những bước đi sắp tới – Ảnh: Netrightdaily
Trong khi đó, Bộ trưởng Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia, ông Mustapa Mohamed cho biết rất thất vọng trước ý định rút khỏi TPP của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kênh truyền hình Channel News Asia dẫn lời Bộ trưởng Thương mại của Malaysia, một trong 12 quốc gia thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nêu quan điểm phản hồi gần như sớm nhất về lập trường của chính quyền mới ở Mỹ với TPP.
Trong diễn biến liên quan, báo Japan Times của Nhật Bản cho biết, sáng 20-1, nhiều giờ trước lễ nhậm chức Tổng thống của ông Trump, nội các của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông qua TPP, một tháng sau khi Quốc hội nước này phê chuẩn TPP và thông qua đạo luật liên quan.
Video đang HOT
Các động thái này đồng nghĩa với việc Nhật Bản đã hoàn tất các thủ tục trong nước cần thiết trong tiến trình thông qua hiệp định.
Chính ông Abe từng nói rằng TPP sẽ trở nên “vô nghĩa” nếu không có Mỹ tham gia, và bất chấp những quan điểm lập trường phản đối hiệp định tự do thương mại này của ông Trump, ông Abe vẫn khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục vận động Mỹ thông qua Hiệp định.
Bộ trưởng thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko nêu quan điểm trong cuộc họp báo sau cuộc họp của nội các chính phủ ngày 20-1 cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục vận động, thúc giục Mỹ tham gia TPP.
Trong khi đó, một thành viên khác của TPP là Canada cho biết vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi một hiệp định tự do thương mại đa phương mới với các quốc gia ở ven Thái Bình Dương ngay cả khi giờ đây ông Trump đã phát đi tín hiệu sẽ rút nước Mỹ khỏi TPP.
Ngay trước lễ nhậm chức của ông Trump ngày 20-1, Bộ trưởng thương mại Canada, ông Francois-Philippe Champagne cho biết Canada sẽ xem xét mọi lựa chọn hợp tác khác với các nước thành viên khác trong TPP, trong đó có cả khả năng giữ lại một thỏa thuận TPP mà không còn Mỹ.
Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Trump đã khẳng định lại thông điệp “Nước Mỹ là trên hết” và chính quyền mới của ông cam kết sẽ rút khỏi TPP trong một công bố chính sách đăng tải trên trang web của Nhà Trắng liên sau đó.
Trao đổi với hãng tin Bloomberg từ Davos (Thụy Sĩ) nơi diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), bộ trưởng Champagne khẳng định: “Có một số nước vẫn sẽ quan tâm tới các hiệp định thương mại song phương, hoặc tính tới những khả năng có thể thực hiện với TPP”.
Những quan điểm của ông Champagne cho thấy tín hiệu lạc quan của Canada về việc TPP vẫn có thể tồn tại ở một dạng thức nào đó mà không có Mỹ. Quan điểm này tỏ ra đồng điệu với Úc và Nhật Bản trong những tuyên bố liên quan gần đây.
Theo hãng tin Reuters, các quốc gia khởi xướng TPP đều bày tỏ những quan ngại trước khả năng thất bại của TPP, một hiệp định mà các bên đã mất rất nhiều năm để thương thuyết và có thể ký kết được. Họ lo rằng, nếu TPP thất bại, nó sẽ giúp nền kinh tế Trung Quốc trở thành lực lượng thống trị trong khu vực.
Ngày 21-1, người phát ngôn của thủ tướng Úc, ông Damon Hunt cho biết Úc vẫn tin tưởng về một khả năng thay đổi quan điểm của Mỹ với TPP bất chấp tuyên bố mới nhất của Nhà Trắng.
(Theo Tuổi Trẻ)
Vừa nhậm chức, Trump bác Obamacare, quyết đưa Mỹ ra khỏi TPP
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh đầu tiên tại phòng Bầu dục, yêu cầu đóng băng các quy định mới và giảm bớt gánh nặng pháp lý liên quan đến Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (ACA) hay Obamacare.
Trong khi đó, một thông báo trên trang web của Nhà Trắng về chương trình của ban lãnh đạo mới cũng nêu rõ, Mỹ sẽ ra khỏi Trans-Pacific Partnership (TPP).
"Chiến lược của chúng tôi sẽ bắt đầu với việc ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương", tài liệu nêu rõ. Ngoài ra, tân chính quyền hứa sẽ sử dụng "tất cả các công cụ" để chống lại những nước mà Mỹ cho là vi phạm các thỏa thuận thương mại.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer cũng cho biết sắc lệnh đầu tiên mà Tổng thống Donald Trump ký là đóng băng đối với tất cả những quy định mới. Sắc lệnh này yêu cầu các cơ quan liên quan tìm cách "giảm gánh nặng pháp lý" trong việc sửa đổi Đạo luật Obamacare. Nhà Trắng chưa công bố nội dung cụ thể của sắc lệnh này. Obamacare là một trong những thành tựu của cựu Tổng thống Barack Obama. Đảng Cộng hòa, đang chiếm thế đa số tại lưỡng viện, chưa đưa ra kế hoạch thay thế đạo luật này.
Loại bỏ Obamacare là một trong những ưu tiên hàng đầu của không chỉ phe Cộng hòa mà còn là của ông Trump. Kể từ năm 2010, các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa đã thực hiện hơn 50 cuộc bỏ phiếu về chương trình chăm sóc sức khỏe này nhằm tìm cách xóa bỏ hoàn toàn hoặc sửa đổi một phần với lý do Obamacare cho phép Chính phủ Mỹ can thiệp quá sâu vào thị trường bảo hiểm sức khỏe, lãng phí ngân sách và gây tổn hại cho tăng trưởng việc làm vì buộc nhiều doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho người lao động khi tuyển dụng.
Theo Danviet
Trump chọn nhà chỉ trích Trung Quốc làm đại diện thương mại Mỹ Donald Trump hôm nay chọn Robert Lighthizer, người chỉ trích mạnh mẽ hoạt động thương mại của Trung Quốc, làm đại diện thương mại Mỹ. Robert Lighthizer. Ảnh: FT. "Ông ấy dày dạn kinh nghiệm trong việc mang lại những thỏa thuận giúp bảo vệ một số lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế của chúng ta. Ông từng nhiều lần...