TPP: Tạo sân chơi bình đẳng cho nông dân
Với việc hoàn tất đàm phán TPP, đại diện cơ quan Thương mại Mỹ (USTR) Michael Froman nhận định đây là hiệp định của thế kỷ 21, với các tiêu chuẩn ở đẳng cấp cao, đầy tham vọng, toàn diện và cân bằng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo mới và duy trì công ăn việc làm, tăng cường đổi mới và nâng cao năng suất cũng như năng lực cạnh tranh.
Một trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn tại huyện Vụ Bản, Nam Định. Ảnh: Đ.D
Tổng thống Mỹ Barack Obama ca ngợi TPP “tạo ra sân chơi” bình đẳng cho nông dân, các chủ trang trại và nhà sản xuất Mỹ cũng như giúp nước này đạt được nhiều mục tiêu khác.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoan nghênh TPP, đánh giá rằng “Hiệp định đã tạo ra một hệ thống kinh tế quốc tế tự do, công bằng và cởi mở ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó các nước chia sẻ những giá trị cơ bản về tự do, dân chủ, các quyền con người và quy định pháp luật”.
Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng ca ngợi Hiệp định lịch sử sẽ thiết lập một tiêu chuẩn vàng mới cho các thỏa thuận thương mại toàn cầu trong tương lai. TPP sẽ bảo vệ việc làm cho người Canada và tạo ra thêm nhiều công việc cho thế hệ sau này nhờ việc đảm bảo tiếp cận đến các thị trường quan trọng ở nước ngoài. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho rằng TPP sẽ “đặt nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng trong tương lai của Australia, tạo thêm nhiều việc làm trong nước, đồng thời mang lại sự đổi mới và cạnh tranh khắp khu vực”.
Video đang HOT
Bộ Thương mại Trung Quốc nhận định rằng TPP là một trong những thỏa thuận thương mại tự do chủ chốt đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc hy vọng rằng Hiệp định TPP cũng như các thỏa thuận thương mại tự do khác có thể thúc đẩy lẫn nhau và góp phần vào sự tăng trưởng thương mại, đầu tư và kinh tế của khu vực này. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc nhận định TPP sẽ góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ cũng như đầu tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Danviet
Mỹ và đồng minh quan ngại trước hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Các nhà ngoại giao Mỹ-Nhật-Hàn hôm qua 16/4 đã đồng loạt bày tỏ quan ngại trước các động thái đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại nhiều vùng tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời hối thúc Bắc Kinh đảm bảo quyền tự do hàng hải trên các tuyến đường biển then chốt.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken. (Ảnh: AP)
AFP hôm qua dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken nhắc lại lập trường của Washington rằng tất cả các tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại Biển Hoa Đông và Biển Đông cần phải được giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý. "Các nước không nên có các hành động đơn phương", ông Blinken nhấn mạnh.
Theo AFP, việc Bắc Kinh đang nỗ lực đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền của mình đối với phần lớn Biển Đông là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Mỹ trong các cuộc họp hai bên và ba bên với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc đã đưa ra yêu sách chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, thậm chí với cả những vùng rất gần bờ biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.
Những tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đã kéo dài trong nhiều thập niên và đang nóng lên trong những năm gần đây, biến vùng biển này trở thành một trong những điểm nóng ở châu Á. Căng thẳng trong thời gian qua tăng cao là do Trung Quốc có những động thái đẩy mạnh yêu sách lãnh thổ với vùng biển này.
Theo AFP, những hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc gần đây đẩy mạnh hoạt động xây dựng quy mô lớn nhằm mở rộng các bãi cạn và đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này hiện đang chiếm đóng phi pháp. Trường Sa là một trong những quần đảo lớn nhất tại Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki (phải) và người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae-Yong. (Ảnh: AP)
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki hôm qua 16/4 phát biểu rằng: "Chúng tôi nhất trí sẽ luôn hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình và hài hòa của Trung Quốc. Nhưng đồng thời, Trung Quốc, với tư cách là một nước lớn trong khu vực và cả trên thế giới, phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế".
"Trung Quốc có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng các quan ngại chung của các nước trong khu vực và ở châu Á", ông Saiki nói.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-Yong đã kêu gọi triển khai các khuôn khổ hiện thời "để có thể bảo vệ quyền tự do lưu thông, sự ổn định trên Biển Đông".
Ông Cho cũng hối thúc Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khẩn trương ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thứ trưởng Cho nhận định bộ quy tắc này sẽ cho phép các quốc gia như Hàn Quốc lưu thông hàng hóa trên vùng biển này.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP