TPP – Mở cửa để hòa nhập cộng đồng
TPP đòi hỏi Việt Nam phải cải cách thể chế, pháp luật nhà nước, chủ trương, chính sách để tuân thủ các cam kết của mình. Hòa vào xu thế hội nhập để thực thi cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường.
Để phát triển kinh tế trong xu hướng hội nhập, con đường được trải ra để thu hút nhà đầu tư nước ngoài phải thật sự “thông thoáng”. Điều này có nghĩa các quy định lạc hậu, chồng chéo và mang tính giới hạn đối với đầu tư từ nước ngoài phải được thay đổi. Trên thực tế, hệ thống văn bản pháp luật cũng đang hướng tới một nền hành chính công hiệu quả, minh bạch… phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tất cả các hiệp định quốc tế. Một số quy định pháp luật đã được thay đổi trong giai đoạn đàm phán TPP, tạo bước đệm cho tiến trình hội nhập TPP sau này.
Cửa đã mở…
Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực ngày 1-7-2015 đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong nước (quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Đầu tư 2014), ngoài ra đã thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, đối với các dự án của nhà đầu tư nước ngoài hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là một bước mở nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Hiện tại, Luật DN 2014 và Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký thành lập DN với các thủ tục về đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh, thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, DN chỉ phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để được thay đổi nội dung đăng ký DN.
TPP đòi hỏi cộng đồng DN Việt Nam bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nắm bắt cơ hội và phát triển năng lực cạnh tranh, còn phải nâng cao hiểu biết về pháp luật, nắm bắt các xu hướng chuyển biến của pháp luật để kịp thời thay đổi, thích nghi và tận dụng được thời cơ.
Video đang HOT
Luật Nhà ở 2014 quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với các điều kiện thông thoáng, dễ chịu hơn (quy định tại Điều 159, Điều 160 Luật Nhà ở). Theo đó, để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án; DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh bất động sản, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh ở một số lĩnh vực; tổ chức, cá nhân nước nước ngoài có quyền kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản theo quy định của pháp luật.
Về ngành nghề kinh doanh, Luật Đầu tư đã quy định cụ thể các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó nhà đầu tư, DN chỉ bị cấm kinh doanh các lĩnh vực được liệt kê tại Điều 6 và các phụ lục 1, 2, 3 của Luật Đầu tư. Nói cách khác, nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đồng thời Luật Đầu tư cũng đã quy định cụ thể 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong đó có 72 ngành, nghề pháp luật Việt Nam đã quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài.
TPP tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các thủ tục hải quan.
Tiếp tục mở
Tuy nhiên, vẫn cần một số chính sách pháp luật tiếp tục chuyển biến. Thứ nhất, chính sách về thuế và thủ tục hải quan. Các bên đã nhất trí về việc tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các thủ tục hải quan và đảm bảo tính chính trực trong quản lý hải quan. Do vậy, với mục tiêu xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các thành viên, pháp luật về thuế phải thay đổi dần theo từng thời điểm để đến một mức nhất định sao cho phù hợp với thỏa thuận.
Thứ hai, vấn đề tuân thủ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. TPP được thỏa thuận trên tinh thần điều chỉnh các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ, cũng như các lĩnh vực mà các thành viên đồng ý hợp tác. Hiện tại, việc thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn chưa mang lại hiệu quả tích cực và còn tồn tại nhiều vi phạm. Như vậy, để có được những thành tựu trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ như những nước phát triển Hoa Kỳ, Canada, Australia hay Nhật Bản, buộc Việt Nam phải siết chặt các quy định về sở hữu trí tuệ hơn nữa.
Thứ ba, vấn đề thực thi các yêu cầu về môi trường, lao động, cạnh tranh. Đây là những khía cạnh có đặc điểm chung là đề cao tính “mở cửa” và hội nhập, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải thông thoáng và đồng bộ, không có quy định chồng chéo ở các quy định pháp luật thường liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh như thương mại, DN, đầu tư, bất động sản…
Theo Sài Gòn Đầu Tư
Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông hợp tác toàn diện với Trường Đại học Ngoại thương
Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông và Trường Đại học Ngoại thương đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, nhằm hỗ trợ quá trình hội nhập quốc tế của công ty.
Tổng Giám đốc Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng (trái) và Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Bùi Anh Tuấn ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Theo thỏa thuận (sẽ có thời hạn 5 năm), hai bên nhất trí thực hiện 6 nội dung hợp tác chính: Hợp tác triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp (DN) trong các lĩnh vực mà Trường có thế mạnh và Công ty có nhu cầu, như: Khoa học quản lý, quản trị DN, quản lý sản xuất, quản trị nhân sự, luật, thương mại quốc tế, thương mại điện tử, đổi mới - sáng tạo, nghiệp vụ xuất nhập khẩu; hợp tác trển khai các chương trình, dự án đào tạo theo yêu cầu, phát huy thế mạnh về đào tạo của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DN, góp phần hiện thực hóa chủ trương gắn kết quá trình đào tạo với thực tiễn; phối hợp triển khai những chương trình, dự án tư vấn đáp ứng nhu cầu của DN, nhằm chuyển hóa các thành tựu trong lĩnh vực khoa học kinh tế, quản trị, thương mại quốc tế, luật... vào thực tiễn Việt Nam; phối hợp xây dựng và triển khai mô hình thực tập sinh, tạo cơ chế, điều kiện, môi trường để sinh viên/học viên cao học Đại học Ngoại thương có thể thực tập, thực hành, thử việc tại Công ty, giúp sinh viên/học viên nâng cao ứng dụng những kiến thức được học trong Trường vào thực tiễn hoạt động của DN; hợp tác, phối hợp với bên thứ ba cùng phát triển các dự án, chương trình về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, phát triển thị trường, đào tạo...; phối hợp tổ chức các hoạt động tập thể, giao lưu giữa các tổ chức xã hội của hai bên để thúc đẩy hợp tác, phát triển văn hóa của các tổ chức.
Tại lễ ký kết, Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng nhấn mạnh, từ ngày 1/1/2016, Cộng đồng ASEAN đã hình thành, hiệp định TPP, FTA giữa Việt Nam với EU và với Liên minh Á - Âu đã được ký kết, nên trong bối cảnh 80% doanh thu là thị trường nội địa nay phải hội nhập toàn diện và với những luật chơi mới, DN sẽ phải cạnh tranh với những tập đoàn hàng đầu thế giới ngay trên sân nhà. Đồng thời, 20% doanh thu xuất khẩu hiện mới ở các thị trường nước ngoài có trình độ phát triển trung bình, Rạng Đông chưa tận dụng được lợi thế của TPP, EVFTA...
Vì vậy, DN đang phải cạnh tranh không cân sức với những đối thủ sừng sỏ ở cả thị trường trong và ngoài nước, đã có sẵn chuỗi cung ứng, trình độ quản trị tiên tiến, có tiềm lực khoa học công nghệ, thị trường và kinh nghiệm thương trường, có thương hiệu quốc gia và thương hiệu DN cỡ toàn cầu... Tình hình đó, đòi hỏi đội ngũ CBCNV Công ty phải có sự đổi mới tư duy quản lý và nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh. Nâng cao trình độ về mọi mặt, từ quản lý đến tay nghề của người lao động đang là nhu cầu rất cấp bách của Rạng Đông và cũng của phần lớn DN Việt hiện nay. Vì vậy, hợp tác với Trường Đại học Ngoại thương sẽ là hoạt động rất thiết thực hỗ trợ quá trình hội nhập quốc tế của Công ty", ông Thăng khẳng định.
Thanh Hiền
Theo_Hà Nội Mới
"Tỷ lệ quan chức biết về hội nhập còn thấp hơn nhiều doanh nghiệp" Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành chỉ ra một thực tế rằng, trong khi 30% doanh nghiệp không biết về hội nhập thì tỷ lệ "quan chức" biết về hội nhập còn thấp hơn nhiều. (Ảnh minh hoạ). Phát biểu tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam trong dòng chảy hội nhập FTA thế hệ mới" diễn ra sáng ngày 19/2, chuyên...