TPP không chỉ toàn màu hồng!
Theo nghiêm cứu của VEPR và TS Nguyễn Đức Thành, hôi nhâp luôn mang lai ca cơ hôi và thách thưc cho các nươc tham gia. ác ngành bị ảnh hưởng rất lớn khi Việt Nam tham gia vào TPP sẽ là chăn nuôi, doanh nghiệp phân phối – bán lẻ, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về tổng thể, hiệp định TPP được cho là sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong dài hạn.
Tại cuộc họp báo về triển vọng kinh tế khu vực sáng nay (5/10), nhận định về tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi khi hiệp định này được ký kết.
Theo ông Sudhir Shetty – Kinh tế trưởng của World Bank tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương: “Khó có thể trả lời chính xác TPP sẽ tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam nhưng về tổng thể, hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong dài hạn. Đây là cú hích lớn cho Việt Nam nhưng cũng mang lại nhiều áp lực cho các nhà sản xuất trong nước. Họ sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn nhưng điều này sẽ đồng thời giúp thúc đẩy hiệu suất”.
Theo chuyên gia của World Bank, với kịch bản tốt nhất, TPP sẽ đem lại lợi ích, giúp các quốc gia tiếp cận thị trường mà trước đây chưa tiếp cận được. “TPP là một nhóm lớn cả về mặt kinh tế lẫn địa lý. Do đó, khi vận hành sẽ tạo ra dòng chảy thương mại lớn hơn là tạo ra các rào cản. Đây mới là nhận định ban đầu, còn nội dung cụ thể còn phải chờ khi hiệp định này được ký kết và các tác động cụ thể cũng cần nhiều thời gian để đánh giá”, chuyên gia World Bank nói.
Đánh giá cụ thể với trường hợp của Việt Nam, vị chuyên gia từ World Bank cho rằng: “Hiện nay Việt Nam là quốc gia thu nhập khá thấp trong 12 quốc gia tham gia đàm phán. Nhóm 12 quốc gia vào TPP chiếm 40% GDP toàn cầu nên Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. GDP có thể tăng thêm 8-10% đến năm 2030 và thu hút thêm dòng vốn đầu tư đến từ các nhà đầu tư nước ngoài”.
“Tuy nhiên, những cơ hội đó còn phải phụ thuộc vào những cải cách đến từ Việt Nam và việc Việt Nam có tận dụng được các cơ hội hay không”, chuyên gia từ World Bank nói.
TPP là một thỏa thuận thương mại tự do với sự tham gia của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam. Đây là một trong số những hiệp định tham vọng nhất từ trước đến nay với kỳ vọng mở ra tương lai tăng trưởng mạnh mẽ cho các nước tham gia.
Video đang HOT
Trải qua 5 năm kể từ khi bắt đầu được chính thức đàm phán vào năm 2010, hiện TPP có thể nói là đang bước vào những ngày quyết định với một tuyên bố thống nhất “về nguyên tắc” dự kiến sẽ được công bố trong ít giờ nữa. Trong trường hợp các nước thống nhất được các thỏa thuận cơ bản, TPP sơ bộ sẽ có khả năng được ký kết sớm nhất vào đầu năm 2016. Sau đó, TPP sẽ có hiệu lực sau khi nó được thông qua tại từng quốc gia thành viên.
Báo cáo Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) công bố mới đây đánh giá, khi tham gia vào TPP, mỗi năm GDP của Việt Nam sẽ tăng 2%, tương ứng 3,7 tỷ USD. Con số này cao hơn so với các nghiên cứu trước đó của WB, EuroCham là từ 1,4 đến 2,9 tỷ USD khi Việt Nam tham gia vào TPP.
“Các khoản gia tăng cho GDP Việt Nam khi chúng ta gia nhập TPP là tăng tiêu dùng, tăng xuất khẩu và tăng đầu tư, trong đó có cả đầu tư FDI và tổng đầu tư toàn xã hội (đầu tư nội địa). Lợi thế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào TPP sẽ là thúc đẩy xuất khẩu tăng cao khi thuế quan nhiều mặt hàng ở các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật Bản sẽ gia tăng”, TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR cho biết.
Cùng với xuất khẩu, đầu tư nước ngoài được dự toán sẽ tăng khoảng 13 tỷ USD, mức tăng gần bằng tăng thu hút FDI vào Nhật Bản, gấp đôi mức tăng FDI vào Úc, Malaysia. Theo báo cáo của VEPR, sở dĩ FDI tăng là do Việt Nam là nước có lợi thế xuất khẩu khi giá nhân công rẻ, chi phí đầu vào trung bình rẻ hơn so với nhiều nước khác, nguyên liệu nhiều ngành như nông sản, thủy sản có tại chỗ… Lợi thế tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và USD sẽ có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thuế xuất khẩu giảm…
Tuy nhiên, TPP không phải là “màu hồng”, theo nghiêm cứu của VEPR và TS Nguyễn Đức Thành, hôi nhâp luôn mang lai ca cơ hôi và thách thưc cho các nươc tham gia. Quá trình hôi nhâp se anh hương sâu rông đên tât ca các linh vưc cua toàn bô nên kinh tê. Các ngành bị ảnh hưởng rất lớn khi Việt Nam tham gia vào TPP sẽ là chăn nuôi, doanh nghiệp phân phối – bán lẻ, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phương Dung
Theo Dantri
Đàm phán TPP vượt qua trở ngại cuối cùng
Đến cuối giờ chiều 4/10 ở Mỹ, (sáng sớm nay giờ Việt Nam), các thông tin không chính thức cho biết, các nhà đàm phán đã vượt qua được trở ngại cuối cùng trên tiến trình đàm phán về vấn đề bảo hộ bản quyền dược phầm.
Reuters cho biết, Mỹ và Australia đã đạt thỏa thuận về thời hạn bảo hộ độc quyền dược phẩm là 8 năm.
Bảo hộ dược phẩm là nút thắt cuối cùng của 12 quốc gia đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang nhóm họp tại Mỹ đàm phán căng thẳng suất 3 ngày cuối tuần qua.
Trả lời phỏng vấn báo giới Nhật, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari cho biết, các nhà đàm phán có thể sẽ công bố đạt được thỏa thuận về nguyên tắc TPP vào cuối ngày 4/10 (sáng nay 5/10 theo giờ Việt Nam).
"Chúng tôi đang chuẩn bị để công bố thỏa thuận về nguyên tắc vào chiều nay", ông Amari cho biết.
Nếu các bên đạt được thỏa thuận cơ bản, TPP có thể được ký kết vào đầu năm sau và có hiệu lực sau khi được các nước thành viên phê chuẩn.
Được biết, Mỹ hiện áp dụng thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ với dược phẩm trong nước là 12 năm. Vì vậy, họ ban đầu đề xuất thời hạn này trong TPP là 8 năm. Trong khi đó, Australia và một nhóm nước khác chỉ chấp nhận không quá 5 năm.
Trước đó Chile, New Zealand và Peru đều không muốn chấp nhận yêu cầu bảo hộ bản quyền sinh dược lâu hơn 5 năm. Vì việc bảo hộ này sẽ khiến các nước đang phát triển không thể phát triển các loại thuốc mới tương đương để giảm giá thành.
Nhưng cuối cùng tất cả dường như đã đạt được một thỏa thuận dung hòa để mở đường cho việc tuyên bố kết thúc đàm phán TPP có thể diễn ra sớm ngay trong ngày 4/10 này (theo giờ Mỹ).
Để đạt được thỏa thuận quan trọng này, các đoàn đàn phán đã chấp nhận họp xuyên đêm 3/10 đến tận sáng 4/10 (giờ Mỹ) để vượt qua những khúc mắc cuối cùng,.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải quyết các vấn đề lớn trên bàn đàm phán còn vô vàn các điều khoản chi tiết khác sẽ phải tiếp tục xử lý giữa các bên và việc ký tắt một thảo thuận hoàn tất sơ bộ chưa thể diễn ra. Hơn nữa việc ký thỏa thuận kết thúc đàm phán còn phải được từng đoàn đàm phán xin ý kiến các Chính phủ nên không thể diễn ra nhanh được.
Trong mấy ngày đàm phán liên tiếp và căng thẳng cuối tuần qua, các nhà đàm phán đã lần lượt giải quyết các vấn đề quan trọng con vướng mắc
Cụ thể, Nhật Bản và Mỹ đã đạt thỏa thuận trên nguyên tắc về mở cửa thị trường ôtô và phụ tùng ôtô. Một thỏa thuận song phương khác giữa Washington và Tokyo cũng cam kết mở cửa thị trường xe tại Nhật Bản và giảm hàng rào phi thuế quan.
Vấn đề còn lại là việc mở cửa thị trường sữa cho các sản phẩm của New Zealand, các nước Nhật, Canada và Mexico đã nhanh chóng thỏa thuận với New Zealand . Và đối thủ khó khăn nhất là Mỹ đã cùng New Zealand có được thỏa thuận quan trọng.
TPP Hiệp định thương mại khu vực lớn nhất trong lịch sử, hứa hẹn trở thành mô hình sẽ thiết lập tiền lệ cho hoạt động thương mại toàn cầu và các tiêu chuẩn liên quan tới người lao động.
Hiệp định TPP với tám năm tiến hành thương thuyết, đàm phán giữa Mỹ và 11 quốc gia ven Thái Bình Dương hướng tới gỡ bỏ dần hàng ngàn rảo cản thuế quan và phi thuế quan trong thương mại. TPP cũng sẽ thiết lập các nguyên tắc đồng bộ trong các vấn đề sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, cởi mở thông tin trên Internet, ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã và các hoạt động phá hủy môi trường.
Hoãn công bố đàm phán TPP?
Trong khi tất cả đang mong chờ thông báo cuối cùng về đàm phán TPP thì đài tiếng nói New Zealand, thông báo về cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Mỹ đã bị trì hoãn vô thời hạn do các nhà đàm phán chưa phá vỡ được bế tắc về các vấn đề như thời hạn bảo vệ bản quyền dược phẩm và mở cửa thị trường sữa.
Theo kế hoạch, một cuộc họp báo của các bộ trưởng TPP sẽ diễn ra lúc 3h00 sáng giờ Việt Nam, nhưng sau đó bị lùi sang 11h00, trước khi bị hoãn vô thời hạn.
Australia và Mỹ có vẻ đã thu hẹp được những khác biệt về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thuốc sinh học. Nhưng các vấn đề còn tồn tại về tiếp cận thị trường sữa của New Zealand vào Mỹ, Canada và Nhật Bản vẫn chưa được giải quyết.
Theo Vietnamnet
Sứ mệnh "hai trong một" của ngoại trưởng Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á Chuyến thăm Đông Nam Á lần này của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được giới phân tích gọi là "hai trong một"... ...Nghĩa là đều nhằm thực hiện một mục tiêu hàng đầu trong chiến lược xoay trục của Mỹ tới châu Á là thiết lập không gia kinh tế dựa trên cơ sở đồng đô la của Mỹ và do Mỹ sắp...