TPP góp phần phát triển quan hệ toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Hiêp định Đôi tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cần thiết và có lợi cho các nước tham gia đàm phán, góp phần tích cực cho việc phát triển quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bô trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngay sau khi tới Thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ, trưa 26/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bô trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker và Đại diên Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman.
Bô trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker và Đại diên Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman bày tỏ vui mừng về việc hai nước đã xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ song phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới; cam kêt sẽ tích cực thúc đây hợp tác nhiêu mặt với Viêt Nam, nhất là trên lĩnh vực kinh tê, thương mại, đâu tư.
Bô trưởng Thương mại Pritzker và Đại diên Thương mại Froman khẳng định quyêt tâm của Hoa Kỳ cùng với các nước thành viên khác của Hiêp định Đôi tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đây nhanh tiên trình đàm phán đê có thê sớm hoàn tât Hiệp định này, đồng thời hoan nghênh những tiên bộ đạt được tại vòng đàm phán vừa qua giữa Viêt Nam và Hoa Kỳ tại Malaysia và Brunei.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Viêt Nam coi trọng hợp tác nhiêu mặt với Hoa Kỳ, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại là nội dung quan trọng và bày tỏ vui mừng về những tiến triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Năm 2012 kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đạt 25 tỷ USD, tăng 16 lần so với năm 2001 (trước khi ký Hiệp định Thương mại Song phương – BTA).
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, TPP là cần thiết và có lợi cho các nước tham gia đàm phán, góp phần tích cực cho việc phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định quyết tâm của Việt Nam thúc đẩy đàm phán như thỏa thuận giữa cấp cao hai bên năm 2012, sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ và các nước đàm phán khác đi đến kết thúc và ký kết Hiệp định TPP theo lộ trình, đồng thời đề nghị Hoa Kỳ dành sự linh hoạt cần thiết cho Việt Nam trong tiến trình này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại diên Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa qua đã công bố Việt Nam không trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm, và khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, chấm dứt điều tra 12 vụ tranh chấp thương mại với Việt Nam, trong đó có 4 vụ điều tra cả trợ cấp và chống bán phá giá, nhất là đối với tôm và cá tra; khẳng định Việt Nam không bán phá giá và không trợ cấp cho những mặt hàng này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu bật lo ngại của Việt Nam về Luật Nông trại năm 2013 yêu cầu Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ giám sát từ nuôi trồng cho tới chế biến cá tra, nói rõ đây là việc làm không cần thiết vì Việt Nam đang hợp tác tốt với Cơ quan Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cá tra.
Các Bộ trưởng Hoa Kỳ ghi nhận những ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu tại cuộc gặp này và hứa sẽ tích cực xem xét có những biện pháp phù hợp trong thời gian tới.
Theo Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
Mong ước xa vời
Tròn 20 năm trước, Palestine và Israel đã cùng đặt bút ký vào bản Hiệp định hoà bình Oslo, song đến nay mong mỏi chung sống hoà bình bên nhau giữa người Palestine và người Do thái vẫn hết sức xa vời.
Khu định cư Do thái hiện là trở ngại chính trong tiến trình hòa bình Trung Đông
Ngày 13-9-1993 đánh dấu mốc lịch sử trong tiến trình hoà bình Trung Đông khi Chủ tịch Tổ chức giải phóng Palestine (PLO, tổ chức chính trị đại diện cho người Palestine) Yasser Arafat và Thủ tướng Israel Yizhak Rabin cùng ký kết Hiệp định hòa bình Oslo trước sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Với việc ký hoà ước lịch sử này, các nhà lãnh đạo Arafat, Rabin và Clinton đã vinh dự đoạt giải Nobel Hoà bình một năm sau đó.
Theo Hiệp định hoà bình Trung Đông, phía Palestine thừa nhận quyền sống trong hòa bình và an ninh của Israel, cam kết từ bỏ việc sử dụng bạo lực để đòi lại các vùng đất mà Israel chiếm đóng sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967. Đổi lại, phía Israel công nhận PLO như là đại diện của nhân dân Palestine và bắt đầu thương thuyết với PLO về việc tiến tới thành lập một Nhà nước Palestine độc lập chung sống hoà bình cạnh Nhà nước của người Do thái.
Thực hiện Hiệp định Hoà bình Oslo với sự trung gian hoà giải của "nhà bảo trợ hoà bình Trung Đông" Mỹ và sau này có thêm LHQ, Nga và Liên minh châu Âu (EU, Palestine và Israel đã trải qua vô số các cuộc đàm phán). Thành quả của các cuộc đàm phán này là Israel rút quân và trao trả phần lớn diện tích dải Gaza và khu Bờ Tây sông Jordan để người Palestine thành lập chính quyền và đến nay đã tuyên bố thành lập Nhà nước Palestine được Đại hội đồng LHQ công nhận.
Tuy nhiên, Nhà nước Palestine độc lập cho đến nay vẫn chưa được Israel cũng như Mỹ công nhận và Israel còn chiếm giữ nhiều vùng đất của người Palestine. Mục tiêu cuối cùng của Hiệp định hoà bình Oslo là hình thành 2 nhà nước độc lập của người Do thái và người Palestine chung sống hoà bình vẫn chưa đạt được.
Hai "điểm nghẽn" then chốt khiến Hiệp định hoà bình Oslo đến nay vẫn còn dang dở là Israel vẫn chưa chịu "đổi đất lấy hoà bình", tức là trao trả hết các vùng đất chiếm đóng của người Palestine trong cuộc chiến tranh năm 1967, và sự hờ hững của Mỹ, nhà bảo trợ chính của tiến trình hoà bình Trung Đông.
Sau chính quyền Tổng thống Clinton, cả chính quyền Tổng thống George W. Bush và chính quyền Tổng thống Barack Obama hiện nay đều bị hút vào các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq, Libya, Syria... lại lo đối phó với khủng hoảng kinh tế hay chuyển dịch trọng tâm chiến lược về khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính vì thế, Mỹ không còn thời gian và cả sự quan tâm cho vấn đề hoà bình Trung Đông.
Trong khi đó, chính quyền Israel, do không có sự thúc ép và áp lực từ Mỹ, đã không trao trả hết các vùng đất chiếm đóng cho người Palestine mà còn tiến hành xây dựng thêm nhiều khu định cư Do thái trong các vùng đất này. Vừa qua, sau 6 chuyến công du Trung Đông trong vòng 5 tháng gần đây của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry để đánh dấu sự trở lại của Washington trong vấn đề hoà bình Trung Đông, Israel và Palestine đã nối lại đàm phán sau hơn 3 năm ngưng trệ do Tel Aviv tiến hành xây thêm hàng ngàn căn nhà trong vùng đất chiếm đóng.
Do vậy, dù Israel và Palestine nối lại đàm phán với sự trung gian của Mỹ nhưng đoàn tàu hoà bình Trung Đông vẫn chưa nhúc nhích được thêm mét nào do "vật cản" khu định cư Do thái quá lớn.
HOÀNG HÀ
Theo ANTD
Đã đến lúc đưa quan hệ Singapore-Việt Nam lên cấp độ mới "Tôi vui mừng bởi trong chuyến thăm Việt Nam của tôi tới đây, quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ được nâng lên thành Đối tác Chiến lược", Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên của TTXVN tại Singapore trước khi ông sang thăm chính thức Việt Nam...