TP.Hồ Chí Minh: Nhiều xã cùng về đích nông thôn mới nâng cao
Sau thời gian trùng xuống, nhiều xã thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM) nâng cao theo đặc thù của TP.HCM đã “rủ nhau” về đích.
Theo Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM TP.HCM Thái Quốc Dân, hiện đã có 4 xã hoàn thành chương trình NTM nâng cao của thành phố, gồm: Thái Mỹ, Tân Thạnh Tây, Nhuận Đức (huyện Củ Chi) và Bình Lợi (huyện Bình Chánh).
Những điển hình vượt khó…
Xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi vừa tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. Qua 10 năm triển khai xây dựng NTM, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nâng chất NTM giai đoạn 2016 – 2020. Cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh.
Theo Chủ tịch UBND xã Thái Mỹ Lê Ngọc Sương, hiện thu nhập bình quân trên địa bàn xã đạt 58 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo là 0,46%/tổng số hộ dân.
Tuy nhiên, ấn tượng nhất với xã Thái Mỹ là cảnh quan, môi trường ở đây. Dọc theo một số tuyến đường, chính quyền và người dân trồng chăm sóc và tạo những con đường hoa rất đẹp.
Một con đường hoa ở xã Thái Mỹ. (ảnh: Trần Đáng)
Bên cạnh đó, theo bà Sương, đến nay, 100% hộ dân trong xã được tiếp cận và sử dụng nước sạch. 100% hộ dân trong khu dân cư đăng ký thu gom rác. Số hộ dân “xanh hóa tường rào” đạt 25%.
Về việc nâng cao thu nhập cho người dân Xã Bình Lợi được xem như lá cờ đầu. Từ một xã vùng trũng, phèn chua, đời sống người dân khốn khó chỉ sau những năm đẩy mạnh làm NTM, thu nhập bình quân của người dân xã Bình Lợi đạt 65 triệu đồng/người năm (2018) – đây là mức thu nhập cao nhất hiện nay của các xã làm NTM của thành phố.
Video đang HOT
Theo ông Trương Thái Ngọc – Chủ tịch UBND xã Bình Lợi, thành công này là được sự quan tâm thường xuyên, sâu sát của lãnh đạo thành phố; sự đồng lòng tham gia chung sức xây dựng NTM của nhân dân.
Nâng cao đời sống, tinh thần cho người dân
Từ năm 2009, thành phố đã triển khai bộ tiêu chí NTM, mục tiêu đề ra là phấn đấu đến năm 2020 tất cả 56/56 xã của 5 huyện, gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh đạt chuẩn NTM nâng cao theo đặc thù của thành phố với đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập người dân nông thôn được nâng cao và bền vững.
Theo ông Trần Ngọc Hổ -Phó Giám đốc Sở NNPTNT, chương trình xây dựng NTM luôn được người dân ủng hộ và cùng chung sức. 10 năm qua, nguồn lực đầu tư rất lớn; nhờ đó sản xuất phát triển, có sự chuyển biến mạnh về chất và lượng…
Ông Dân cho biết, thành tựu nổi bật sau 10 năm xây dựng NTM của thành phố có thể khái quát: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 427,2%; năm 2018 bình quân đạt 502 triệu đồng/ha/năm, so với 2008 (117,5 triệu đồng/ha/năm) – năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 26 – NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ước tính thu nhập bình quân năm 2018 của người dân nông thôn đạt 54,76 triệu đồng/người, tăng 248,1% so với năm 2008 (15,73 triệu đồng/người). Hiện TP.HCM không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia…
Ông Hổ cho biết, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung thực hiện các tiêu chí còn khó khăn và đã đề ra các giải pháp cụ thể cho từng tiêu chí. Vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua bố trí vốn trung hạn hơn 8.000 tỷ đồng cho hơn 1.500 công trình.
“Sở NNPTNT sẽ phối hợp các cơ quan liên quan và 5 huyện triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình góp phần cải thiện hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, thành phố tiếp tục triển khai các chính hỗ trợ phát triển nông nghiệp, ưu tiên đầu tư công nghệ cao, liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp người dân nâng cao thu nhập” – ông Hổ cho biết.
Theo Danviet
Trồng lúa khó giàu, Tây Ninh giảm diện tích lúa, trái cây lên ngôi
Nhận định cây lúa khó có thể trở thành cây làm giàu, tỉnh Tây Ninh đề xuất lúa sẽ là cây trồng không khuyến khích và giảm dần diện tích canh tác ở những nơi cho hiệu quả kinh tế thấp.
Đây là một trong những nội dung được đưa ra trong Đề án phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp của tỉnh mới được Sở NN&PTNT Tây Ninh hoàn thành để chuẩn bị trình UBND tỉnh phê duyệt.
Thực trạng phát triển nông nghiệp của Tây Ninh còn nhiều hạn chế, bất cập. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trước đó, đầu năm 2019, Sở NN&PTNT Tây Ninh đã tổ chức hội thảo Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tinh Tây Ninh. Tiếp thu, ghi nhận các ý kiến góp ý, đến nay đề án này đã được Sở hoàn chỉnh.
Theo Sở NN&PTNT Tây Ninh, thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh đang bộc lộ những hạn chế bất cập. Tái cơ cấu ngành trở thành yêu cầu cấp thiết. Việc xây dựng Đề án sẽ góp phần đưa nền nông nghiệp Tây Ninh phát triển hiệu quả, đạt giá trị cao và bền vững.
Đề án nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị đối với các sản phẩm truyền thống đang có xu hướng suy giảm gồm: lúa, mía, khoai mì, cao su, chăn nuôi bò sữa. Xây dựng hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất rau, cây ăn trái nhiệt đới, nhất là sản phẩm mãng cầu, nhãn, chuối, thơm, sầu riêng, xoài, bưởi,... chăn nuôi heo thịt, gà thịt, bò thịt gắn với tiêu thụ và chế biến.
Đề án nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị đối với các sản phẩm truyền thống đang có xu hướng suy giảm, trong đó có cây lúa. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Võ Đức Trong - Giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh cho biết, Đề án đưa ra cách tiếp cận mới khi tập trung vào nhóm các loại cây trồng, vật nuôi theo ba nhóm cụ thể gồm: (1) nhóm khuyến khích phát triển, (2) nhóm chỉ duy trì, (3) nhóm không khuyến khích và giảm dần.
Sau khi phân tích các nhóm, việc phân tích các cây - con cụ thể chỉ là để minh họa hay làm rõ những định hướng lựa chọn và tiếp cận. Cách tiếp cận về mặt chính sách của Tây Ninh là tạo dựng những cơ sở hạ tầng và chính sách để khuyến khích hoặc không khuyến khích các nhóm sản phẩm.
"Thông điệp của chính quyền đưa ra cùng với các khuyến cáo để người dân và doanh nghiệp tự quyết định chứ không phải theo các định hình kế hoạch cứng nhắc như trước đây", ông Trong chia sẻ.
Lúa là cây trồng truyền thống chiếm diện tích lớn tại Tây Ninh nhưng hiệu quả không cao. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo phân tích của Đề án, lúa là cây trồng truyền thống chiếm diện tích lớn tại Tây Ninh với tổng diện tích canh tác khoảng 80.000 ha.
Giá trị gia tăng của lúa bằng 2.550 tỷ đồng, chiếm 16,8% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Lợi nhuận ước tính đạt 31 triệu đồng/ha và giá trị gia tăng (lao động và lợi nhuận) ước tính là 52 triệu đồng.
Mức lợi nhuận và giá trị gia tăng này xếp thứ hai trong bốn cây trồng truyền thống và chủ lực. Tỷ lệ diện tích/lao động là 2,5 tương đương với cao su và thấp hơn hẳn hai cây còn lại.
Đề án nhận định lúa khó có thể trở thành cây làm giàu. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đề án nhận định, người dân hầu như không có khả năng để gia tăng giá trị hay làm giàu từ cây lúa. Hiện một phần diện tích đang có xu hướng chuyển sang các loại cây trồng khác. Giá chuyển nhượng phổ biến hiện nay vào khoảng 600-700 triệu đồng/ha đất lúa.
Khả năng tăng giá trị bằng các loại giống mới hay phương thức sản xuất tiên tiến đối với cây lúa ở Tây Ninh là không cao. Lợi thế để Tây Ninh đầu tư vào các khâu có giá trị gia tăng cao hơn để khép chuỗi cây lúa cũng không nhiều.
Vì thế, việc lựa chọn chính sách sẽ theo hướng giảm dần diện tích ở mức đảm bảo các yêu cầu về an ninh lương thực quốc gia và của địa phương; không có những đầu tư trọng điểm vào loại cây trồng này. Dự kiến đến năm 2020, diện tích canh tác lúa khoảng 70.679 ha, trong đó diện tích đất chuyên lúa 48.686 ha.
Theo Danviet
Cần Thơ chia sẻ với Lào kinh nghiệm phát triển nông nghiệpChủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, sang thăm và làm việc tại thành phố Cần Thơ. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm
Có thể bạn quan tâm

Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Niềm vui đoạt danh hiệu vô địch Europa League của Son Heung-min không thực sự trọn vẹn, khi ngôi sao Tottenham vướng vào vụ l&ugra...
Người yêu cũ danh hài Hoài Linh tuổi 47: Cuộc sống kín tiếng, vẫn giữ hình xăm khuôn mặt Hoài Linh ở ngực
Sao việt
21:26:03 22/05/2025
Kelvin Cao: Viên ngọc quý gốc Việt cực đa năng
Sao thể thao
21:25:34 22/05/2025
Mỹ chính thức nhận 'cung điện bay' từ Qatar
Thế giới
21:25:01 22/05/2025
Hai tài xế ô tô trả giá vì gây tai nạn kinh hoàng, khiến 4 mẹ con tử vong tại chỗ
Pháp luật
21:18:34 22/05/2025
Xót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thư
Sao châu á
21:16:31 22/05/2025
Loan Barbie gây thương nhớ trong bộ áo dài thướt tha
Netizen
21:00:05 22/05/2025
Cuộc nói chuyện của bố Neko Lê và "bình rượu": Ai mà nghĩ lúc ở bên con gái, nam rapper cá tính lại "biến" thành thế này!
Tv show
20:55:53 22/05/2025
5 món này là "hố đen chi tiêu", nếu đã mua thì sẽ rất hối hận!
Sáng tạo
20:44:17 22/05/2025
Cơn sốt phim tài liệu "Anh trai": Thu về chục tỷ, mỏ vàng cho nghệ sĩ Việt?
Hậu trường phim
20:40:25 22/05/2025