TP.Hồ Chí Minh: Hơn 311.000 căn nhà chưa có giấy tờ
Theo kế hoạch, đến tháng 6.2013, TPHCM sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (gọi tắt là giấy chứng nhận nhà đất – GCNNĐ). Đến hết quý II/2012, số lượng nhà đất chưa được cấp GCN lần đầu còn lại khoảng 311.000.
Chỉ mới có 40% số căn hộ trong các dự án đã hoàn thành có GCNNĐ. Ảnh: Quỳnh Mai
Chỉ còn khoảng 8 tháng nữa là đến thời điểm phải hoàn thành việc cấp GCNNĐ, trong khi số lượng nhà đất cần phải cấp GCN quá nhiều, liệu TPHCM có kịp hoàn thành?
Video đang HOT
Nhà ở 10 năm chưa có giấy chứng nhận
Theo cơ quan chưc năng, nhà, đất chưa có GCN chủ yếu thuộc địa bàn các quận, huyện vùng ven, khu vực mới đô thị hóa, trong các dự án phát triển các khu đô thị mới, các dự án xây dựng chung cư… Cụ thể hơn, trong các chung cư đã hoàn thành, tỉ lệ căn hộ chung cư có GCN hiện nay mới chỉ đạt được 40%. Trong khi đó, đất có GCN mới chỉ đạt trên 60%. Theo đánh giá chung của cơ quan chức năng, việc cấp GCNNĐ đang bị chậm, UBND thành phố đã phải ban hành kế hoạch đặt ra mục tiêu là đến tháng 6.2013 phải hoàn thành cấp giấy chứng nhận lần đầu cho toàn bộ nhà, đất. Hiện nay, Sở Tài nguyên- Môi trường và các quận, huyện đang ráo riết chạy đua để thực hiện kế hoạch này.
Một phần nguyên nhân của tình trạng tỉ lệ nhà đất được cấp GCN thấp do những quy định chặt chẽ của thành phố nhằm buộc các chủ đầu tư các dự án phát triển các khu đô thị mới, các dự án xây dựng chung cư phải hoàn thiện hệ thống hạ tầng, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính thì mới được cấp giấy. Chính vì quy định này mà có nhiều dự án người dân đã xây dựng nhà trên 10 năm vẫn chưa có giấy tờ. Tập thể 128 hộ dân tổ dân phố 90A và 90B, khu phố 5, phường 25, quận Bình Thạnh đã có đơn gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị can thiệp, xem xét việc cấp GCNNĐ. Những hộ dân này đã ký hợp đồng xây dựng nhà ở với Cty phát triển nhà quận Bình Thạnh từ năm 2000. Cả khu phố sầm uất hình thành từ hơn 10 năm trước, mỗi căn nhà có giá vài tỉ đồng nhưng trớ trêu thay, chẳng căn nhà nào có GCNNĐ.
Hiện trạng, mỗi hộ dân chỉ nắm trong tay một bản hợp đồng góp vốn và một biên bản giao ranh nền. Sau khi góp vốn xây dựng nhà ở được 7 năm, năm 2007, Cty phát triển nhà quận Bình Thạnh đã thu lại toàn bộ giấy tờ với lý do để làm GCNNĐ, nhưng đến nay GCNNĐ vẫn chưa thấy đâu… Đây chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp điển hình quyền lợi của người dân bị treo mà nguyên nhân là do sai phạm của các chủ đầu tư. Theo quy định trong Quyết định 54, đối với những dự án có sai phạm, nợ nghĩa vụ tài chính, không đầu tư đầy đủ hệ thống hạ tầng… thì không được cấp giấy chứng nhận. TPHCM có khoảng 200 dự án dạng này. Ngoài ra, còn có nhiều ngàn căn hộ trong các dự án có sai phạm dẫn đến không được cấp GCNNĐ.
Tháo gỡ
Đến nay, TPHCM đã bỏ quy định: “Một trong những giấy tờ tạo lập nhà đất phải có mới được cấp giấy chủ quyền là biên bản nghiệm thu hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bàn giao cho UBND quận, huyện hoặc Sở Giao thông Vận tải quản lý để đưa vào sử dụng”. Chính vì quy định này mà nhiều năm nay, người dân mua đất xây nhà trong dự án hay mua căn hộ chung cư đã không được xét cấp chủ quyền khi chủ đầu tư chưa hoàn thiện một trong những hạng mục hạ tầng như: Đường giao thông, trường mầm non, hệ thống thoát nước, công viên cây xanh.
Việc bỏ một phần trong Quyết định 54, thành phố đã tạo điều kiện cho hàng trăm dự án phát triển nhà ở với nhiều chục ngàn căn nhà thuộc diện xây sai thiết kế mẫu nhà tự ý phân lô, điều chỉnh quy hoạch đã được cơ quan chức năng thông qua sử dụng sai công năng không đầu tư xây dựng hoặc có đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật nên không được nghiệm thu, sẽ được cấp GCNNĐ.
Riêng đối với những trường hợp hồ sơ pháp lý đất đai phức tạp, Sở Tài Nguyên- Môi trường thành phố đã có kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép cấp giấy chủ quyền về đất trước, để hoàn thành công tác cấp giấy chủ quyền kịp kế hoạch vào tháng 6.2013. Những trường hợp này, sau này người dân có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản (gắn liền với đất) sẽ nộp hồ sơ bổ sung sau để được cấp GCN. UBND thành phố cũng đã ban hành một kế hoạch nhắm đến mục tiêu tháng 6.2013 sẽ hoàn thành cấp GCNNĐ.
Trong đó, UBND thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát tất cả dự án nhà ở trên địa bàn. Đối với những chủ đầu tư dự án nhà ở chậm trễ, không làm thủ tục cấp giấy GCNNĐ cho dân, cần làm rõ nguyên nhân và có hình thức xử lý nghiêm khắc. Những dự án còn vướng mắc, cơ quan chức năng phải tìm cách tháo gỡ, giải quyết triệt để tồn tại để cấp giấy chủ quyền cho dân.
Theo laodong
Gỡ dần nút thắt nợ xấu
Mặc dù ngày làm việc thứ 2 của Quốc hội (23-10) không tập trung bàn về kinh tế song đây vẫn là lĩnh vực được báo giới quan tâm. Bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã dành thời gian trao đổi với báo chí quanh vấn đề này.
- PV: Nhiều chuyên gia đánh giá, vấn đề tồn kho và nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản rất đáng lo ngại. Xin Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có giải pháp gì để tháo gỡ?
- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Chính phủ đang tập trung để xử lý nợ xấu, giải quyết thanh khoản cho nền kinh tế và thanh khoản của ngân hàng. Nếu giải quyết được vấn đề này một cách tương đối thì mới xử lý được các vấn đề khác. Riêng tín dụng cho bất động sản hiện đang vô cùng khó khăn. Nếu gỡ được khó khăn này thì sẽ giải quyết được vấn đề tồn kho. Nói chung bài toán khá phức tạp, cho nên phải phân tích để có lựa chọn.
- Phó Thủ tướng nói rõ hơn về các giải pháp tháo gỡ nợ xấu trong bất động sản?
- Phải phân tích cụ thể từng khoản chứ không thể nói chung chung được. Chính phủ đang phân tích từng khoản nợ xấu, bởi cũng có những khoản đang từ tốt chuyển thành xấu nên phải xem xu hướng phát triển của nó để đưa ra biện pháp tháo gỡ phù hợp.
Hiện nay, theo chỉ số báo cáo hàng tồn kho bất động sản đã bắt đầu giảm theo từng quý, đó là biểu hiện tốt lên. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xử lý đối với các nợ xấu bất động sản. Cách xử lý phải tổng thể, căn bản. Chẳng hạn, có những doanh nghiệp có thể đang làm những dự án, kể cả những dự án hạ tầng, xây nhà, xây chung cư... nếu gỡ được cho họ thì công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, đồng thời vốn đó có thể quay vòng được.
Cùng với đó, Chính phủ cũng đang tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng việc giãn thuế, nhờ đó mà có những doanh nghiệp đã vượt lên được. Tôi cho rằng, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tính toán, cơ cấu lại mô hình quản trị, hoạt động của chính mình để vượt qua thời điểm khó khăn này.
- Vậy theo Phó Thủ tướng, với những giải pháp trên, bao giờ thị trường bất động sản có thể phục hồi?
- Cái đó chỉ dự báo được thôi còn cụ thể thế nào rất khó, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở đây không chỉ là các yếu tố trong nước nói riêng mà phụ thuộc cả bên ngoài nữa. Hiện nay, độ mở nền kinh tế khá sâu nên khi đưa ra giải pháp để xử lý thì nói vài câu không hết được.
Theo ANTD
Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Lộ bêtông trộn đất và gỗ mục Như đã đưa tin, công trình thủy điện Đak Rông 3 trên sông Đak Rông (Quảng Trị) đã bị vỡ đập chỉ sau 15 ngày nghiệm thu, phát điện. Khảo sát tại hiện trường của phóng viên Lao Động trong 2 ngày 13 và 14/10 cho thấy những dấu hiệu nghiêm trọng của tình trạng chất lượng công trình không đảm bảo trước...