TP.HCM: Yêu cầu 3 bệnh viện lớn sẵn sàng điều trị bệnh Ebola
TP.HCM đã yêu cầu 3 bệnh viện lớn chuẩn bị sẵn sàng nếu phát hiện ra trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Người lớn bị nhiễm Ebola sẽ được đưa đến điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Trẻ em được điều trị tại BV Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2.
Sáng 12.8, đoàn công tác Sở Y tế TP.HCM đã thị sát kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Khu vực đo thân nhiệt cách ly kiểm soát dịch ebola ở Tân Sơn Nhất
Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế cho biết, sau khi Thủ Tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo về việc triển khai công tác phòng ngừa dịch bệnh Ebola, Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế đã triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Tại khu vực cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất, Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế đã triển khai việc giám sát thân nhiệt hành khách nhập cảnh và thực hiện tờ khai y tế đối với những hành khách đã đến, lưu trú tại 4 quốc gia (Guine, Liberia, Sierra Leone, Nigeria) đang có dịch Ebola bùng phát.
Mỗi ngày, cảng hàng không Tân Sơn Nhất có 3 chuyến bay từ khu vực Trung Đông (nơi có thể có những chuyến bay có hành khách từ vùng Tây Phi nhập cảnh về Việt Nam), với khoảng 750 hành khách. Tính đến trưa 12.8, tại TP.HCM mới chỉ có 1 du khách người Nigeria tới Việt Nam nhưng trong tình trạng sức khỏe tốt.
Video đang HOT
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt hành khách ở sân bay quốc tế Murtala Muhammed, Lagos, Nigeria hôm 6.8
Theo BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tuy đến nay, tại TP.HCM chưa ghi nhận người mắc nhưng Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo, bệnh Ebola là căn bệnh rất nguy hiểm có sự lây truyền mạnh, độc lực cao. Do đó, chúng ta cần chủ động phòng ngừa, kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này.
Theo BS Nguyễn Hữu Hưng, tùy theo tình huống thực tế, TP.HCM sẽ đưa ra những biện pháp phòng, chống dịch Ebola cụ thể. Hiện nay, khi chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh Ebola nên TP.HCM triển khai thực hiện theo hướng kiểm tra sàng lọc tại sân bay Tân Sơn Nhất và các cảng quốc tế để cách ly kịp thời nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ.
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (Sở Y tế TP.HCM) là “lá chắn” đầu tiên để ngăn chặn bệnh Ebola tại sân bay Tân Sơn Nhất, hiện nơi đây có bốn máy đo thân nhiệt hành khách từ xa.
Trong đó hai máy hoạt động thường xuyên, hai máy còn lại sẽ bổ sung khi hành khách quá đông. Kiểm dịch viên y tế của trung tâm đã được hướng dẫn những quy trình giám sát, kiểm soát, xử lý dịch bệnh theo quy định.
Kiểm dịch viên y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ kiểm tra nội dung khai báo y tế của hành khách và đóng dấu xác nhận đã kiểm tra trước khi hành khách làm thủ tục nhập cảnh, quá cảnh. Tờ khai báo y tế có đủ các nội dung như tên, tuổi, vùng quốc gia xuất phát; các triệu chứng sốt, tiêu chảy, vàng da, xuất huyết, khó thở…
Khi phát hiện hành khách nghi ngờ nhiễm Ebola, kiểm dịch viên y tế áp dụng biện pháp cách ly, điều tra dịch tễ và chuyển đến bệnh viện điều trị bằng xe chuyên dụng. TP.HCM cũng đã yêu cầu 3 bệnh viện lớn chuẩn bị sẵn sàng nếu phát hiện ra trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Người lớn bị nhiễm Ebola sẽ được đưa đến điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Trẻ em được điều trị tại BV Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2.
Cả ba bệnh viện nói trên đã bố trí đầy đủ phòng cách ly, trang thiết bị, hóa chất dự phòng để điều trị những bệnh truyền nhiễm. Do dịch Ebola lây từ người sang người nên ngành y tế TP.HCM yêu cầu ba bệnh viện nói trên trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế; bao gồm khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giày, quần áo…
Sở Y tế TP.HCM đang chờ Bộ Y tế ban hành phác đồ hướng dẫn điều trị bệnh Ebola. Khi chính thức có phác đồ hướng dẫn điều trị, ba bệnh viện nói trên sẽ là đầu mối tổ chức tập huấn điều trị cho nhân viên y tế của các bệnh viện khác và bệnh viện tuyến dưới TP.HCM. Phòng, chống dịch bệnh Ebola cần có sự phối hợp của các sở, ngành. Do vậy, Sở Y tế TP.HCM sẽ cùng ban ngành, đoàn thể tập trung truyền thông nguyên nhân nhiễm bệnh cùng các triệu chứng của bệnh, cách xử lý những trường hợp mắc bệnh, các biện pháp phòng ngừa…
Để truyền thông đi vào chiều sâu, Sở Y tế TP.HCM cùng ban ngành, đoàn thể phát tờ rơi tới tận hộ dân hoặc tổ chức những buổi nói chuyện liên quan đến phòng, chống bệnh Ebola tại khu dân cư. Đồng thời, hệ thống các trạm y tế phường/xã, trung tâm y tế quận/huyện có trách nhiệm giám sát chặt chẽ tại cộng đồng đối với các trường hợp nghi mắc Ebola và có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 21 ngày.
Bác sĩ đang chăm sóc cho một bệnh nhân nhiễm Ebola ở Guinea
Riêng đối với cơ sở y tế điều trị, kinh nghiệm cho thấy hầu hết ca bệnh truyền nhiễm đều phát hiện trong quá trình bệnh nhân đang điều trị. Do vậy các bệnh viện sẽ chú trọng những trường hợp nghi ngờ nhiễm Ebola, thực hiện xét nghiệm để chủ động ngăn chặn lây lan.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm khuyến cáo, người dân không nên đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola khi không cần thiết. Trong trường hợp cấp thiết đi, thì nên tìm hiểu thông tin về dịch bệnh Ebola tại nơi đến để có các biện pháp phòng tránh. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
Tránh tiếp xúc trưc tiếp với người mắc bệnh Ebola, khi cần tiếp xúc với người bệnh thì phải đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ chuyên dụng đúng cách và giữ khoảng cách. Tránh tiếp xúc với dịch tiết, máu, các vậ dụng của người nhiễm bệnh.
Những người trở về từ các quốc gia vùng tây phi trong vòng 21 ngày, nếu có những dấu hiệu sốt, mỏi mệt, đau cơ, đau đầu, đau họng, tiêu chảy phát ban … hoặc từng tiếp xúc với người có dấu hiệu như trên thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, điều trị.
Theo Một Thế Giới
Bộ Y tế khẳng định Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm Ebola
Tính đến ngày 12/8/2014 đã ghi nhận tổng cộng 1.848 trường hợp nhiễm Virus Ebola, trong đó có 1013 trường hợp tử vong.
Tất cả số trường hợp mắc và tử vong do vi rút Ebola đều tại 4 nước vùng Tây Phi gồm: Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone.
Tại việt Nam bộ Y tế nhận định dịch bệnh do vi rút Ebola là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có tỉ lệ tử vong ( có thể lên tới 90%). Hiện tổ chức y tế thế giới đã công bố là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Dịch bệnh có thể lây lan ra các quốc gia khác thông qua khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động tại các quốc gia đang có dịch bệnh và trở về nước.
TS Trần Đắc Phu Cục trưởng - Cục Y tế dự phòng tại buổi họp báo sáng ngày 12/8
Theo TS Trần Đắc Phu Cục trưởng - Cục Y tế dự phòng cho biết: "Cho đến nay, tại Việt Nam cũng như tại châu Á chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola". TS Trần Đắc Phu cũng cho biết, ngay khi xuất hiện thông tin Việt Nam đã có bệnh nhân mắc virus Ebola ông đã liên lạc với TS Nhuyễn Văn Kính - Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương,TS Kính đã khẳng định điều đó là hoàn toàn không chính xác. Tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực châu Phi là hoàn toàn có thể.
Theo tổ chức y tế thế giới, hiện tại chưa có vacxin phòng dịch Ebola và cũng chưa xác định được thời điểm tạo ra loại vacxin này nên việc phòng tránh dịch bệnh là hết sức quan trọng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bộ Y tế kêu gọi và mong muốn mỗi người dân, toàn xã hội và đặc biệt các cơ quan truyền thông đại chúng cùng chung tay đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn người dân hiểu biết rõ về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực, chủ động tham gia phòng chống dịch bệnh do virut Ebola cho mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng hiệu quả thành công.
Theo Tri Thức
Dấu hiệu nhận biết sớm người nhiễm Ebola trong thời gian ủ bệnh Nhận biết sớm các triệu chứng của người nhiễm virus Ebola để sớm có biện pháp cách ly, điều trị tích cực là giảm thiểu rủi ro cho cả người bệnh và cộng đồng. 1. Triệu chứng trong thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày: Theo phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra của Bộ...