TP.HCM: Xuất hiện nhiều ca sốt xuất huyết diễn biến nặng
Tính đến thời điểm giữa tháng 7, TP.HCM có hơn 10.000 ca sốt xuất huyết, tăng hơn 1.000 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói, xuất hiện nhiều ca xuất huyết, suy tạng nặng.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, tính đến ngày 13.7 toàn thành phố đã có 10.157 ca sốt xuất huyết nhập viện, cùng kỳ năm 2016 có 8.601 ca. Ghi nhận 17/24 quận, huyện có số ca sốt xuất huyết được nhập viện, tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó quận 12 tăng 85%. Thành phố ghi nhận 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết và 1 trường hợp tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.
BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện cho biết, từ tuần 21 đến tuần 26, số ca sốt xuất huyết đến khám tăng 100 – 150 trường hợp, số ca nhập viện điều trị nội trú cũng tăng từ tuần 21, đặc biệt trong tuần 26 đã có đến 250 ca, tăng 100 ca so với các tuần trước đó. “Bệnh viện cũng đã cố gắng lọc máu sớm cho các bệnh nhân sốt xuất huyết nặng và đã cứu sống được 6/10 ca nặng”, bác sĩ Châu cho hay.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm hỏi bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt Đới Tp HCM ngày 19.7 (Ảnh: Hồ Văn).
Cũng theo bác sĩ Châu, Bệnh viện Nhiệt Đới là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận các ca bệnh lây nhiễm. 6 tháng đầu năm 2017, bệnh viện đã tiếp nhận 4.328 ca sốt xuất huyết. Trong 250 ca nặng có 101 ca sốc thoát huyết tương, 12 ca xuất huyết nặng, 34 ca suy đa tạng, 1 ca viêm cơ tim và 3 ca sốt xuất huyết thể não. Từ đầu năm đến nay, đã có 4 ca tử vong do sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cũng cho biết đến mùa bùng phát dịch, các bệnh viện tuyến trên của thành phố đều quá tải do tâm lý người dân muốn được điều trị tại các bệnh viện lớn, không tin vào viện tuyến dưới. “Ngoài tâm lý người dân thì năng lực của các bệnh viện tuyến dưới vẫn còn hạn chế, nhiều ca sốt xuất huyết dù chưa đến mức nặng nhưng tuyến dưới vẫn cho chuyển viện vì không dám điều trị. Sở Y tế đã và đang có dự án đào tạo và hỗ trợ tuyến dưới đủ sức điều trị bệnh sốt xuất huyết, lúc đó sẽ giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên” – ông Thượng cho biết.
Bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng nhắc nhở hai Sở Y tế và Tài nguyên – Môi trường chưa thực sự phối hợp tốt với Thành đoàn trong việc ra quân phòng chống dịch. “Mùa hè, Thành đoàn thường tổ chức lực lượng học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện như Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ. Hai Sở nên tận dụng lực lượng này trong việc dọn dẹp vệ sinh những điểm có nguy cơ cao, tham gia cùng người dân diệt lăng quăng, bọ gậy…” – bà Thu chỉ đạo.
Trước đó, cán bộ của các quận, huyện TP.HCM cho biết việc phòng chống dịch, nhất là phun thuôc diệt muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng vẫn chưa thực sự làm tốt. Nhiều nơi khi cán bộ y tế đến phun thuốc diệt muỗi thì nhiều hộ dân đóng cửa không cho xịt, trong khi cán bộ thì e ngại không dám gõ cửa từng nhà. Ý thức vệ sinh, diệt lăng quăng, bọ gậy trong người dân vẫn chưa cao.
Theo Danviet
Thả muỗi vào nhà dân để phòng ngừa sốt xuất huyết
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa làm việc với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư về dự án "Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại VN" với kế hoạch thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ngăn ngừa sốt xuất huyết (SXH) tại 4 phường của TP.Nha Trang vào năm 2017.
Cộng tác viên của dự án thả muỗi mang Wolbachia tại gia đình Ảnh: Dự án "Hướng tới Loại trừ sốt xuất huyết tại VN" cung cấp
Bốn phường gồm: Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường và Phước Long. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Đắc Tài, tỉnh ủng hộ kế hoạch này nhưng việc thả muỗi phải thận trọng, dựa trên các cơ sở pháp lý chặt chẽ.
Đây không phải lần đầu việc "thả muỗi trị bệnh" được triển khai tại TP.Nha Trang. Từ năm 2014, trong khuôn khổ dự án nói trên, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư hợp tác với Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa và Trường đại học Monash (Úc) đã tiến hành thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại đảo Trí Nguyên (P.Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang).
Trước khi triển khai, dự án đã có 3 tháng thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đến cộng đồng dân cư trên đảo, qua đó có 97% số hộ dân ký đơn ủng hộ và đồng thuận cho dự án thả muỗi mang Wolbachia tại gia đình mình.
Mới đầu, nghe đến thả muỗi người dân cũng e ngại, nhưng sau khi được giải thích, người dân hiểu rằng một lớp "muỗi mới" mang vi khuẩn Wolbachia sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế và đi đến chấm dứt bệnh SXH nên đều tình nguyện tham gia, góp phần vào sự thành công của dự án. Kết quả, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia đã thay thế thành công quần thể muỗi tự nhiên. Năm 2015, mặc dù TP.Nha Trang xảy ra dịch SXH nhưng trên đảo chỉ ghi nhận một ca.
Nhiều người thắc mắc việc muỗi mang Wolbachia ngừa SXH như thế nào? Theo thông tin từ dự án, Wolbachia là vi khuẩn tồn tại trong tự nhiên ở hơn 60% các loài côn trùng như: bướm, chuồn chuồn, ruồi giấm. Sau khi Wolbachia được đưa vào muỗi vằn, nó sẽ làm cho muỗi có khả năng ức chế sự nhân lên của một số loại vi rút như vi rút Dengue gây SXH, vi rút Zika gây bệnh đầu nhỏ...
Cơ chế lan truyền Wolbachia trong quần thể muỗi vằn như sau: Muỗi đực mang Wolbachia giao phối với muỗi cái không mang Wolbachia thì trứng do con cái đẻ ra sẽ không nở; muỗi cái mang Wolbachia cặp với muỗi đực mang (hay không mang) Wolbachia sẽ sản sinh ra thế hệ muỗi mới mang Wolbachia theo con đường sinh sản tự nhiên.
Từ đó, quần thể muỗi mang Wolbachia sẽ dần thay thế quần thể muỗi truyền bệnh SXH mà không làm tăng số lượng muỗi có trong cộng đồng.
Các nghiên cứu, đánh giá trên thế giới và VN cho thấy muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia an toàn đối với con người, động vật và môi trường. Vào tháng 3 năm 2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị rằng phương pháp Wolbachia là một trong các phương pháp có tiềm năng để đáp ứng khẩn cấp với các bệnh do muỗi truyền, đặc biệt là Zika.
Theo tiến sĩ Peter Ryan, quản lý dự án loại trừ bệnh SXH toàn cầu, đến từ Trường đại học Monash, kết luận từ các thử nghiệm thực địa tại Úc từ năm 2011 đến nay, có thể khẳng định rằng phương pháp sử dụng Wolbachia là an toàn và được cộng đồng ủng hộ.
Theo Thanh Niên
Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Tây nguyên, Bình Định Ngày 1-8, thông tin từ Sở Y tế Kon Tum cho biết Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tổ chức 8 đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại 18 tỉnh trọng điểm, trong đó có hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Gia Lai đang phát đi thông tin đáng...