TP.HCM xét nghiệm toàn thành phố tìm F0
Ngày 28-6, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã chỉ đạo mở một chiến dịch cao điểm tấn công, truy vết, xét nghiệm rộng toàn thành phố để tìm các ca mắc COVID-19 (F0) trong cộng đồng.
TP.HCM huy động 200 xe khách chuyên dụng chở người bệnh COVID-19 nhẹ Quận 5 bác thông tin 17 ca mắc COVID-19 có liên quan đến chợ An Đông TP.HCM: Điều động Phó bí thư thường trực Phan Văn Mãi vào Ban chỉ đạo chống dịch COVID-19
Sau gần một tháng giãn cách, TP.HCM sẽ xét nghiệm toàn thành phố để truy tìm F0. Trong ảnh: lấy mẫu xét nghiệm tại phường Hiệp Tân (quận Tân Phú, TP.HCM) – Ảnh: D.PHAN
Chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP.HCM được đưa ra tại cuộc họp về COVID-19 ở TP.HCM, trước khi TP đến hạn kết thúc giãn cách xã hội đợt 2.
Xét nghiệm, xét nghiệm – truy vết, truy vết
Ông Nguyễn Văn Nên cho biết sau hơn một tuần thực hiện chỉ thị 10 của UBND TP, các ca nhiễm và nghi nhiễm vẫn tăng. Để khống chế dịch và thực hiện mục tiêu kép, ông chỉ đạo TP tăng cường tối đa việc truy vết nhanh hơn, thần tốc hơn. Đẩy nhanh tối đa tốc độ, nâng cao hiệu quả xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm.
Đồng thời, quan trọng nhất là mở một chiến dịch cao điểm tấn công, truy vết, xét nghiệm rộng toàn TP để tìm ca mắc COVID-19 (F0) trong cộng đồng.
Mặt khác, theo ông Nên, việc sử dụng test nhanh kháng nguyên là giải pháp quan trọng góp phần hỗ trợ công tác truy vết, phát hiện trường hợp dương tính sớm. Do vậy, ông chỉ đạo ngay khi nhận được bộ test nhanh do Chính phủ hỗ trợ, cần lập tức triển khai thí điểm tại khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nơi tập trung đông người và các quận, huyện. Rà soát các khu cách ly tập trung, kiểm tra chặt chẽ các khu vực này.
Người dân lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại phường Hiệp Tân (quận Tân Phú, TP.HCM) ngày 28-6 – Ảnh: D.PHAN
Video đang HOT
Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng yêu cầu khẩn trương thành lập trung tâm thông tin để thu thập, kết nối dữ liệu, thực hiện việc phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh và trung tâm phân phối trang thiết bị y tế có đủ thẩm quyền để đáp ứng kịp thời việc cung ứng thiết bị, vật tư cho việc phòng chống dịch.
Tại buổi họp báo cùng ngày, trao đổi với báo chí về năng lực xét nghiệm của TP để thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, ông Phan Thanh Tâm – phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) – cho biết hiện TP.HCM là một trong những đơn vị có số lượng xét nghiệm khẳng định COVID-19 nhiều nhất. Tổng năng lực mẫu riêng lên đến 20.000 mẫu/ngày.
Vừa qua, để đáp ứng kế hoạch chống dịch, ngành y tế TP đã phối hợp với một đơn vị mở thêm một cơ sở xét nghiệm với năng lực 30.000 mẫu riêng/ngày. Như vậy nếu tính lấy mẫu gộp 10, năng lực lấy mẫu của TP sẽ đạt được 500.000 mẫu/ngày.
Cũng theo ông Tâm, với việc lây lan nhanh của dịch bệnh hiện nay, việc test nhanh kháng nguyên có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với bệnh nhân có triệu chứng. TP sẽ ưu tiên test nhanh kháng nguyên cho 4 nhóm gồm: người trong khu phong tỏa, khu cách ly; người làm công việc thiết yếu; người làm trong khu vực chống dịch và công nhân trong KCN, KCX, Khu công nghệ cao. Khi việc thí điểm thuần thục, ngành y tế sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp tự triển khai, đánh giá kết quả xét nghiệm.
Lập đội công tác đặc biệt khẩn cấp
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhận định: TP đã triển khai rất nhiều biện pháp mạnh nhưng ca nhiễm hằng ngày vẫn cao và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Do đó, ông Phong chỉ đạo Sở Y tế hình thành các đội công tác đặc biệt khẩn cấp đến 22 quận huyện, TP Thủ Đức.
Đồng thời, tăng cường tổ công tác đặc biệt tại những nơi có nguy cơ cao như sân bay Tân Sơn Nhất, cảng hàng hải, bến xe, nhà ga… và hỗ trợ một số quận huyện đang có tình hình dịch bệnh phức tạp. Riêng tại các KCN, KCX, Khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung, TP giao cho ban quản lý chịu trách nhiệm cao nhất.
Chủ tịch UBND TP cũng chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm hằng ngày tại các khu cách ly và khu phong tỏa. Trước việc lây nhiễm chéo trong khu cách ly thông qua nhà vệ sinh chung, các quận không nên bố trí khu cách ly tại các trường học; cần xem xét đưa người cách ly vào khách sạn có trang bị nhà vệ sinh riêng mỗi phòng.
Về xét nghiệm, phải tăng cường năng lực xét nghiệm, xử lý và trả kết quả xét nghiệm nhanh. Ông Phong chỉ đạo tập huấn tốt và tuân thủ các biện pháp an toàn cho những người đi xét nghiệm. Giao Thành đoàn TP.HCM huy động sinh viên của các trường y thành những đội xét nghiệm hỗ trợ cho các quận, huyện.
Tiến hành thí điểm test nhanh kháng nguyên tại các KCN, KCX, Khu công nghệ cao, các ổ dịch, chuỗi lây nhiễm phức tạp. Tầm soát diện rộng quanh các khu cách ly, phong tỏa, các điểm có nguy cơ cao.
Chủ tịch quận huyện được ra quyết định phong tỏa
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP phân nhóm mức độ diễn biến dịch bệnh tại TP Thủ Đức, quận – huyện thành 3 mức độ để có các giải pháp phù hợp (như đồ họa).
Ông Phong chỉ đạo nâng cao vai trò của ban chỉ đạo các quận, huyện và TP Thủ Đức theo phương châm 5 tại chỗ: nhiệm vụ tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện – vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Chủ tịch UBND quận, huyện toàn quyền quyết định một số vấn đề, trong đó có việc ra lệnh phong tỏa các khu vực trên địa bàn.
Các lần điều chỉnh “nới dần” kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm:
* Từ ngày 26-5 đến 26-6, TP.HCM chỉ xét nghiệm gần 1.114.000 mẫu, tập trung những nơi có nguy cơ cao.
* Từ 26-6 đến 5-7: TP.HCM đổi chiến lược xét nghiệm, mở chiến dịch 10 ngày, lấy mẫu xét nghiệm gộp hơn 5 triệu người tại một số quận huyện có nhiều ca nhiễm với 2 bước: ngày 26 đến 30-6 tại quận 8, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh và Hóc Môn; từ 1 đến 5-7 tại TP Thủ Đức và các quận huyện còn lại.
* Ngày 28-6: do ca nhiễm vẫn ở mức cao, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu mở chiến dịch xét nghiệm rộng toàn TP tìm F0.
Thứ trưởng Bộ Y tế làm việc với TP.HCM sau 22 ca nhiễm SARS-CoV-2
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết khi kết hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ phong tỏa, truy vết đến xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM sẽ sớm hoạt động trở lại.
Sáng 13/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã tới làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chia sẻ với Zing , Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM sẽ tạm thời được phong tỏa và áp dụng theo đúng nguyên tắc về phòng, chống dịch Covid-19.
"Bệnh viện sẽ tạm thời phong tỏa và truy vết toàn bộ trường hợp liên quan khu hành chính, xét nghiệm tất cả nhân viên. Ngoài ra, bệnh viện tạm ngưng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, quản lý chặt chẽ các F1 và F2 để tránh lây nhiễm đến các khoa lâm sàng", Thứ trưởng nói.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM tạm thời phong tỏa từ chiều 12/6 sau khi ghi nhận 3 ca nhiễm nCoV là nhân viên phòng Công nghệ thông tin. Ảnh: Chí Hùng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM tạm thời phong tỏa từ chiều 12/6 sau khi ghi nhận 3 ca nhiễm nCoV là nhân viên phòng Công nghệ thông tin. Ảnh: Chí Hùng.
Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cho biết nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19. Do đó, khi kết hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, bệnh viện này sẽ sớm hoạt động trở lại.
Thứ trưởng Sơn cho biết Covid-19 tại thành phố xuất phát từ các ổ dịch ở cộng đồng. Do đó, khả năng sẽ xảy ra các ổ dịch nhỏ lẻ trong thời gian tới. Tuy nhiên, dịch Covid-19 tại thành phố có thể nằm trong tầm kiểm soát với điều kiện thành phố thực hiện nghiêm và làm tốt hơn biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiện tại.
"Tăng tốc độ tuy vết, tìm kiếm F0, F1, F2 có liên quan và cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh. Kết hợp sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, TP.HCM hoàn hoàn thể kiểm soát, kiềm chế và đẩy lùi dịch trong thơi gian tới", Thứ trưởng chỉ đạo.
Đây là lần thứ 2 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm việc với TP.HCM về công tác phòng, chống dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố.
Ngày 9/2, trong đợt bùng phát dịch liên quan nhóm bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có quyết định thành lập Tổ thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM (gọi tắt là Tổ thường trực đặc biệt). Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm tổ trưởng.
Trả lời Zing về việc Bộ Y tế có thành lập Tổ thường trực đặc biệt tại TP.HCM trong đợt bùng phát dịch lần 4, Thứ trưởng Sơn cho biết sẽ do Bộ trưởng Y tế quyết định.
Từ ngày 27/4 đến nay, tổng số bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM là 745 người, xếp thứ 3 tại Việt Nam, sau Bắc Giang và Bắc Ninh. Hiện tại, dịch Covid-19 đã xâm nhập 4 cơ sở y tế tại TP.HCM với ca mắc là nhân viên của bệnh viện, gồm: Bệnh viện quận Tân Phú, Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Kết quả xét nghiệm 63 người TP.HCM tiếp xúc công chứng viên mắc COVID-19 Sáng 5/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo kết quả xét nghiệm 63 trường hợp tiếp xúc BN1883 là công chứng viên ở Hà Nội. Theo HCDC, qua truy vết người tiếp xúc với BN1883, 33 người tiếp xúc tại thành phố, 32 người tiếp xúc trên chuyến bay VN7245, 17 người tiếp xúc trên chuyến bay QH242. Tới...