TP.HCM xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho người nhà hơn 1.600 nhân viên Công ty VIAGS
TP.HCM xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho người nhà hơn 1.600 nhân viên Công ty VIAGS
Các thành viên trong hộ gia đình của hơn 1.600 nhân viên Công ty Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam ( VIAGS) được xét nghiệm tầm soát để phục vụ công tác đánh giá nguồn lây nhiễm Covid-19 trong thời gian qua.
Q.Phú Nhuận tổ chức thêm một điểm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19
Từ sáng nay (10.2), Trung tâm y tế Q.Phú Nhuận, TP.HCM tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 của quận Phú Nhuận tại địa chỉ 194/1 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8. Đây chính là khu cách ly thứ 3 của Q.Phú Nhuận.
Trung tâm y tế Q.Phú Nhuận cho biết sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất theo lịch hẹn ở thời điểm trước một ngày vào ca làm việc.
Từ chiều 9.2, Trung tâm y tế Q.Phú Nhuận cũng phối hợp với bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho các thành viên trong gia đình của nhân viên Công ty VIAGS cư trú tại Q.Phú Nhuận và Q.Gò Vấp. Việc xét nghiệm này nhằm hỗ trợ cho công tác điều tra, đánh giá nguồn lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 ở TP.HCM trong thời gian qua.
Video đang HOT
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tầm soát dịch bệnh Covid-19.
Trước đó, ngành y tế TP.HCM đã xét nghiệm lại lần 2 cho toàn bộ 1.622 nhân viên làm việc tại Công ty VIAGS (nhân viên bốc dỡ hành lý trong sân bay Tân Sơn Nhất). Đến chiều qua, có 1.442 kết quả âm tính, còn gần 180 mẫu đang chờ kết quả.
Để đảm bảo an toàn mức độ cao cho toàn bộ hành khách đi và đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM tiến hành xét nghiệm lần 2 đối với nhân viên làm việc trong nhà ga có tiếp xúc với hành khách. Việc xét nghiệm thực hiện trước 24 giờ, chỉ nhân viên có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 mới được làm việc trong ngày hôm sau.
Đến sáng 10.2, TP.HCM ghi nhận 32 ca nhiễm Covid-19 mới từ cuối tháng 1.2021 trở lại đây, tất cả đều liên quan đến ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện TP.HCM có 33 địa điểm bị phong tỏa do có ca bệnh hoặc là nơi ca bệnh từng đến, tập trung ở các quận: 1, 3, 10, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và TP.Thủ Đức.
Bệnh viện Hải Dương quyết không để 'thủng lưới'
Nhờ sàng lọc, phân luồng kỹ bệnh nhân từ xa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương kịp phát hiện "bệnh nhân 1581" khi anh này đến khám đau rát họng, mỏi người, sốt, gai rét.
Khi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khám bệnh, anh này được đưa thẳng đến Khoa Truyền nhiễm, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện dương tính. Nhờ vậy, bệnh viện được bảo vệ an toàn trước Covid-19, không bị lây nhiễm từ bệnh nhân này.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, cho biết "đã ý thức rất sớm" phải bảo vệ bệnh viện an toàn cùng cán bộ y tế, bệnh nhân. Bệnh viện thực hiện định kỳ xét nghiệm ngẫu nhiên 30% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang nằm viện để tầm soát.
"Bệnh viện đã thực hiện được gần 2.000 mẫu xét nghiệm sàng lọc cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân kể từ đầu đợt dịch đến nay", ông Thắng nói.
Bệnh viện có 1.186 giường, phải đảm đương toàn bộ công tác điều trị của người dân trong tỉnh. Bệnh viện nằm ở địa phương có Covid-19, nên công tác phân luồng, sàng lọc bệnh nhân đến khám chữa bệnh được thực hiện kỹ bằng nhiều lớp, nhiều vòng, để bảo vệ chặt bệnh viện.
Ông Thắng cho biết ngay tại cổng bệnh viện có nhiều bảng cảnh báo, nhân viên y tế, bảo vệ bệnh viện giám sát, yêu cầu bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đeo khẩu trang trước khi vào viện. 5 chốt bảo vệ xung quanh bệnh viện có nhiệm vụ bảo vệ từ xa: đo nhiệt độ; khai báo y tế, để sẵn nước rửa tay khô khi vào cổng. Bệnh viện cung cấp khẩu trang miễn phí cho người dân đến khám.
Tại nơi đón tiếp, hệ thống phân luồng bằng dây được sử dụng để tạo nên những lối đi một chiều. Các nhân viên đeo loa hướng dẫn người dân duy trì đúng khoảng cách, đeo khẩu trang đúng quy định.
Phân luồng và dãn cách tại cổng và khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Ảnh: Bộ Y tế.
Trường hợp qua sàng lọc phát hiện có nghi ngờ sẽ sử dụng lối đi riêng tới thẳng phòng khám sàng lọc để khám. Trường hợp cấp cứu cũng được sàng lọc ngay khi vào nếu có chỉ định nhập viện để theo dõi thai hoặc bệnh lý, để sinh hoặc mổ.
Công tác chống nhiễm khuẩn toàn bệnh viện được đặc biệt quan tâm, vệ sinh bề mặt hai ngày một lần. Bệnh viện cũng đã thiết lập buồng mổ cấp cứu riêng và đơn nguyên riêng dành cho người nghi nhiễm.
"Bệnh viện đã yêu cầu các bác sĩ đang thực hiện khám chữa bệnh ngoài giờ phải tạm dừng khám chữa bệnh để tự đảm bảo sức khỏe bản thân và tránh lây nhiễm ngoài cộng đồng" ông Thắng nói.
Bệnh viện đang quản lý và thực hiện chạy thận nhân tạo cho 150-160 người bệnh. Những bệnh nhân chạy thận nhân tạo này chỉ được phép có một người nhà đi cùng, thực hiện khai báo y tế và xét nghiệm định kỳ.
Làm việc với bệnh viện chiều 4/2, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế lưu ý, trong đợt dịch này có đến 80% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng. Đây là thách thức lớn với các bệnh viện trong quá trình sàng lọc bệnh nhân. Vì vậy, bệnh viện phải khai thác kỹ tiền sử dịch tễ của người dân khi đến khám.
"Bệnh viện phải an toàn trước Covid-19 để đủ sức đảm đương công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Kiên quyết không được để thủng lưới", ông Khoa nói.
Ca mắc Covid-19 từng dự họp khoá 300 người "Bệnh nhân 806" tiếp xúc với "bệnh nhân 687" khi đi họp khóa tại trường Hoàng Hoa Thám và ăn trưa ở khách sạn cùng 300 người. Ban Chỉ đạo phòng chống Covid - 19 Đà Nẵng tối 10/8 thông tin thêm 4 ca mắc nCoV là quản lý, nhân viên, công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp của thành...