TPHCM: Xét nghiệm Covid-19 với chuyên gia Nhật, siết việc tầm soát dịch
Khoảng 200 chuyên gia Nhật Bản đang làm việc tại thành phố sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Thành phố đang siết chặt hoạt động tầm soát dịch ở các điểm nóng về giao thông sau Tết.
Hành khách đi xe đò được chọn ngẫu nhiên lấy mẫu test Covid-19
Sáng 19/2, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TPHCM đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố về hoạt động phòng chống dịch Covid-19 dịp Tết Nguyên Đán và những giải pháp triển khai trong thời gian tới.
Báo cáo về công tác phòng chống dịch đã và đang triển khai, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết: “Tết vừa qua, toàn thể cán bộ công nhân viên của HCDC đã chiến đấu hết mình trong đợt cao điểm chống dịch. Đây là đợt dịch có nhiều khó khăn, xảy ra trong thời điểm người dân di chuyển nhiều với những nguy hiểm khó lường”.
Ngay từ khi có ca bệnh đầu tiên trong ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, toàn thể cán bộ công nhân viên đã thống nhất và đồng ý sẽ không nghỉ phép, không ăn Tết ở quê. 100% cán bộ nhân viên ăn Tết ở TPHCM, trừ những trường hợp rất đặc biệt, trong đó có duy nhất một trường hợp được về quê ăn Tết vì người thân phát hiện bệnh nan y.
Cán bộ viên chức có mua vé tàu xe từ trước, Ban lãnh đạo trung tâm đã hỗ trợ, giải quyết với các đơn vị để được hoàn vé hoặc giải quyết sau.
Với vai trò đầu tàu của cả hệ thống phòng chống dịch ngành y tế dự phòng, HCDC đã tham mưu Sở Y tế triển khai nhiều giải pháp, thực hiện nhanh, khẩn cấp, truy vết người lây nhiễm và quản lý chuỗi cách ly, lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát, mở rộng đối tượng giám sát tại sân bay, nhà ga và các lễ hội, đảm bảo công tác cách ly, hậu cần, nhân lực, khẩu trang, nước sát khuẩn và hậu cần xét nghiệm.
HCDC đang truy vết một ca dương tính Copvid-19 trên phố Bùi Viện.
Đến nay, TPHCM đã thực hiện gần 45.000 xét nghiệm, đang mở rộng các điểm xét nghiệm tại sân bay, bến xe để đánh giá nguy cơ dịch bệnh.
Xây dựng chiến lược cho 4 tuần lễ từ ngày 10/2 đến ngày 10/3 bao gồm kiểm soát những người về từ vùng dịch, thực hiện khai báo y tế, xét nghiệm, rà soát tất cả đối tượng có yếu tố nguy cơ.
Thành phố lớn nhất cả nước đã tổ chức cách ly 186 người về từ vùng dịch, ổ dịch tính tới sáng nay. Ngoài ra, tiến hành giám sát người về thành phố từ các bến tàu, trung bình khoảng 100 mẫu ngẫu nhiên tại các bến tàu, ga xe lửa, bến xe Miền Đông, bến xe Ngã tư Ga, lấy mẫu ở sân bay… tổng số mẫu được lấy mỗi ngày khoảng 1.000 mẫu.
Việc lấy mẫu ngẫu nhiên được thực hiện vào các giờ cao điểm tại nhà ga, bến tàu…
Nhấn để phóng to ảnh Hành khách vừa xuống xe được chọn ngẫu nhiên sẽ tiến hành khai báo y tế
Tâm bông có chứa mẫu dịch được đựng trong ống nghiệm đạt chuẩn, bảo quản lạnh.
Sát khuẩn cẩn thận sau mỗi lần lấy mẫu, tránh lây nhiễm chéo.
Điều này cho thấy, thành phố đã phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn và cắt đứt chuỗi lẫy nhiễm của ổ dịch trong sân bay Tân Sơn Nhất. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành y tế thành phố đang thực hiện giám sát, đánh giá nhóm chuyên gia Nhật Bản nhập cảnh và làm việc tại thành phố từ ngày 1/1 đến nay.
Số liệu thống kê nhập cảnh cho thấy, có 700 chuyên gia Nhật Bản đã nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, số người đang làm việc thực tế tại TPHCM hiện nay khoảng 200 người. Từ ngày 18/2, ngành y tế đã chuyển cho các quận huyện xác minh, điều tra, lấy mẫu xét nghiệm.
Bên cạnh hoạt động giám sát, đánh giá đối với nhân viên y tế, thành phố sẽ thực hiện công tác giám sát cộng đồng đối với các khu nhà trọ công nhân, khu vực chợ truyền thống, khu vực hàng quán xung quanh và những người có nhu cầu không thuộc nhóm nguy cơ về từ các tỉnh và các công ty, đơn vị có mong muốn thực hiện xét nghiệm cho nhân viên y tế trước khi về làm việc.
Phó Chủ tịch TPHCM nhấn mạnh: “Tình hình có thể thay đổi rất nhanh, mỗi biến chủng mới sẽ khiến phương thức chống dịch thay đổi. Thành phố đang triển khai phương án chủ động chống dịch chứ không ngồi chờ. Với những thành quả đã đạt được, niềm tin về sự an toàn của thành phố trước dịch bệnh nguy hiểm trong lòng người dân ngày càng tăng lên. Đề nghị ngành y tế và HCDC tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm của mình, đề xuất với thành phố và trung ương những biện pháp tăng cường chống dịch tốt hơn, làm chủ mọi tình huống phát sinh”.
TP.HCM ghi nhận thêm 2 ca nghi mắc COVID-19 mới liên quan sân bay Tân Sơn Nhất
TP.HCM vừa ghi nhận thêm 2 ca nghi mắc COVID-19 mới, 2 trường hợp này được phát hiện khi xét nghiệm giám sát cho 830 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất.
Sáng 9/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, thành phố vừa ghi nhận thêm 2 trường hợp nghi mắc COVID-19. Hai trường hợp này được phát hiện khi thành phố tiếp tục thực hiện xét nghiệm giám sát cho 830 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất mà chưa làm xét nghiệm trước đó.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 toàn bộ nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất.
Cụ thể, một trường hợp là nhân viên của Công ty VIAGS, địa điểm đã có 5 trường hợp lây nhiễm trước đây. Trường hợp còn lại là nhân viên của Vietnam Airlines đã cùng thực hiện giám sát hàng hóa chung với BN1979 hôm 30-31/1.
Như vậy, tính đến 9/2, tại sân bay Tân Sơn Nhất đã có 7 trường hợp nhiễm COVID -19 cùng chung nhóm làm việc bốc dỡ, sắp xếp, giám sát hành lý, hàng hóa ở sân đỗ máy bay. Ngoài 7 trường hợp này đã có 25 trường hợp nhiễm có liên quan đến nhân viên sân bay đã được báo cáo hôm 8/2 và chiều qua được Bộ Y tế công bố với mã số BN2014 - 2038.
Ngay khi nhận được thông tin có sự lây nhiễm tại sân bay Vân Đồn, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM đã họp khẩn hôm 29/1.
Sau khi đánh giá tình hình, nhận định nguy cơ của sân bay là rất lớn, Sở Y tế đã tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố quyết định thực hiện lấy mẫu giám sát toàn bộ nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, thực hiện từ 30/1. Kết quả đã xét nghiệm tổng cộng 8.130 mẫu, phát hiện 7 trường hợp nhiễm nêu trên.
Hiện TP.HCM đã lấy mẫu giám sát lần 2 đối với nhân viên công ty VIAGS và triển khai làm xét nghiệm hàng ngày đối với nhân viên sân bay phục vụ hành khách trước khi vào ngày làm việc hôm sau.
Vợ chồng chuyên gia vượt 1600km chi viện xét nghiệm cho tâm dịch Hải Dương Bỏ lại những nỗi niềm riêng, vợ chồng anh Duy vượt trên 1600km từ TP.HCM ra Hải Dương để chi viện xét nghiệm Covid-19. Vợ chồng chuyên gia sinh học phân tử Nguyễn Danh Duy và Phạm Bích Kiểu tại CDC Hải Dương - Ảnh: Nguyễn Liên Sáng 30/1, vợ chồng chuyên gia sinh học phân tử Nguyễn Danh Duy (sinh năm 1977)...