TP.HCM xét nghiệm COVID-19 ra sao trong thời gian siết giãn cách xã hội?
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tại vùng xanh” và “vùng gần xanh”, người dân sẽ được xét nghiệm 2 lần, cách nhau 7 ngày.
Tại buổi họp báo chiều 21/8, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết, sắp tới, tại “vùng xanh” (vùng không có dịch) và “vùng gần xanh”, người dân sẽ được xét nghiệm 2 lần, cách nhau 7 ngày. Tại các “vùng vàng” (vùng nguy cơ) sẽ thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (5), đại diện hộ gia đình.
” Đối với các khu phong tỏa, sẽ tổ chức xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa. Thực hiện xét nghiệm gộp mẫu test nhanh phát hiện kháng nguyên SARS-CoV-2 theo hộ gia đình”, ông Nam cho biết.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam.
Nơi ngoài khu vực khu phong tỏa thì thực hiện xét nghiệm đối với người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2. Tùy vào điều kiện thực tiễn, thực hiện giám sát ngẫu nhiên ở địa bàn dân cư có nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm theo mẫu gộp hộ gia đình.
Về việc tiêm chủng, theo ông Nguyễn Hoài Nam, đến hết 20/8, TP.HCM đã tiêm 5.283.258 mũi vaccine COVID-19, chiếm 75% đối tượng trên 18 tuổi.
Từ 27/4 đến 20/8, 8 quận, huyện cơ bản hoàn thành mục tiêu bao phủ vaccine mũi 1 cho 80% người trên 18 tuổi, gồm quận 1, Phú Nhuận, huyện Cần Giờ, quận 11, quận 5, quận 6, quận 7 và TP Thủ Đức.
Các quận, huyện có tốc độ tiêm chậm nhất, chưa đạt 50% tổng số dân trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 là quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Phú, huyện Nhà Bè.
Video đang HOT
Với mục tiêu tất cả những người đang sống trên địa bàn thành phố đều được tiếp cận vaccine, thành phố sẽ tiếp tục tăng tốc tiêm chủng, phấn đấu để đạt mục tiêu đến 15/9 tối thiểu 90% người dân trên 18 tuổi tiêm mũi 1 và 15% người dân được tiêm mũi 2.
Cần tháo gỡ ách tắc để duy trì song song sản xuất và lưu thông nông sản
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phía Nam dẫn đến khả năng phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trong thời gian khá dài.
Do đó, bên cạnh việc lưu thông hàng hóa thì các địa phương cần tạo điều kiện duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp để không bị đứt gãy nguồn cung trong thời gian tới.
Đây là ý kiến của nhiều doanh nghiệp tại "Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt trong điều kiện giãn cách phòng chống COVID-19" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh chiều 29/7.
Thu hoạch lúa Hè Thu ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN
Giải quyết "điểm nghẽn" lưu thông
Ông Lê Thanh Tùng, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, dự kiến trong tháng 8 tại các tỉnh phía Nam sẽ có 700.000 ha lúa Hè Thu được thu hoạch với sản lượng 3,8 triệu tấn gạo. Cùng với đó, có khoảng 1,1 triệu tấn rau củ, quả của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Lâm Đồng cũng sẽ được thu hoạch, nhưng nhu cầu tiêu dùng trong vùng chỉ khoảng 500.000 tấn, phần còn lại phải tìm phương án tiêu thụ ở các vùng khác và xuất khẩu. Về trái cây, có khoảng 640.000 tấn sẽ thu hoạch trong tháng 8 cần kết nối, tiêu thụ bao gồm: xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, bưởi, cam, nhãn, dứa và mít.
Theo ông Lê Thanh Tùng, thời điểm tháng 5-8 tháng hằng năm, toàn bộ cây ăn trái các tỉnh phía Nam chỉ thu hoạch trái vụ nên sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, việc tiêu thụ đang có dấu hiệu chậm lại, có nơi dư thừa là do ách tắc trong khâu lưu thông vận chuyển.
Thông tin về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại địa phương, ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, hiện nay tỉnh đang gặp một số vấn đề như thiếu nhân công thu hoạch, thương lái thu mua lúa do các địa phương giáp ranh hạn chế việc di chuyển. Lực lượng vận chuyển hàng hóa của các hợp tác xã gặp khó khăn trong việc xét nghiệm COVID-19. Đặc biệt việc vận chuyển thanh long ra phía Bắc đang gặp khó khăn do khi qua các tỉnh đều yêu cầu có giấy xét nghiệm COVID-19 có hiệu lực chỉ 72 giờ. Với những lái xe mà giấy xét nghiệm COVID-19 hết hiệu lực giữa đường thì không biết tìm địa điểm xét nghiệm ở đâu. Do đó, Long An đề nghị Bộ Giao thông Vận tải công bố các điểm test nhanh dọc đường để lái xe chủ động.
Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, các siêu thị phản ánh khó khăn lớn nhất là khâu vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về Tp. Hồ Chí Minh gặp vướng mắc ở các chốt kiểm soát. Nhiều chốt kiểm soát rất cứng nhắc trong việc xác định "mặt hàng thiết yếu" dẫn đến ách tắc.
Lãnh đạo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, không nên đưa ra khái niệm "hàng hóa thiết yếu" nữa, vì nó có thể thiết yếu cho người này, nhưng lại không thiết yếu cho người khác. Trong thời gian vừa qua, các mặt hàng thiết yếu chỉ gói gọn vào những sản phẩm tươi sống, thực phẩm. Bây giờ nên "cởi trói" cho các mặt hàng khác như hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng gia đình...
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam thông tin, nguồn cung hàng hóa, đặc biệt là nông sản, thực phẩm hiện nay rất dồi dào, một số mặt hàng còn có hiện tượng cung vượt cầu. Do đó, việc quan trọng hiện nay là phải tập trung giải quyết vận chuyển thông suốt, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong từng khu vực mà còn phải kết nối với các chuỗi cung ứng khu vực khác và phục vụ xuất khẩu.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ: Giao thông Vận tải, Công Thương, tình hình giao thương về cơ bản vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, tại một số địa phương có diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, buộc phải ưu tiên kiểm soát dịch, dẫn đến việc cung ứng, lưu thông và phân phối nông sản còn bị ách tắc cục bộ.
Liên quan tới vấn đề này, Tổ công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thường xuyên chỉ đạo và hướng dẫn các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động theo sát tình hình, tháo gỡ khó khăn cho từng trường hợp cụ thể. Đồng thời đảm bảo chấp hành tốt các yêu cầu phòng chống dịch nhưng cũng không để hàng hóa, nông sản bị ách tắc cục bộ dẫn đến tình trạng nơi thừa nơi thiếu.
Duy trì sản xuất
Đặc sản hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) gặp khó trong khâu tiêu thụ do ảnh hưởng dịch COVID-19. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Nam đang đặt ra vấn đề làm thế nào để duy trì hoạt động sản xuất xuyên suốt, không để đứt gãy nguồn cung trong những tháng cuối năm.
Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, An Giang hiện gặp vấn đề lớn là đã vào chính vụ thu hoạch lúa Hè Thu, mỗi ngày có hàng nghìn ha lúa cần thu hoạch nhưng một số kho của công ty lương thực lại giảm sức mua. Điều này khiến nhiều thương lái tạm ngưng thu mua, trong khi nông dân không có kho để bảo quản lúa. Thêm vào đó, tâm lý chung của công nhân là ngại ở lại nhà máy theo yêu cầu "3 tại chỗ" khiến các nhà máy xay xát khó hoạt động và không thể dự trữ lúa cho nông dân.
"Hoạt động sản xuất nông nghiệp nên được xem là thiết yếu, cần được ưu tiên. Ngành nông nghiệp cần có chỉ đạo xuyên suốt, đồng bộ bởi một số nơi chưa đánh giá đúng mức độ của hoạt động này. Nếu nông dân ngưng sản xuất sẽ khiến mùa vụ bị chậm trễ, ảnh hưởng đến cả chất lượng và sản lượng về sau. Để đảm bảo hoạt động thu mua, vận chuyển nông sản giữa các địa phương thì lực lượng vận chuyển, thương lái cần được ưu tiên tiêm vaccine để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng", ông Trương Kiến Thọ nêu đề xuất.
Cùng quan điểm, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An phân tích, nếu không tập trung vào sản xuất mà chỉ quan tâm đến cung ứng thì chuỗi hàng hóa sẽ bị gián đoạn trong vòng 2 tháng tới. Trong bối cảnh số người nhiễm COVID-19 có thể đến hàng nghìn người/ngày, các địa phương tập trung để đảm bảo công tác chống dịch, an toàn sức khỏe cho nhân dân là rất cần thiết.
Mặc dù vậy, vẫn có những chỉ đạo "quá tay", gây ra khó khăn không cần thiết cho hoạt động sản xuất. Hiện nay, những nơi đến vụ thu hoạch như nhãn, chanh, lúa, sầu riêng yêu cầu lực lượng công nhân chuyên biệt đang bị ách tắc do đội ngũ này không thể di chuyển đến nơi làm việc.
Theo ông Võ Quan Huy, dù khó nhưng các địa phương phải có cơ chế để lực lượng lao động có kỹ năng được di chuyển từ huyện sang huyện, từ tỉnh sang tỉnh kèm theo các yêu cầu về đảm bảo an toàn dịch bệnh và họ cần được xếp thứ tự ưu tiên trong tiêm vaccine. Ngoài ra, việc lưu thông vật tư sản xuất nông nghiệp phải được thông thoáng hơn để không bị gián đoạn hoạt động sản xuất.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T nêu vấn đề, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp thu mua trái cây tại các tỉnh phía Nam hiện nay là quy định giới hạn thời gian ra đường từ 6 giờ sáng đến 18 giờ hàng ngày.
Trong khi đó, thông thường nhân viên công ty tiến hành thu hoạch từ 4 giờ sáng, đến khoảng 6 giờ rưỡi sáng đưa hàng về sơ chế đến khoảng 22 giờ. Nhưng hiện nay, 6 giờ sáng người lao động mới bắt đầu được ra ngoài để đi thu hoạch và 18 giờ chiều đã phải về nhà, khiến cho sản lượng thu hoạch, sơ chế đạt rất thấp, chỉ bằng từ 20-30% so với trước đây.
"Trái cây tươi có đặc thù là hái về phải xử lý ngay. Nếu lượng hàng làm trong ngày không đủ cho lô hàng xuất, doanh nghiệp sẽ phải chờ thu hoạch, sơ chế thêm vào hôm sau, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng trái cây. Trước đây, mỗi ngày doanh nghiệp có thể xử lý và xuất đi vài container trái cây nhưng hiện nay phải dồn nhiều ngày mới đủ 1 container, phát sinh thêm rất nhiều chi phí", ông Tùng chia sẻ.
Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, mấu chốt lớn nhất hiện nay là bị đứt gãy chuỗi cung ứng không phải do thiếu hàng hóa mà do việc kiểm soát giữa các địa phương không thống nhất. Đây là hệ quả của các quy định chống dịch và các địa phương triển khai "quá tay", chống dịch quyết liệt nhưng không tính đến yếu tố hậu cần cho người dân và sản xuất.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, mỗi tỉnh, thành phố cần chủ động tạo ra "vùng xanh" cho tiêu thụ nông sản của chính địa phương mình. Nếu khó khăn vận chuyển liên tỉnh, liên vùng có thể áp dụng phương thức "nằm vùng", mỗi đội xe chỉ hoạt động ở một khu vực, đến cửa ngõ sẽ có xe trung chuyển vận chuyển đi tiêu thụ.
Bên cạnh đó, các tỉnh phải nghiên cứu để đưa ra được quy định phù hợp, tránh tình trạng suốt ngày chỉ đi xét nghiệm để đáp ứng yêu cầu. Doanh nghiệp cũng phải chủ động kiến nghị với lãnh đạo địa phương để có cơ chế linh hoạt duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện phòng chống dịch.
Đi lại ở TP HCM hiện nay như thế nào? Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Trần Quang Lâm trả lời VnExpress về việc tổ chức đi lại tại thành phố, sau khi toàn địa phương cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. - TP HCM đã lập 12 chốt chính ở cửa ngõ và hệ thống chốt phụ trong nội đô nhằm kiểm soát người được phép ra...