TP.HCM: ‘Xây dựng không phép hầu như không còn, sai phép giảm sâu’
Báo cáo với Đoàn đại biểu Quốc hội TP tại buổi giám sát 15-10 về thực hiện Luật thanh tra, Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định hiện địa bàn TP hầu như không còn tình trạng xây dựng không phép, xây dựng sai phép giảm sâu.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP giám sát Thanh tra Sở Xây dựng sáng 15-10 – Ảnh: THÁI AN
Báo cáo với Đoàn đại biểu Quốc hội về hiệu quả thực hiện chỉ thị 23 của Thành ủy TP.HCM, ông Lý Thanh Long, chánh Thanh tra Sở Xây dựng, cho hay vi phạm về trật tự xây dựng có giảm qua các năm. Từ năm 2014 đến năm 2019 có giảm nhưng tỉ lệ không cao. Tuy nhiên khi bắt đầu thực hiện chỉ thị 23 của Thành ủy tình hình vi phạm xây dựng giảm mạnh. Năm 2020 số công trình vi phạm là 793 trường hợp, giảm 1.463 trường hợp, tỉ lệ hơn 66% so với năm 2019. Còn 9 tháng 2021 tỉ lệ giảm hơn 70%.
“Mặc dù năm 2021 có hoàn cảnh khách quan dịch bệnh cũng khiến vi phạm xây dựng giảm. Tuy nhiên thấy rõ là việc triển khai chỉ thị 23 đã tạo ra nền tảng vững chắc trong phối hợp giữa địa phương và Sở Xây dựng trong việc kiểm soát vi phạm xây dựng…” – ông Long nói.
Khẳng định thêm về hiệu quả của việc thực hiện chỉ thị 23, ông Lê Trần Kiên, phó giám đốc Sở Xây dựng, cho rằng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP đã được kéo giảm toàn bộ.
Video đang HOT
“Có thể nói hiện nay gần như là không còn xây dựng không phép so với trước và giảm rất sâu tỉ lệ xây dựng sai phép. Trong thời gian sắp tới, thanh tra sở cũng như sở đặt ra mục tiêu trước mắt là giữ vững kết quả trên và tiếp tục kéo giảm tỉ lệ vi phạm xây dựng, trật tự xây dựng…” – ông Kiên nói.
Phó giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên: “TP hầu như không còn tình trạng xây dựng không phép, xây dựng sai phép giảm sâu” – Ảnh: THÁI AN
Theo Thanh tra Sở Xây dựng, từ 1-1-2018 đến 30-6-2021, Thanh tra Sở Xây dựng tiến hành 22 cuộc thanh tra gồm 20 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 2 cuộc thanh tra đột xuất. Số lượng công việc mà thanh tra sở thực hiện cũng rất lớn. Điển hình như năm 2020 thanh tra sở tiếp nhận 37.500 giấy phép xây dựng, kiểm tra gần 90.000 lượt, xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm, ban hành 1.300 quyết định xử phạt vi phạm hành chính…
Việc ngừng cung cấp điện, nước là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn vi phạm xây dựng được đại biểu Quốc hội Lê Thanh phong, chánh án Tòa án nhân dân TP, quan tâm và đề nghị Thanh tra Sở Xây dựng báo cáo.
Về vấn đề này, ông Trần Hoàng Quân, giám đốc Sở Xây dựng, cho rằng, đối với hành vi vi phạm xây dựng thì ngừng cung cấp điện, nước là giải pháp hữu hiệu để buộc ngừng hành vi vi phạm, không để công trình vi phạm được tiếp tục thi công. Trong trường hợp này, cung cấp điện nước được xem là dịch vụ có thể được sử dụng để dẫn đến hay tiếp diễn hành vi vi phạm trật tự xây dựng. Như vậy cần thiết xem xét tạm ngừng dịch vụ này trong ngắn hạn vài ngày để ngăn hành vi vi phạm, hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền sử dụng điện nước bình thường của người dân.
Đồng tình, đại biểu Lê Thanh Phong đề nghị Sở Xây dựng báo cáo cụ thể hơn theo hướng giải pháp tạm ngừng điện nước được xem như là giải pháp tạm thời, khẩn cấp ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm xây dựng.
Thanh tra sở cũng kiến nghị về việc sớm thực hiện đề án thí điểm thành lập đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận, huyện và TP Thủ Đức. Thông tin thêm về nội dung này, chánh thanh tra sở cho hay mới đây Chính phủ cũng đã có dự thảo nghị quyết thực hiện thí điểm đề án gửi TP.HCM, đề nghị TP lấy ý kiến các bộ ngành. TP đã làm xong, hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết trình cho Chính phủ để xem xét thông qua trong thời gian tới.
Thay mặt cho đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội Văn Thị Bạch Tuyết, phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP, tiếp thu các kiến nghị của Thanh tra Sở Xây dựng để đóng góp cho dự thảo Luật thanh tra sửa đổi.
Hà Nội quy định 119 vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi nhằm phòng, chống tham nhũng
Việc chuyển đổi định kỳ không áp dụng với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu; chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4410/QĐ-UBND về việc thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ.
Chuyên đề này được xây dựng căn cứ theo Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025".
Chức danh cán bộ tư pháp là vị trí công tác được định kỳ chuyển đổi. Ảnh: Ngọc Trâm
Theo đó, danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi gồm hai nhóm công việc với 119 vị trí công tác.
Trong đó, nhóm quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị (gồm: phân bổ ngân sách; kế toán; mua sắm công) có 3 vị trí.
Nhóm trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc (gồm: tổ chức cán bộ; tài chính, ngân hàng; công thương; xây dựng; giao thông; y tế; văn hóa - thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; tài nguyên và môi trường; nông nghiệp và phát triển nông thôn; đầu tư và ngoại giao; tư pháp; lao động - thương binh và xã hội; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; quốc phòng; công an; thanh tra và phòng, chống tham nhũng) có 116 vị trí.
Phương thức thực: chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác, gồm: Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật; người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên; người đang biệt phái; phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Đáng chú ý, việc chuyển đổi trên không áp dụng với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu; chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt.
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/10 - Kiểm tra Phiên ngày 12/10 chỉ số VN-Index nhích nhẹ 0,05%, đạt mức 1,394.8 điểm; HNX-Index tăng 0,36%, đạt 375,68 điểm. UPCOM - Index tăng 0,01 điểm (0,01%) lên 98,81 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt gần 707 triệu đơn vị, giảm 1,88% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 12,2%, đạt hơn 105 triệu đơn vị....