TP.HCM xây cầu Thủ Thiêm 2
Cầu Thủ Thiêm 2 dài 1.473 m (trong đó đường dẫn phía quận 1 dài khoảng 355 m, đường dẫn phía quận 2 dài khoảng 233 m), mặt cầu rộng cho 6 làn xe.
Theo Công ty CP đầu tư Đại Quang Minh (chủ đầu tư), ngày 3/2 sẽ làm lễ động thổ xây cầu Thủ Thiêm 2, nối từ giao lộ Tôn Đức Thắng (quận 1) với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).
Cầu được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7. Theo chủ đầu tư, công trình được đầu tư theo hình thức BT (đầu tư, chuyển giao), dự kiến xây dựng trong ba năm.
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 2.
Theo UBND TP, việc xây cầu Thủ Thiêm 2 nhằm giảm áp lực ùn tắc giao thông cũng như tăng khả năng kết nối giữa trung tâm hiện hữu với khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Video đang HOT
Trước đó năm 2008, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng VN (Vinaconex) đã thiết kế và có báo cáo đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 cho 4 làn xe lưu thông. Tuy nhiên, dự án bị đình trệ kéo dài do chưa di dời Nhà máy Ba Son (quận 1).
Theo quy hoạch, cầu Thủ Thiêm 2 là một trong 4 cầu Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn và một đường hầm vượt sông Sài Gòn (đã đưa vào sử dụng năm 2011).
Trong đó, cầu Thủ Thiêm 1 nối từ quận Bình Thạnh qua quận 2 (đã đưa vào sử dụng năm 2010), cầu Thủ Thiêm 3 nối từ quận 4 qua quận 2 (chưa thi công) và cầu Thủ Thiêm 4 nối từ quận 7 qua quận 2 (chưa thi công).
Theo Tri Thức
TP HCM muốn xây cầu Thủ Thiêm 2 vào đầu năm 2015
Sau khi Bộ Quốc phòng kiến nghị lùi thời gian xây cầu Thủ Thiêm 2 đến năm 2018, UBND TP HCM đã kiến nghị Thủ tướng cho khởi công công trình này vào đầu năm sau.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, UBND TP HCM kiến nghị người đứng đầu Chính phủ chấp thuận cho thành phố hoàn tất mọi thủ tục theo quy định để bảo đảm khởi công trong năm 2015 và hoàn thành trong năm 2017 theo như kế hoạch đã định đối với dự án Cầu Thủ Thiêm 2, một trong 14 cầu vượt sông Sài Gòn được duyệt.
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 và quận 2 của TP HCM.
Theo thành phố, dự án này cần được triển khai xây dựng sớm nhằm tạo động lực phát triển nhanh hơn đối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đặc biệt là Khu chức năng số 1 (Khu Trung tâm tài chính, thương mại) của đô thị mới. Việc hoàn thành sớm Cầu Thủ Thiêm 2 còn góp phần quan trọng trong kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố cũng cho biết đang triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (Thủ tướng phê duyệt vào 4/2013). Theo quy hoạch này, việc di dời Nhà máy đóng tàu Ba Son thuộc nhóm "Danh mục dự án ưu tiên giai đoạn 2013-2015".
Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực TP HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Thủ tướng phê duyệt vào 8/2005) cũng đang được thành phố thực hiện. Trong đó, về định hướng quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son đã ghi rõ "Nhóm các cảng cần di dời sớm, trước năm 2010: Bao gồm Tân cảng Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu Ba Son...".
Cũng theo lãnh đạo thành phố, Thủ tướng đã có 3 quyết định liên quan đến cơ chế chính sách áp dụng khi di dời Nhà máy đóng tàu Ba Son và cho đến nay Công ty TNHH MTV Ba Son đã xây dựng được 200 m cầu cảng và một nhà xưởng tại khu vực Cảng Cái Mép - Thị Vải.
Cùng với việc di dời Nhà máy đóng tàu Ba Son, từ năm 2011 đến nay, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với UBND TP HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son. Trong đó, Bộ Tổng tham mưu đã quyết định giao khoảng 225.000 m2 đất quốc phòng tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1 (khu Ba Son sau di dời) của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cho Công ty TNHH MTV Ba Son quản lý, sử dụng vào mục đích kinh tế.
Riêng dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son đã được thống nhất chủ trương từ rất lâu, được Công ty TNHH MTV Ba Son triển khai từ năm 2011, đã được phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và đang hoàn tất hồ sơ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo Quy hoạch xây dựng chung của thành phố. Đây là cơ sở thuận lợi để nhà máy sớm thực hiện di dời đến địa điểm mới, ổn định hoạt động theo kế hoạch chung.
Trước đó, Bộ Quốc phòng đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP HCM và các bộ, ngành liên quan lùi thời điểm khởi công xây cầu Thủ Thiêm 2 đến năm 2018 với lý do để Tổng công ty Ba Son (thuộc Bộ Quốc phòng) có thời gian thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất quốc phòng từ nay đến hết năm 2017, góp phần cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Hữu Công
Theo VNE
Bộ Quốc phòng đề nghị lùi xây cầu Thủ Thiêm 2 đến năm 2018 Để tổng công ty Ba Son có thời gian thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, Bộ Quốc phòng kiến nghị xây cầu Thủ Thiêm 2 vào năm 2018 thay vì trong năm nay như dự kiến. Bộ Quốc phòng vừa gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP HCM và Bộ Giao thông Vận tải...