TP.HCM: Việc người dân xả rác cũng có lỗi từ cán bộ quản lý
“Rác không chỉ là vấn nạn mà còn gây nghẹt cống và là một trong các lý do gây ra tình trạng ngập nước của TP.HCM. Xả rác tuy là lỗi của người dân nhưng lỗi của nhà quản lý cũng nhiều”, Đại biểu HĐND TP.HCM bức xúc đặt vấn đề tại Kỳ họp thứ 9.
Sáng nay (11.7), Kỳ họp thứ 9 HĐND TP.HCM bước vào phiên thảo luận, trọng tâm là vấn đề rác thải và xử lý rác.
Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Hồ Văn
Theo đại biểu Diễm Tuyết, TP.HCM là thành phố lớn nhất nước, dân số đông nhất nên vấn đề rác là không nhỏ. Nếu biết tận dụng sẽ đem lại nguồn lợi lớn. Ngược lại xử lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, sức khỏe người dân và gây nghẹt cống, ngập phố.
“Tôi từng đi học thạc sĩ tại Mỹ 20 năm về trước, người Mỹ đã biết phân loại rác từ nguồn và đến nay, họ cũng luôn chú trọng nâng cao ý thức của người dân trong việc phân loại rác”, đại biểu Tuyết cho hay.
Cũng theo bà Tuyết, ngoài việc thu gom rác, nâng cao ý thức người dân trong phân loại rác cũng như không xả rác bừa bãi, cũng cần xử lý nghiêm người xả rác nơi công cộng.
Còn đại biểu Tố Tâm đặt vấn đề về cán bộ quản lý trong vấn nạn rác thải. Theo bà Tâm, trong chương trình lắng nghe vừa rồi, thấy công nhân dọn rác dưới cống rất khổ cực. “Nguyên do là đâu? Là do ý thức xả thải của người dân. Tuy lỗi người dân nhưng lỗi nhà quản lý cũng nhiều. Chúng ta tuyên truyền theo phong trào, xử phạt cũng vậy”, bà Tâm nói.
Video đang HOT
Đại biểu cho rằng rác thải đang là vấn nạn của thành phố. Ảnh: Hồ Văn
“Cán bộ phải làm gương cho người dân trong việc phân loại nguồn rác, bên cạnh đó, cũng cần chăm lo về thu nhập của công nhân dọn rác, hiện thu nhập quá thấp… Vai trò quản lý cũng chưa tròn trách nhiệm. Ngoài ra, nhiều dự án xử lý rác chưa tốt”, bà Tâm nói thêm.
Đại biểu Đức Trí chỉ ra được một lỗ hổng trong việc buộc người dân phải xả thải rác xuống sông, nơi công cộng… Theo ông Trí, các loại rác như chai lọ, chăn màn, gối, bàn ghế hư hỏng… không được thu gom theo quy trình gom rác. Người thu gom buộc người dân trả thêm phí nếu muốn thu gom loại rác này. “Vì vậy, người dân không trả thêm phí mà chờ tối rồi đi đổ chỗ khác hoặc đổ xuống sông. Nếu như tổ dân phố, công an có gặp, cũng chẳng làm gì cả, vì không thể xử lý, xử lý làm sao khi ta không thu gom loại rác này? Vì thế, loại rác này trôi về đâu? Nghẹt cống là phải. Thậm chí, có khi cả xe tải đổ xà bần cũng chỉ bị phạt hành chính vài trăm ngàn. Chuyện này ta nói qua nhiều kỳ họp rồi mà chưa hề có tiến triển”, ông Trí bức xúc nói.
Ông trí cũng cho rằng, để chống ngập, cần xử lý tốt việc thu gom và phân loại rác thải để người dân không đổ lung tung, cần nạo vét 18 kênh, rạch trên địa bàn. Nhưng hiện cơ quan chức năng đang làm cầm chừng. Hiện nay ngập cũng một phần do các kênh không thoát nước được.
Cũng trong phiên họp đầu tiên vào hôm qua (10.7), hàng trăm cử tri gửi đến nghị trường bức xúc về mùi hôi từ bãi rác Đa Phước và yêu cầu phải sớm xử lý vấn nạn này.
Ngoài vấn đề rác, các đại biểu HĐND cũng đặt vấn đề về bảo tồn di sản văn hóa. Theo các đại biểu, phát triển đô thị mà phá hủy di sản là đang đánh đổi văn hóa, hình thành nên đô thị thiếu bản sắc. Di sản là tài sản vô giá, bị xâm hại thì làm nghèo đi về văn hóa. Trách nhiệm bảo vệ là của toàn xã hội. Thành phố cần lập danh sách để bảo tồn, quản lý, chú trọng vai trò đào tạo cho người dân hiểu giá trị, bản sắc văn hóa.
Đại biểu cho rằng, giáo dục, tuyên truyền là điều cốt yếu để nâng cao ý thức người dân. Ảnh: Hồ Văn
Theo đại biểu Hồng Xuân, xây dựng thành phố chỉ có công nghệ mà không có văn hóa thì chúng ta chẳng có gì để chia sẻ về văn hóa với khu vực, quốc tế. Xây dựng các đô thị mới, văn minh, hiện đại nhưng cần phải bảo tồn di sản văn hóa.
Theo Danviet
Trung tâm chống ngập TP.HCM bỏ từ "tụ nước" trong báo cáo ngập
Chiều 28.5, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã chủ trì cuộc họp với Sở GTVT, Trung tâm chống ngập và 24 quận huyện để bàn giải pháp chống ngập do mưa. Cuộc họp đã đề cập đến báo cáo liên quan đến cụm từ "tụ nước" sau cơn mưa chiều 19.5.
Tại cuộc họp, báo cáo về tình hình ngập do cơn mưa ngày 19.5 gây nên, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm chống ngập đã không dùng tự "tụ nước" trong báo cáo của mình.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, báo cáo ngập, giải pháp chống ngập dừng dùng từ chuyên môn quá, mà phải đi sâu vào giải pháp căn cơ. "Vừa qua, ngập như vậy mà dân đang bức xúc, các anh dùng từ tụ nước thì gây thêm bức xúc cho dân, dùng từ chuyên môn, chuyên ngành... không đúng thời điểm gây phản ứng ngược", ông Tuyến nói về từ "tụ nước" mà vừa qua Trung tâm chống ngập dùng trong báo cáo.
Theo đó, báo cáo về cơn mưa ngày 19.5, ông Dũng cho biết vũ lượng mưa có nơi đo được từ 111,9-119mm, gây ngập 32 tuyến đường. Vũ lượng trung bình đạt từ 60mm trở lên đến 119,3mm và trải dài 24 quận huyện.
Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, phó giám đốc trung tâm chống ngập đã không dùng từ "tụ nước" trong báo cáo tình hình ngập tại cuộc họp chiều 28.5. Ảnh: Hồ Văn
"Trong cơm mưa 19.5 có 10 tuyến ngập sâu, thời gian rút 30 phút đến 3 giờ, cá biệt, có nhiều tuyến đường sau 5 giờ vẫn còn ngập. Ngoài ra, do mưa lớn trong thời gian ngắn nên xuất hiện ngập nước tại 22 tuyến đường, 10-20 phút sau nước mới rút", ông Dũng báo cáo lại tình trạng ngập nhưng không dùng từ "tụ nước" như trong báo cáo của Sở GTVT ngày 22.5.
Trước đó, ngày 22.5, trong cuộc gặp mặt định kỳ với báo chí hàng tháng để cung cấp thông tin và trả lời chất vấn, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước (thuộc Trung tâm chống ngập) cho biết, ngoài 10 tuyến ngập sâu thì 22 tuyến đường khác... chỉ "tụ nước".
Đường Hồ Học Lãm ngập nặng, người dân bì bõm lội nước về nhà nhưng lại nằm trong danh sách "tụ nước".
Báo chí sau đó đã chứng minh nhiều tuyền đường, trong đó có tuyến Hồ Học Lãm ngập hết bánh xe lại nằm trong tuyến đường "tụ nước". Nhiều tuyến đường như Sinco, Xô Viết Nghệ Tĩnh... nước ngập sâu nhưng lại không nằm trong danh sách những tuyến đường này.
Đường Sinco ngập hết bánh xe nhưng lại không nằm trong danh sách ngập hay tụ nước.
Cũng tại cuộc họp, ông Dũng cho rằng nguyên nhân ngập nước chủ yếu trong ngày 19.5 là do trận mưa này có vũ lượng vượt thiết kế của hệ thống thoát (tối đa là 95,5mm) trong khi vũ lượng mưa đạt 119,3mm.
Ngoài nguyên nhân mưa vượt tần suất, hầu hết các tuyến đường ngập có hệ thống thoát nước nhỏ, xuống cấp và đang trong giai đoạn đề xuất đầu tư trước và sau 2020 tùy thời gian, hoàn cảnh. Tình trạng xả rác gây nghẹt cống, lấn chiếm hệ thống thoát nước, cộng thêm các dự án chưa hoàn thành cũng ảnh hưởng đến tình trạng thoát nước. Cũng theo ông Dũng, mục tiêu quy hoạch thoát nước vùng lõi phải đạt 6.000km cống, tuy nhiên hiện nay chỉ đạt tầm 3.000km.
Theo Danviet
Hà Nội: Quận Cầu Giấy xử phạt hơn tỷ đồng vi phạm trật tự đô thị Trong quý I.2018, lực lượng chức năng quận Cầu Giấy lập biên bản vi phạm hành chính 1.387 trường hợp vi phạm trật tự đô thị, xử phạt gần 1,2 tỷ đồng. Ngay trong những tháng đầu năm 2018, quận Cầu Giấy đã đồng loạt ban hành các văn bản chỉ đạo, giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến đảm...