TPHCM: Vì sao số ca mắc Covid-19 tăng lên rất cao trong những ngày qua?
Công tác xét nghiệm đang tập trung vào những vùng lõi của dịch Covid-19 nên số ca bệnh những ngày qua đang tăng lên rất cao.
Nếu quét xong các điểm nóng thì những ngày tới lượng bệnh sẽ giảm.
Đó là một trong những nội dung được BS Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM chia sẻ tại cuộc họp báo diễn ra vào tối 12/7 về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Ông cho biết: “Hiện nay ngành y tế đang tập trung vào công tác lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, giải pháp này không thực hiện trên diện rộng, lấy toàn bộ cộng đồng dân cư mà tập trung vào những khu vực đông ca mắc Covid-19″.
Thành phố đang tận dụng “thời gian vàng” trong những ngày cách ly xã hội để dập dịch Covid-19 (Ảnh: Nguyễn Quang).
Đây là những điểm nóng có nguy cơ lây nhiễm cao, số lượng người mắc bệnh lớn nên những ngày qua số người mới mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố đang duy trì ở mức 4 con số. Thời gian này, thành phố đang gom được số lượng rất lớn ca bệnh ở vùng lõi của các ổ dịch. Nếu xác định được hết số ca mắc Covid-19 trong lõi dịch thì thời gian tới khi triển khai lấy mẫu mở rộng ra các khu vực có nguy cơ thấp hơn, theo lý thuyết thì chắc chắn số ca bệnh sẽ giảm xuống.
Hiện TPHCM đã tổ chức trung tâm điều phối lấy mẫu xét nghiệm, điều phối việc lấy mẫu từ các quận huyện, phân bổ về các đơn vị đang thực hiện xét nghiệm. Việc trả kết quả xét nghiệm mẫu đơn, mẫu gộp và những người mắc Covid-19 đang cách ly, điều trị có tiến độ khả thi, mẫu đơn được trả trong 10 – 12 giờ, mẫu gộp trả trong 24 giờ. Thực tế trên đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện các ca bệnh, truy vết những trường hợp tiếp xúc trong cộng đồng.
Video đang HOT
Phó giám đốc Sở Y tế cho biết: “Ngành y tế thành phố đang tập trung tối đa nhân lực, khoanh vùng test nhanh, lấy mẫu xét nghiệm, cố gắng bóc tách các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng dân cư trong thời gian nhanh nhất, sớm nhất có thể”.
Công tác chống dịch đang tập trung mũi nhọn vào việc bóc tách các ca F0 ra khỏi cộng đồng (Ảnh: Nguyễn Quang).
BS Hoài Nam cho biết thêm, để chủ động phương án tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân dương tính, phương án triển khai 50.000 giường bệnh đã được thực hiện sẵn sàng điều thu dung, điều trị từ bệnh nhân không có triệu chứng đến những trường hợp cần hồi sức tích cực.
Nguồn nhân lực và trang thiết bị đã được cung ứng đầy đủ, đảm bảo bệnh nhân được chăm sóc liên tục không để xảy ra tình trạng bệnh nhân F0 đã cách ly bị thiếu dinh dưỡng hoặc những ca bệnh nặng bị thiếu oxy trong quá trình điều trị.
Theo thông tin từ Bộ Y tế chiều ngày 12/7 trên cả nước ghi nhận 2.367 ca mắc mới Covid-19, trong đó TPHCM có 1.764 trường hợp. BS Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, số ca mắc mới phát hiện trong 24 giờ qua chủ yếu tập trung trong các khu vực đã được cách ly, phong tỏa với 89% số còn lại đang điều tra truy vết.
Trong ngày, tất cả 22 quận huyện và thành phố Thủ Đức đều ghi nhận trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Thành phố Thủ Đức có số ca bệnh nhiều nhất với 197 trường hợp. Những bệnh nhân dương tính mới hầu hết được phát hiện tại khu Công nghệ cao với một số công ty xuất hiện ca lây nhiễm trong thời gian qua. Đến nay, các công ty cơ bản đã khoanh vùng xác định được những ca F0 và cách ly các trường hợp tiếp xúc.
Cuộc chiến với dịch Covid-19 đang trong giai đoạn rất căng thẳng, cần sự hợp tác từ người dân (Ảnh: Nguyễn Quang).
Ngày 12/7 trên địa bàn thành phố không ghi nhận thêm ổ dịch mới phát sinh. Để tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 TPHCM đang gấp rút triển khai phương án chích ngừa hơn 1,1 triệu liều vắc xin Covid-19 của các hãng Pfizer, Moderna, Astrazeneca cho các nhóm đối tượng ưu tiên tập trung vào những người mắc bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi, hộ gia đình chính sách…
Nhóm đối tượng ưu tiên đang được thành phố yêu cầu các quận huyện lên danh sách trên địa bàn quản lý. Những người có bệnh lý nền, tăng huyết áp, đái tháo đường đã được quản lý trực tiếp tại phường xã sẽ được báo lên y tế quận huyện để tổng hợp và phân bổ vắc xin. Chiến dịch chích ngừa sẽ được triển khai tại các trạm y tế phường xã, dự kiến thành phố sẽ hoàn thành trong 2 đến 3 tuần kể từ thời điểm vắc xin được phân bổ.
Hải Dương dập dịch nhanh hay chậm: Không vội phán xét?
Không có mục tiêu nào quan trọng hơn lúc này là Hải Dương tập trung dập dịch Covid-19 càng sớm càng tốt. Để làm được điều này rất cần sự cảm thông, sẻ chia cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh, thay vì vội vàng phán xét.
Qua kiểm tra, giám sát thực tế công tác chống dịch tại Hải Dương ngày 18/2, Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định: "Tỉnh Hải Dương đã thực hiện hết sức quyết liệt, nhanh chóng và hiệu quả trong giai đoạn đầu của dịch khi xảy ra ở Chí Linh. Điều này chúng tôi khẳng định. Một số thông tin cho rằng làm nhanh, làm chậm, làm như thế nào, so sánh thành phố này với tỉnh nọ. Theo tôi vấn đề này chúng ta cũng phải làm rất rõ ràng, chúng tôi sẽ về báo cáo lại với Ban Chỉ đạo như cũng như lãnh đạo Bộ Y tế và Chính phủ".
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra, giám sát thực tế công tác chống dịch tại Hải Dương
Trong các cuộc họp ở Trung ương và tại các địa phương nơi đang xuất hiện dịch bệnh, lãnh đạo Bộ Y tế đã nhiều lần khẳng định, đợt dịch lần này xuất hiện ở Hải Dương khác với đợt dịch ở TP.HCM và Đà Nẵng, khi chủng virus biến thể kiểu Anh với tốc độ và thời gian lây lan nhanh hơn.
"Qua các điểm kiểm tra, cả khi được bố trí hay kiểm tra đột xuất thì chúng tôi hoàn toàn an tâm về các hoạt động cách ly của tỉnh Hải Dương. Điều này có lẽ cũng khác với một số dư luận khi cho rằng còn lơ là, còn tụ họp... nhưng chúng tôi đi trên đường hoàn toàn không có hiện tượng này. Tất cả đều thực hiện nghiêm đúng theo tinh thần của Chỉ thị 16", Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá.
Năng lực xét nghiệm của tỉnh Hải Dương đã được tăng gấp 4 lần nhờ sự hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
24 ngày kể từ khi dịch bùng phát tại Chí Linh, cả hệ thống chính trị ở Hải Dương đã và đang vào cuộc chống dịch với tinh thần và hành động quyết liệt. Hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, y bác sỹ, dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện...đang ngày đêm căng mình thiết lập các vòng tuyến, canh giữ các điểm chốt, đi từng ngõ, gõ từng nhà để khoanh vùng, truy vết, dập dịch, cách ly, cứu chữa người bệnh.
Hàng triệu người dân Hải Dương cũng đang đồng lòng thực hiện nghiêm giãn cách xã hội cùng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Những thông tin về công tác chống dịch ở Hải Dương trên mạng xã hội là đúng hay sai sẽ có các cơ quan chức năng phân xử, chỉ biết rằng lúc này không phải là thời điểm thích hợp để đưa ra các bình luận, đánh giá hay vội vàng phán xét một cách duy ý chí, gây sự hoang mang cho người dân.
Hải Dương thành lập 170 chốt kiểm soát dịch cấp tỉnh, hàng trăm chốt kiểm soát cấp huyện. Mỗi chốt 5-6 thành viên bao gồm Công an, Quân đội, Y tế, thanh niên tình nguyện..., mỗi ca làm việc liên tục 12 tiếng
Chị Nguyễn Thị Trang ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, bày tỏ: "Mặc dù Hải Dương những ngày qua dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, nhưng cả chính quyền và người dân đều đã và đang rất cố gắng. Khi đọc được những thông tin trên mạng xã hội, tôi cảm thấy bức xúc vì không có hiện tượng người dân Hải Dương đi các tỉnh, thành khác để chạy dịch. Trong thời điểm này, chúng ta cần có sự đồng sức, đồng lòng để chống lại dịch bệnh. Tôi nghĩ rằng cần hơn nữa sự quan tâm, chia sẻ với người dân Hải Dương đang gồng mình để chống lại dịch bệnh".
Tỉnh Hải Dương xác định, nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh không chỉ cho địa phương mà còn là trách nhiệm với cả nước. Ông Nguyễn Quang Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương khẳng định: "Quan điểm nhất quán của tỉnh Hải Dương là chúng tôi dập dịch chứ không dập tin, bởi lẽ sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, lực lượng chức năng và hệ thống chính trị vào cuộc là dịch bệnh sẽ sớm được ngăn chặn. Đây sẽ là câu trả lời thỏa đáng nhất cho việc dập dịch của Hải Dương như thế nào. Trong thời điểm này Hải Dương rất cần sự chung tay, góp sức cả về vật chất lẫn tinh thần, sự đồng cảm, chia sẻ của tất cả mọi người và cả hệ thống chính trị vào cuộc để sớm ngăn chặn dịch bệnh. Đây là tình cảm cũng là trách nhiệm của Hải Dương đối với người dân Hải Dương và cả nước".
Hàng tiếp tế được lực lượng chức năng tiếp nhận tại khu vực riêng và tiến hành khử khuẩn trước khi bàn giao đến người nhận trong khu cách ly
Phòng chống dịch bệnh Covid-19 không phải trách nhiệm của riêng ai. Mỗi người dân cần cảm thông, sẻ chia và ủng hộ những người lúc này đang ngày đêm phải chạy đua với thời gian, phải chiến đấu trực tiếp với dịch bệnh, từ những việc đơn giản nhất là hãy bảo vệ an toàn cho chính mình./.
Có ca dương tính COVID-19, khu Mả Lạng lại bị phong tỏa Vừa có thêm một ca dương tính với COVID-19 ở khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM - khu vực từng xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là nhân viên bốc xếp làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất và từng bị phong tỏa chiều 26 Tết Tân Sửu 2021. Lực lượng chức năng lập rào chắn tại hẻm 245 sau khi có ca...