TP.HCM vận động 24.420 người thuộc nhóm nguy cơ đi tiêm vắc xin
Sau 15 ngày triển khai “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, đến ngày 22-12, TP đã ghi nhận 584.403 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó có 24.420 người chưa tiêm vắc xin.
TP tiếp tục vận động, thuyết phục những người này tiêm vắc xin.
Tiêm vắc xin cho người trên 50 tuổi ở quận Bình Thạnh, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sở Y tế TP.HCM vừa cho biết tính đến ngày 22-12, sau 15 ngày thực hiện “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, TP đã ghi nhận 584.403 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó có 24.420 người chưa tiêm vắc xin, xét nghiệm tầm soát phát hiện 3.918 người đang bị nhiễm COVID-19 kịp thời điều trị.
Video đang HOT
Theo đó, 24.420 người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vắc xin (chiếm tỉ lệ 4,2%), tất cả trung tâm y tế đang khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vắc xin cho những người thuộc nhóm nguy cơ.
Trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.
Bên cạnh đó, qua thực hiện xét nghiệm nhanh tầm soát đã phát hiện 3.918 người có kết quả dương tính và kịp thời được điều trị ngay với thuốc kháng virus ( Molnupiravir) và cách ly chăm sóc tại nhà 901 người hoặc cách ly tập trung 255 người.
Đồng thời, các quận, huyện đang tiếp tục khẩn trương triển khai xét nghiệm tầm soát cho tất cả người dân thuộc nhóm nguy cơ theo kế hoạch và tiếp tục cho người F0 khi phát hiện ra uống ngay liều kháng virus như trên.
Sở Y tế cho biết với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP và sự vào cuộc với quyết tâm cao của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tất cả quận, huyện và TP Thủ Đức trong triển khai thực hiện các hoạt động trọng tâm của chiến dịch, bước đầu chiến dịch đã phát hiện ra những đối tượng cần được can thiệp ngay, góp phần giảm nguy cơ tử vong.
Sở Y tế yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện phân công trách nhiệm người chuyên nhập dữ liệu danh sách người thuộc nhóm nguy cơ trên địa bàn, đảm bảo chính xác và kịp tiến độ theo quy định.
Trước đó, ngày 7-12, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP về việc ban hành kế hoạch triển khai “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”. Chiến dịch này bao gồm 6 hoạt động chính nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do COVID-19.
Việc ngăn ngừa và phát hiện sớm những người thuộc nhóm nguy cơ bị nhiễm COVID-19 để kịp thời điều trị đặc hiệu với thuốc kháng virus và theo dõi sức khỏe, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Cần Thơ xác minh thông tin công khai rao bán thuốc kháng virus
Thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ ngày 23-12 cho biết đang nhờ cơ quan chức năng làm rõ việc đăng tải rao bán thuốc kháng virus Molnupiravir trên trang Facebook cá nhân của một người sống tại TP Cần Thơ.
Trang cá nhân của một người tại Cần Thơ rao bán thuốc Molnupiravir - Ảnh chụp màn hình
Theo đó, một tài khoản cá nhân tại Cần Thơ đã đăng công khai thông tin rao bán thuốc Molnupiravir. Thông tin viết: "Chắc ai đó sẽ cần, 9.xxx (giá thị trường 10-15tr) Mua từ 2 hộp fix giá yêu thương. Ib zalo số điện thoại..." kèm hình ảnh chai và hộp thuốc. Bài đăng ngày 4-12 và khi có người liên hệ thì người này cho rằng mình đăng ký mua sử dụng ở TP.HCM, chia sẻ lại địa chỉ mua cho người có nhu cầu, chứ không bán.
Điều đáng nói, dư luận tại TP Cần Thơ xôn xao khi cho rằng người rao bán này là con dâu của một cán bộ y tế đang công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có tình trạng "không trong sáng", hoặc "chân trong chân ngoài" hay không? Vì thuốc Molnupiravir đang thiếu hụt trong hệ thống y tế công để điều trị bệnh nhân COVID-19 trong chương trình điều trị có kiểm soát; trong khi bên ngoài rao bán tràn lan với giá "cắt cổ".
Trả lời câu hỏi có hay không việc cán bộ "chân trong chân ngoài", ông Huỳnh Minh Trúc - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ - cho biết chuyện rao bán thuốc điều trị COVID-19 trên mạng không liên quan đến cán bộ của CDC Cần Thơ.
Theo ông Trúc, CDC Cần Thơ không hề được cấp thuốc Molnupiravir, thuốc này nằm trong chương trình thử nghiệm điều trị COVID-19 và do Sở Y tế TP Cần Thơ trực tiếp quản lý, sở phân phối thuốc trực tiếp cho các trung tâm y tế quận, huyện để cấp phát cho người bệnh. Còn việc quan hệ cá nhân giữa người đăng bài rao bán và cán bộ trung tâm ông không nắm.
Theo ông Phan Khắc Hoàng - chánh thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ, thuốc này nằm trong chương trình thử nghiệm có kiểm soát, chưa được cấp phép sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Việc rao bán thuốc công khai trên mạng như vậy là vi phạm, thuốc này là từ nguồn trôi nổi hay từ đâu tuồn ra là vấn đề cần làm rõ. Thanh tra cũng đã xác minh bước đầu và đang nhờ cơ quan chức năng điều tra thêm.
Thêm 1,1 triệu viên thuốc Molnupiravir nhập khẩu được chuyển đến 17 tỉnh thành Thông qua Bộ Y tế, Công ty DB - cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark tài trợ thêm 1,1 triệu viên thuốc cho chương trình thí điểm mở rộng sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị cho F0 tại nhà. Toàn bộ 1,1 triệu viên thuốc Molnupiravir lần này đã được Công ty DB - cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark bàn...