TP.HCM và 13 tỉnh miền Tây cùng kêu gọi đầu tư du lịch
Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng TP.HCM và 13 tỉnh, TP Đồng bằng sông Cửu Long vừa được thành lập với mục tiêu cùng quảng bá và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.
Tại Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, TP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra tại Cần Thơ từ ngày 3-4/7, lãnh đạo các tỉnh, TP đã thống nhất xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và phim quảng bá du lịch chung.
Đặc biệt, các địa phương sẽ cùng tổ chức hội nghị xúc tiến mời gọi đầu tư du lịch vào TP.HCM, 13 tỉnh, TP ở ĐBSCL và 5 tỉnh Đông Nam Bộ trong 6 tháng cuối năm.
Đồng thời, trong khuôn khổ Ngày hội du lịch TP.HCM năm 2020 dự kiến diễn ra từ 16-19/7, các địa phương sẽ xây dựng gian hàng chung và tổ chức hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch.
Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, TP ĐBSCL diễn ra tại Cần Thơ từ ngày 3-4/7. Ảnh: Sở Du lịch TP.HCM.
“Đây là liên kết du lịch đầu tiên được chính quyền các địa phương ký kết thỏa thuận hợp tác và chỉ đạo sâu sát, xác lập một thông điệp rằng TP.HCM và ĐBSCL sẽ có nhiều sản phẩm tạo sự khác biệt, chứ không phải như một số người cho rằng du lịch ở miền Tây rất giống nhau. Mỗi địa phương sẽ có nét khác biệt riêng, tạo sự cạnh tranh để phát triển”, ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM chia sẻ.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định, TP xác định là cửa ngõ du lịch nên sẽ có các sản phẩm để “hút” dòng khách từ các tỉnh, TP khác đến trải nghiệm các tour du lịch liên kết từ TP về ĐBSCL.
Ông nhấn mạnh, TP.HCM có hơn 1.300 doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch nhưng con số khách đến với thị trường ĐBSCL vừa qua vẫn còn khiêm tốn. Ông đề nghị các doanh nghiệp du lịch đầu ngành xúc tiến sản phẩm liên kết và đầu tư nâng cao chất lượng các điểm đến trong chùm tour.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng TP.HCM và khu vực ĐBSCL cần thúc đẩy hơn nữa dòng khách hai chiều để đạt hiệu quả cao nhất.
“Nếu làm bài toán hoán đổi, 1/3 của 10 triệu dân TP.HCM về du lịch ở ĐBSCL, và ngược lại 1/3 của 20 triệu dân của 13 tỉnh, TP ĐBSCL đến du lịch ở TP.HCM, sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn trước mắt của doanh nghiệp, xáo bỏ dần tâm lý e ngại du lịch của người dân”, ông nhận định.
6 tháng đầu năm, tổng khách du lịch đến TP.HCM đạt 9,4 triệu lượt, giảm 54,7% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng khách quốc tế ước đạt 1,3 triệu lượt, chủ yếu đến từ 3 tháng đầu năm, giảm 69,3% so với cùng kỳ, trong khi du khách nội địa cũng giảm 50,9%. Lần đầu tiên, tổng thu du lịch 6 tháng giảm gần 50%, ước đạt 34.099 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cùng lúc đó, ở khu vực ĐBSCL, số khách du lịch đạt 12,9 triệu lượt, giảm 51% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 10.300 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ.
Thành công của TP.HCM xuất phát từ phong trào thi đua
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, phong trào thi đua ở TP.HCM vừa thể hiện tinh thần yêu nước, vừa thể hiện khát vọng cống hiến vì sự phát triển của TP và cả nước.
Sáng 26-6, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức Đại hội thi đua yêu nước TP.HCM lần thứ VII (2020-2025) với chủ đề "Năng động - Đổi mới - Sáng tạo", hơn 1.200 đại biểu tham dự.
Thi đua đã đi vào chiều sâu
Phát biểu khai mạc đại hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhìn lại quá trình phát triển của TP.HCM 45 năm qua, có thể thấy TP.HCM là một trong những cái nôi khởi nguồn của nhiều phong trào thi đua yêu nước sáng tạo.
"Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người dân TP vẫn luôn tràn đầy nỗ lực vươn lên, càng khó khăn càng thể hiện bản lĩnh và khát vọng lớn để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao" - ông Phong nói.
Theo ông Phong, thực tế đã chứng minh phần lớn thành công của TP đều xuất phát từ các phong trào thi đua. Chính phong trào thi đua đã tạo động lực cho sự phát triển và cổ vũ, khích lệ tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân TP, giúp TP luôn giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế, là trung tâm về nhiều mặt của cả nước.
Ông đánh giá phong trào thi đua yêu nước của TP trong năm năm qua đã phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, trở thành ngọn cờ hiệu triệu tất cả người dân tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.
Nhiều phong trào thi đua được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, mang lại những kết quả tích cực, góp phần tạo khí thế trong sản xuất, kinh doanh, lao động sáng tạo, làm cho kinh tế - xã hội TP phát triển ổn định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.
Đặc biệt, từ phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều nhân tố mới, nhiều điển hình tập thể, cá nhân với hàng ngàn sáng kiến, giải pháp hữu ích trên hầu hết các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của TP.
"Trong đó, giải thưởng sáng tạo TP năm 2019 và tổ chức đợt cao điểm 200 ngày thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp với những kết quả ấn tượng. Từ số công trình, dự án đăng ký thực hiện đến số lượng hồ sơ tham gia, một lần nữa là minh chứng sống động tiếp tục làm phong phú hơn truyền thống thi đua sáng tạo không ngừng của nhân dân TP" - ông Phong nói.
Ông Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định: Chỉ có thi đua chúng ta mới tạo ra sự đột phá và huy động được nguồn lực to lớn của xã hội để phát triển. Và qua thi đua chúng ta mới hình thành được môi trường tốt cho đổi mới, sáng tạo.
Do đó, TP sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phong trào thi đua yêu nước trở thành một xu hướng chủ đạo của xã hội.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tặng cờ thi đua của Chính phủ cho các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Giang
TP.HCM nơi khởi nguồn và lan tỏa các phong trào thi đua
Phát biểu tại đại hội, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình điểm lại những phong trào thi đua ở TP.HCM: Từ sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, TP.HCM là nơi khởi xướng và thực hiện nhiều phong trào như "Đền ơn đáp nghĩa", "Phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng", "Xây dựng nhà tình nghĩa", "Xây dựng nhà tình thương", "Chương trình xóa đói, giảm nghèo"...
Trong năm năm qua, phong trào thi đua yêu nước của TP.HCM tiếp tục phát triển mạnh mẽ với các cuộc hoạt động lớn như "Giảm nghèo, tăng hộ khá", "Xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư", "Bảo trợ bệnh nhân nghèo", "Nụ cười trẻ thơ", "Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới", "Vì biển đảo quê hương, vì tuyến đầu Tổ quốc"...
Sau khi điểm lại những dấu son trên, Phó Thủ tướng nói: "TP.HCM luôn là nơi khơi nguồn những phong trào thi đua và sau đó được lan tỏa, hưởng ứng thành các phong trào của cả nước".
Về phong trào thi đua sắp tới, Phó Thủ tướng nói: "Trong bối cảnh hiện nay, TP cần có những phong trào thi đua "nhân lực chất lượng cao, tận dụng cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0" nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghệ, của đất nước". Ông Trương Hòa Bình đề nghị tới đây, TP cần tiếp tục thực hiện phong trào "thủ tục nhanh, gọn, cán bộ liêm chính" trong bộ máy hành chính...
Thi đua sẽ thành cảm hứng và cống hiến
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định sẽ quyết liệt đưa phong trào thi đua của TP trở thành nguồn động lực vực dậy kinh tế.
Theo ông Phong, TP.HCM xác định mục tiêu phong trào thi đua yêu nước giai đoạn tới sẽ nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, phát động các phong trào thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị.
Đặc biệt, sẽ tạo sự chuyển biến đồng đều ở cơ sở, quận, huyện, bảo đảm minh bạch, đúng quy định trong công tác thi đua khen thưởng; truyền cảm hứng phong trào thi đua không chỉ là tinh thần yêu nước mà còn thể hiện khát vọng cống hiến vì sự phát triển của TP và cả nước.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người dân TP vẫn luôn tràn đầy nỗ lực vươn lên để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Thi đua, vượt khó vì tình yêu nông dân, yêu khoa học
Tại đại hội đã giao lưu với nhiều gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.
Ông Kao Siêu Lực, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery), được biết đến là người nghiên cứu thành công bánh mì thanh long đầu tiên ở Việt Nam. Bánh mì thanh long ra lò trong những ngày đầu tháng 3-2020, một phần nào giúp nông dân trồng thanh long vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID-19. Ông Lực cho biết trong đại dịch, hơn 300 container mặt hàng nông sản của Việt Nam bị tắc nghẽn tại các cửa khẩu, trong đó có các nông sản như thanh long, dưa hấu, sầu riêng.
Hiểu được nỗi khổ của bà con nông dân, ông đã mạnh dạn, táo bạo nghiên cứu kết hợp từ nguyên liệu làm bánh mì với trái thanh long để giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Vậy là bánh mì thanh long ra đời và các tiệm bánh của ông tập trung đông nghịt người chờ mua. Sau đó, hàng loạt nhà hàng, tiệm bánh lớn nhỏ trong cả nước nhanh chóng bổ sung món bánh mì thanh long vào danh mục sản phẩm.
Anh Hoàng Trung Hiếu, nghiên cứu sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), là một trong những sinh viên Việt Nam có kết quả xuất sắc nhất trong các kỳ thi khoa học quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiếu chia sẻ mình dấn thân vào việc nghiên cứu từ rất sớm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng bằng đam mê, tinh thần của người trẻ, anh vẫn không bỏ cuộc, luôn sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Từ đó, Hiếu đã có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo được công bố trong các hội nghị hàng đầu thế giới, trong đó một công trình mang tính thực tiễn cao là xử lý hình ảnh camera giao thông tạo tiền đề góp phần xây dựng TP thông minh.
Trong buổi giao lưu, Hiếu tin tưởng trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiếp cận và ứng dụng giải quyết những vấn đề của TP.HCM.
Thi đua hướng vào gỡ vướng, khó khăn của TP
Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, như phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", tính đến nay có 54/56 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau", TP.HCM đã huy động được hơn 11.453 tỉ đồng để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, qua đó đã giảm tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo so với kế hoạch.
Với phong trào thi đua phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh, TP.HCM đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đó là kinh tế tăng trưởng khá và ổn định, tốc độ tăng trưởng GRDP tăng bình quân đạt 8,3%/năm.
Trên lĩnh vực quản lý đô thị, thực hiện Chỉ thị 23/2019 của Thành ủy, các ngành, các cấp đã đề ra nhiều giải pháp với quyết tâm kéo giảm tình trạng xây dựng không phép, sai phép...
Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, trong năm năm qua, TP.HCM đã giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng không ngừng được củng cố. Cải cách tư pháp có nhiều mặt chuyển biến tích cực...
Ngoài ra, các phong trào thi đua "Bảo đảm trật tự an toàn giao thông", "Cải cách hành chính", "Giảm ô nhiễm môi trường"... cũng đã mang lại hiệu quả thiết thực, đi vào giải quyết các vấn đề bức thiết, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại của TP.
Đại hội Thi đua yêu nước TP.HCM Sáng nay 26.6, Đại hội Thi đua yêu nước TP.HCM lần thứ VII (giai đoạn 2015-2020) do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP tổ chức chính thức khai mạc. Đến dự Đại hội có Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và gần 1.200 đại biểu là Mẹ...