TP.HCM ứng phó khẩn với mã độc WannaCry
UBND TP.HCM vừa gửi công văn khẩn yêu cầu các đơn vị triển khai biện pháp phòng chống và khắc phục sự cố do mã độc WannaCry gây ra
Sáng 16.5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến đã ký công văn yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Chi hội phía Nam) cập nhật tình hình, mức độ lan truyền, các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố do mã độc tống tiền có tên WannaCry gây ra, từ đó hướng dẫn đến các sở ngành, đơn vị đang triển khai và vận hành hệ thống thông tin của thành phố.
Văn bản yêu cầu thủ trưởng các sở ngành, chủ tịch quận huyện chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng chống mã độc có tên WannaCry.
Việt Nam là một trong những quốc gia đã phát hiện WannaCry tấn công.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu các cơ quan phải cập nhật thường xuyên bản vá lỗi của hệ điều hành máy chủ, máy trạm, các thiết bị công nghệ thông tin khác và phiên bản mới nhất của các chương trình phòng chống mã độc; sao lưu dự phòng định kỳ dữ liệu quan trọng của đơn vị để kịp thời phục hồi khi thất thoát dữ liệu.
Video đang HOT
Nếu gặp sự cố phải lập tức cách ly hệ thống, báo cho lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông là ông Lê Quốc Cường (Phó Giám đốc, số điện thoại 0903.948.667) và bà Võ Thị Trung Trinh (Phó Giám đốc, số điện thoại 0908.114.927) để phối hợp khắc phục.
UBND TP.HCM giao Giám đốc Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung triển khai ngay các biện pháp phòng chống, bảo vệ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đang vận hành và lưu trữ; thực hiện các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn thông tin cho Trung tâm dữ liệu thành phố.
WannaCry là biến thể của mã độc tống tiền (ransomware), có tên gọi khác là WannaCrypt0r 2.0 hay WCry, bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới từ ngày 11.5.
WannaCry đang là nỗi khiếp sợ cho hàng triệu người dùng máy tính khi gây ảnh hưởng tới 10.000 tổ chức, 200.000 cá nhân tại khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ sau 2 ngày xuất hiện. Việt Nam ở trong top 20 quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Ngày 15.5, Công ty Bkav cho biết có tới 52% máy tính ở Việt Nam tồn tại EternalBlue, lỗ hổng đang bị mã độc WannaCry khai thác.
Theo Danviet
Renault, Nissan đóng cửa nhà máy do mã độc WannaCry tấn công
Các nhà máy tại Pháp của liên doanh Renault-Nissan nhiều khả năng sẽ khôi phục sản xuất hôm nay, sau khi đóng cửa từ thứ 7.
Một số nhà máy của liên doanh Renault Nissan tại châu Âu đã dừng sản xuất vào ngày thứ 7, để ngăn chặn sự ảnh hưởng của cuộc tấn công mạng toàn cầu. Trả lời Automotive News, đại diện của nhà máy cho biết những biện pháp phòng ngừa đã được triển khai trước cuộc tấn công an ninh mạng, bao gồm cả việc dừng sản xuất tạm thời ở một số nhà máy.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters sau đó, người phát ngôn của liên doanh Renault-Nissan cho biết gần như toàn bộ các nhà máy có thể tái hoạt động trong ngày hôm nay.
Renault đã phải tạm dừng sản xuất tại nhà máy Sandouville từ hôm thứ 7, do cuộc tấn công bằng mã độc ransomware vào máy tính.
Một cuộc tấn công mạng bằng mã độc ransomware WannaCry đã ảnh hưởng đến hàng chục nghìn máy tính trên 100 quốc gia. Renault là công ty duy nhất chịu ảnh hưởng từ cuộc tấn công này tại Pháp. Một vài nguồn tin cho biết, một số máy tính tại nhà máy Sandouville của hãng tại miền Bắc nước Pháp đã hiển thị đoạn thông điệp tống tiền từ tổ chức khủng bố mạng.
Trong khi đó, Nissan đã phải dừng tạm thời tại nhà máy ở Sunderland (Anh), gồm các dây chuyền sản xuất các dòng xe Leaf, Qashqai, Note và Juke, cùng với đó là các mẫu xe sang Infiniti Q30, QX30.
"Giống với nhiều tổ chức trên thế giới, nhà máy của chúng tôi tại Vương quốc Anh đã chịu ảnh hưởng từ cuộc tấn công bằng mã độc vào tối thứ 6 tuần trước. Đội ngũ chuyên gia của Nissan đang tìm cách giải quyết hậu quả từ cuộc tấn công", đại diện của Nissan cho biết.
Cuộc tấn công an ninh mạng này được cho là một trong những vụ khủng bố mạng lớn nhất lịch sử và có ảnh hưởng rộng đến nhiều công ty kinh doanh các lĩnh vực khác nhau, cũng như các cơ sở y tế và ngân hàng.
Hàng nghìn người tại Nga đã bị mất thông tin đăng ký xe và giấy phép lái xe, do máy tính của sở cảnh sát địa phương bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công mạng này.
Tổ chức tin tặc đã lợi dụng lỗ hổng an ninh mạng và sự mất cảnh giác của người dùng, để phát tán đoạn mã độc thông qua các loại hóa đơn điện tử, thư tuyển dụng, các thông báo bảo mật giả và nhiều loại file khác.
Duy Hải
Theo Zing
Đường dây nóng ứng cứu nạn nhân mã độc WannaCry ở TP.HCM Có ít nhất 3 đường dây nóng để các doanh nghiệp, tổ chức "cầu cứu" nếu gặp phải sự cố liên quan đến mã độc WannaCry đang phát tán trên toàn cầu. Chiều 16/5, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và Chi hội An toàn thông tin phía Nam tổ chức buổi toạ đàm triển khai các biện pháp phòng chống, khắc...