TP.HCM tuyên dương 129 tấm gương ‘thầm lặng mà cao cả’
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, 129 tấm gương hôm nay đã lan tỏa cái đẹp, cái tốt, nghĩa tình; mãi trở thành lẽ sống và là ‘thương hiệu’ của người dân Thành phố.
Sáng 12/3, UBND TP.HCM đã tổ chức Lễ tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả”, để tôn vinh những cá nhân, tập thể có những đóng góp cho xã hội.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tặng bằng khen cho 129 tấm gương tiêu biểu
Đến dự có Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cùng lãnh đạo các ban, ngành TP.HCM.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, 129 gương tiêu biểu được tuyên dương hôm nay xứng đáng là những “tấm gương lặng lẽ nhưng vĩ đại và đầy cao quý”.
Theo ông Phong, thực tiễn đã chứng minh, nhiều phong trào thi đua, nhiều mô hình sáng tạo mang đậm tính nhân văn, nghĩa tình đều bắt nguồn từ TP và được nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, như: phong trào Đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng nhà tình thương; chương trình giảm nghèo bền vững; công tác phòng, chống dịch Covid-19 …
Video đang HOT
Các chương trình này đã trở thành phong trào sâu rộng trong xã hội, thu hút nhiều tổ chức, cá nhân có tấm lòng thiện nguyện, chung tay góp sức cả về vật chất lẫn tinh thần; góp phần cùng chính quyền các cấp chăm lo, hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Từ những phong trào thi đua thiết thực đó, những phẩm chất nghĩa tình và lòng nhân ái đã thấm sâu, tạo nên sức sống và lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, góp phần tạo ra động lực tinh thần và sức mạnh tổng hợp của toàn thể xã hội.
Dịp này có 45 tập thể và 84 cá nhân tiêu biểu trong các lĩnh vực của TP được tặng bằng khen
“Bởi vì cho đi chính là nhận lại, hãy để tình yêu thương và lòng nhân ái luôn hiện hữu trong chúng ta, từ đó có thêm niềm tin, sức mạnh vượt qua khó khăn; để cái đẹp, cái tốt, nghĩa tình mãi trở thành lẽ sống và là thương hiệu của người dân Thành phố”, ông Phong xúc động chia sẻ.
Tại buổi lễ, UBND TP đã tuyên dương 45 tập thể và 84 cá nhân tiêu biểu trong các lĩnh vực: lĩnh vực an sinh xã hội (76 trường hợp), chăm sóc sức khỏe (15 trường hợp), phòng chống dịch Covid-19 (11 trường hợp), khuyến học (10 trường hợp), an ninh trật tự (09 trường hợp), bảo vệ môi trường (06 trường hợp) và xung kích vì cộng đồng (02 trường hợp).
Cũng tại buổi lễ, lãnh đạo TP.HCM đã thay mặt Chủ tịch nước, trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 cho Bệnh viện Nhiệt Đới và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP; Công ty CP Việt Á và cá nhân ông Nguyễn Hằng – Chủ tịch Công ty Liên Thái Bình Dương.
Trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 4 tập thể và 5 cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Sinh kế đồi - rừng nâng thu nhập cho người dân Đắk Lắk
Từ thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng khó khăn.
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, cùng quan điểm "trao cần câu, không trao con cá", các mô hình sinh kế từ chương trình giảm nghèo bền vững đang được tỉnh Đắk Lắk thực hiện hiệu quả. Từ thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng khó khăn.
Vui vẻ giới thiệu về đồi keo lai phát triển xanh tốt, ông Sùng Minh Phương, ở thôn Ea Bar, xã Cư Pui, huyện Krông Bông cho biết, thành quả này phần lớn là nhờ nguồn vốn từ Dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trước kia, trên 3 ha đất cằn, gia đình ông trồng ngô, sắn, đậu..., năng suất thấp, giá cả bấp bênh nên cái nghèo cứ luẩn quẩn.
Mô hình sinh kế đồi - rừng đang phát huy hiệu quả ở xã đặc biệt khó khăn Cư Pui của Đắk Lắk.
Tháng 5/2019, từ sự hỗ trợ của dự án giảm nghèo bền vững, ông mạnh dạn chuyển đổi sang trồng keo. Tuy thời gian kéo dài 4-5 năm mới khai thác, nhưng chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, có thể trồng xen các cây khác dưới tán cây đã giúp ông yên tâm chuyển đổi.
"Trước đây đất đồi chỉ trồng cây mì nên tốn nhiều công chăm sóc nhưng hiệu quả thu về không được bao nhiêu. Từ ngày được chính quyền hỗ trợ chuyển đổi qua trồng cây keo lai đã thấy rõ hiệu quả vì không tốn công nhiều công chăm sóc, giá thu mua keo lai hiện nay cũng cao. Khoảng 2 năm nữa rừng keo sẽ cho thu hoạch, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư trồng cây keo và mong muốn mở rộng thêm diện tích trồng keo", ông Sùng Minh Phương nói.
Cũng là một người dân được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ từ Dự án giảm nghèo bền vững khu vực Tây Nguyên, từ tháng 8/2018, bà Hà Thị Hồng, thôn Ea Bar đã chuyển đổi 6 sào cà phê già cỗi, kém năng suất sang trồng dứa nếp lai không gai.
Trái dứa ở Cư Pui nói riêng, Krông Bông nói chung có ưu điểm quả to, giòn và nhiều mật nên được khách hàng rất ưa chuộng. Hiện với giá bán từ 15.000 - 18.000 đồng/trái, vườn dứa đem lại thu nhập cho gia đình bà từ 50 - 70 triệu đồng/vụ. Ngoài ra, với giá 1.000 đồng/chồi dứa giống, gia đình còn có khoản thu gần 10 triệu đồng.
"Gia đình được hỗ trợ từ dự án 6 sào đất trồng với 6.000 mắt dứa, sau đó gia đình bỏ tiền đầu tư mua mắt và trồng thêm 1 ha, năm ngoái đã cho thu. Dự tính năm nay gia đình sẽ mở rộng diện tích khoảng 8 sào trồng dứa nữa", bà Hà Thị Hồng chia sẻ.
Dự án giảm nghèo Tây Nguyên hỗ trợ người dân Krông Bông trồng dứa trên đất đồi cho thu nhập cao.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui, huyện Krông Bông cho biết, Cư Pui là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk với 90% dân số là người dân tộc thiểu số. Nhờ sự hỗ trợ của Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, trong 3 năm qua, 200 ha đất đồi cằn cỗi đã được người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng như trồng keo lai, bạch đàn, dứa nếp lai đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Từ hiệu quả của mô hình đồi - rừng kết hợp, nhiều hộ dân ở Cư Pui đã đăng ký trồng rừng để phát triển kinh tế. Với lợi thế về đất đai rộng, kinh tế lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu, cũng là một trong những định hướng phát triển của địa phương trong giai đoạn tới.
Ông Nguyễn Văn Tâm cho biết, riêng năm 2021 này, xã Cư Pui phấn đấu trồng được 300 ha rừng sản xuất thông qua các chương trình của dự án, cũng như các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo của nhà nước, địa phương đang đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn xã.
"Với mục đích chuyển đổi những diện tích không thích hợp trồng hoa màu sang trồng rừng, nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế tình trạng xói mòn ở khu vực... sau 5 năm trồng rừng, nhiều bà con đã cải thiện được thu nhập. Tới đây, xã tiếp tục tạo điều kiện cho người dân bằng cách thông qua dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ giống, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn từ ngân hàng chính sách để hỗ trợ trồng rừng", ông Tâm khẳng định.
Hiệu quả từ mô hình tạo sinh kế đồi - rừng ở Cư Pui đã giúp người dân thay đổi thói quen sản xuất, không còn tư tưởng ỉ lại, thụ động, biết khai thác những lợi thế của địa phương để tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp. Đây cũng là cách làm của nhiều địa phương trong tỉnh Đắk Lắk nhằm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo bền vững./.
Tuổi trẻ Vietcombank Hà Tĩnh bàn giao, trao hỗ trợ xây dựng 2 nhà tình nghĩa Đoàn thanh niên Vietcombank chi nhánh Hà Tĩnh vừa bàn giao và hỗ trợ xây dựng 2 nhà tình nghĩa trên địa bàn thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Hưởng ứng đợt thi đua 90 ngày cao điểm chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021), ngày 6/3, Đoàn Thanh niên Vietcombank...