TP.HCM “tuyên chiến” với nạn cướp giật, chặt chém du khách
Trước tình trạng taxi “chặt chém”, hàng rong chèo kéo, cướp giật du khách nở rộ, UBND TP đã yêu cầu nhiều đơn vị cùng vào cuộc đối phó, dẹp yên vấn nạn này để bảo vệ hình ảnh du lịch thân thiện của TPHCM.
Chốt chặn, tuần tra để kịp thời bảo vệ du khách
Chiều 2/11, một đoàn du khách nhật đi dạo trên đường tôn đức thẳng ngắm cảnh sông Sài Gòn. Ông Takari Shigesawa vừa lấy chiếc điện thoại iPhone 5S ra để chụp hình phong cảnh thì bất ngờ bị 1 thanh niên chạy xe gắn máy áp sát và giật mất rồi bỏ chạy. Ông Takari chỉ kịp ú ớ truy hô bị cướp chứ không thể đuổi theo tên cướp.
Rất may tại thời điểm này tổ tuần tra của CSGT đội Bến Thành do thượng úy Nguyễn Quốc Hùng dẫn đầu đang chạy ngang qua tuyến đường này kịp nghe tiếng truy hô của ông Takari và quay đầu xe lại truy đuổi theo tên cướp. Sau thời gian ngắn rượt bắt, tổ tuần tra tóm gọn tên cướp này và thu hồi tang vật giao trả cho ông Takari. Tại cơ quan điều tra, đối tượng khai tên Phan Tấn Dũng, 24 tuổi, ngụ quận 5.
Đây chỉ là 1 trong rất nhiều vụ bắt cướp của lực lượng CSGT sau khi công an thành phố được giao nhiệm vụ tăng cường tuần tra khu trung tâm, bảo vệ trật tự trị an, ngăn chặn tình trạng cướp giật du khách
Hiện lực lượng bảo vệ du khách được triển khai chốt chặn khắp các điểm tham quan ở trung tâm thành phố
Ngành du lịch của TPHCM là 1 trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời là ngành vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao trong suốt thời kỳ suy giảm kinh tế thời gian qua. Tuy vậy, tình trạng xâm hại tài sản du khách diễn biến phức tạp trong những năm qua là 1 trong những nguyên nhân khiến du lịch thành phố giảm sức hút đối với khách nước ngoài.
Video đang HOT
Theo Báo cáo về tình hình an ninh tự du lịch năm 2012 của Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch TPHCM, trong năm 2012 có đến 255 vụ cướp giật tài sản của khách nước ngoài. Đó chỉ là con số mà Sở này ghi nhận từ 10 khách sạn và 10 công ty lữ hành lớn trên địa bàn thành phố. Trong năm, Sở Ngoại vụ cũng đã tiếp nhận 222 đơn thư, công hàm phản ảnh về tình trạng cướp giật liên quan đến người nước ngoài…
Do đó, thành phố đã xem đây là 1 vấn nạn của ngành du lịch, yêu cầu tất cả các đơn vị liên quan vào cuộc khắc phục. Theo Sở VH-TT&DL, Công an TP và các lực lượng chức năng (lực lượng trật tự viên hỗ trợ du khách của Thanh niên Xung phong, lực lượng dân phòng…) đã được bố trí tại 30 tuyến đường và điểm du lịch có nhiều du khách tham quan nhằm hỗ trợ du khách.
Các lực lượng trên đảm bảo an ninh trật tự ngăn chặn tình trạng cướp giật, bán hàng rong chèo kéo đeo bám du khách. Từ khi thành lập đến nay, lực lượng bảo vệ du khách đã hỗ trợ ngăn chặn gần 2.300 trường hợp chèo kéo, đeo bám du khách; bắt quả tang hơn 100 trường hợp cướp giật, móc túi…
Phòng taxi “chặt chém”, chặn dịch vụ lừa gạt
Ngoài tình trạng cướp giật trên đường phố, những vụ “chặt chém” du khách nước ngoài của giới taxi cũng là 1 tác nhân khiến hình ảnh du lịch thành phố trở nên xấu xí trong mắt du khách nước ngoài. Đó là chưa kể đến những đối tượng bán hàng rong, hàng lưu niệm đeo bám, chèo kéo du khách ở khu vực chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố… Hay tình trạng xích lô lừa chở khách với giá cao hơn giá thỏa thuận trước, đánh giày đòi giá cao vô lý… cũng khiến du khách khó chịu khi đến TPHCM du lịch.
Theo Sở VH-TT&DL, trong năm qua, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra và nâng mức xử phạt đối với tình trạng xe taxi dù, xe nhái nhãn hiệu… Dịch vụ taxi tại các khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, các bến xe khách, nhà ga Sài Gòn cũng được tăng cường thanh kiểm tra nên tình trạng taxi chặt chém du khách giảm hẳn.
Sở VH-TT&DL cũng đã phối hợp với Hiệp hội Taxi TP, Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất, các lãnh đạo bến xe, nhà ga để đưa ra một số tiêu chí lựa chọn các hãng taxi có uy tín vào hoạt động tại sân bay, các bến xe và nhà ga; Thành lập hàng loạt trạm đón, trả khách taxi có phát phiếu kiểm soát… Việc này đã giúp du khách tránh được tình trạng bị taxi dù, nhái nhãn hiệu lừa đảo, ăn chặn tiền.
Các lực lượng bảo vệ du khách của thanh niên xung phong cũng được tổ chức chốt tại các điểm tham quan đông du khách để kịp thời can thiệp, buộc các đối tượng hàng rong, taxi, xe ôm, xích lô, đánh giày có hành vi trấn lột, lừa gạt, thu quá giá hoàn tiền lại cho du khách.
Theo Sở VH-TT&DL, các quận trọng điểm như quận 1, 3, 5 đều lắp đặt các biển báo cấm buôn bán hàng rong tại các điểm tham quan, làm cơ sở hỗ trợ các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ. UBND quận 1 cũng đã thành lập lực lượng tình nguyện viên và tổ phản ứng nhanh để hỗ trợ cho du khách và phối hợp giải quyết các vấn đề về an ninh trật tự du lịch.
Đường dây nóng về an ninh trật tự du lịch tại TPHCM: - Cảnh sát hình sự Công an TPHCM: 08.38.387.200
Tiếp nhận và giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự xã hội, các vụ xâm phạm tài sản, tính mạng của du khách. - Thanh tra Sở Giao thông Vận tải: 08.38.300.701
Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến vận chuyển du khách, các vụ việc liên quan đến taxi ăn chặn, thu quá cước của du khách, để quên tài sản trên taxi… - Lực lượng hỗ trợ du khách: 08.39.250.000
Hướng dẫn, hỗ trợ du khách khai báo khi xảy ra các vụ việc xâm hại tài sản, tính mạng; ngăn chặn các đối tượng chèo kéo, đeo bám du khách. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 08.38.234.056
Hướng dẫn, hỗ trợ du khách những thông tin về cách xử lý khi xảy ra các vụ việc xâm phạm về tài sản, giấy tờ thùy thân và tính mạng.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
TPHCM: Học lịch sử qua bảng tên đường
UBND quận 1 (TPHCM) vừa có công văn đề nghị UBND TP cho phép thực hiện các bảng tóm tắt tiểu sử tên đường, cầu đường trên địa bàn quận 1 để tăng cường giáo dục truyền thống.
Theo đó, đối với các bảng tên đường, cầu là tên các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử sẽ có kèm theo thông tin tóm tắt về tiểu sử nhân vật, gốc tích địa danh để người dân có cơ hội được biết đến lai lịch của những nhân vật được đặt tên đường.
Hiện TPHCM có hơn 1.300 con đường được đặt tên, trong đó hầu hết là các tên đường gắn liền với tên các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, cán bộ cách mạng... Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát về kiến thức lịch sử, văn hóa của thanh niên TPHCM gần đây (gần 2.000 mẫu khảo sát) cho thấy con số đáng buồn là hơn 70% không biết lai lịch đường phố họ đang sống, gần 40% không biết Hùng Vương là ai, 49% không biết Trần Quốc Toản, 65% không biết Trương Định...
Trước đây TPHCM cũng từng thực hiện chương trình dạy lịch sử trên đường phố bằng các pano thông tin tiểu sử nhân vật, sự kiện lịch sử treo trên các cột điện, đèn đường dọc các tuyến đường. Tuy nhiên, do pano bằng vải nên chỉ mỗi lần thực hiện chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Đây lại là chương trình xã hội hóa nên chỉ thực hiện được vài lần thì ngừng.
Hiện Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận đã chỉ đạo giao Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch nghiên cứu đề xuất trên của UBND quận 1 để trả lời cho quận theo thẩm quyền.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Bảo vệ khách sạn lái xe của khách gây tai nạn liên hoàn Trong lúc bảo vệ một khách sạn cầm lái ô tô của khách hàng vào điểm đậu, bất ngờ để xe ô tô mất lái gây tai nạn liên hoàn khiến 2 phụ nữ điều khiển xe máy bị thương phải nhập viện. Hai chiếc xe máy bị ô tô 7 chỗ húc bay trên đường khiến 2 phụ nữ nhập viện Vụ...