TPHCM: Từ hôm nay tăng mức phí qua cầu Phú Mỹ
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín vừa ký quyết định cho phép Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ áp dụng mức thu phí mới tại Trạm thu phí qua cầu Phú Mỹ từ ngày 9/1/2015.
Tăng phí qua cầu Phú Mỹ từ 9/1
Theo đó, xe dưới 12 chỗ ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng, mức phí là 15.000 đồng/lượt, 450.000 đồng/tháng và 1,2 triệu đồng/quý (tăng 1,5 lần).
Xe từ 12 đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 đến dưới 4 tấn có mức thu phí là 20.000 đồng/lượt, 600.000 đồng/tháng và 1,6 triệu đồng/quý (tăng 1,35 lần).
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn có mức phí là 25.000 đồng/lượt, 750.000 đồng/tháng và 2 triệu đồng/quý (tăng 1,16 lần).
Riêng xe có trọng tải từ 10 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container không tăng. Theo đó, xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet có mức phí 40.000 đồng/lượt, 1,2 triệu đồng/tháng và 3,2 triệu đồng/quý. Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container loại 40 feet có mức phí 80.000 đồng/lượt, 2,4 triệu đồng/tháng và 6,5 triệu đồng/quý.
Trong một diễn biến khác, UBND TP Hồ Chí Minh thông tin, tổng doanh thu vân tai hàng hóa và hành khách năm 2014 trên địa bàn đạt gần 64.000 tỷ đồng, tăng 16,3% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó, doanh thu vận tải hàng hóa thông qua cảng biển đạt 15.650 tỷ đồng (tăng 15,3%), qua đường bộ đạt gần 25.000 tỷ đồng (tăng 18,8%).
Trong năm 2014 có 593 triệu lượt hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng; gần 288.000 phương tiện giao thông cơ giới đăng ký mới, trong đó có hơn 29.000 ô tô, nâng tông sô phương tiện đang quản lý lên gần 6,9 triệu chiếc (gần 580.000 ô tô), tăng 6,48% so với năm 2013. Sản lượng hàng hóa qua các cảng trên địa bàn đạt 100,9 triệu tấn, tăng 14,23% so năm 2013.
Quốc Anh
Video đang HOT
Theo Dantri
Hà Nội: Hàng trăm tiểu thương đóng quầy, nghỉ bán hàng
Hàng trăm ki ốt trong khu chợ Việt Hưng đồng loạt nghỉ bán vì nhiều khúc mắc với ban quản lý chợ
Hàng trăm gian hàng đóng cửa
Ngày 6/1, hàng trăm tiểu thương là chủ của các gian hàng kinh doanh trong khu chợ Việt Hưng (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) đã đồng loạt đóng cửa hàng, nghỉ kinh doanh vì phía công ty quản lý khu chợ này vừa ra thông báo tăng giá thuê ki ốt trong năm 2015.
Những tiểu thương ở đây đã làm đơn kiến nghị lên cơ quan chức năng để phản đối việc tăng giá thuê cửa hàng trong khi tình trạng buôn bán đang ế ẩm, những chủ buôn đều đang gặp khó khăn.
Các gian hàng đóng cửa nghỉ bán do các tiểu thương "đình công"
Ghi nhận của phóng viên tại đây, cả khu chợ thường ngày bán quần áo, vải vóc bất ngờ đóng cửa kín mít. Hàng trăm gian hàng lớn, nhỏ đều kéo cửa xếp không tiến hành kinh doanh. Các tiểu thương tập trung bên trong chợ để phản đối việc tăng phí.
Theo bà Vũ Thị Dung - một tiểu thương bán hàng ở chợ Việt Hưng đã hơn 20 năm, trước đây khu chợ Việt Hưng là chợ truyền thống. Sau khi có chủ trương xây mới, cả khu chợ đã được Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên đầu tư xây mới và tiến hành khai thác, quản lý.
Tiểu thương Vũ Thị Dung chia sẻ với phóng viên
Năm 2008, khu chợ hoàn thành với 3 tầng, tuy nhiên số tiểu thương chuyển vào kinh doanh tại đây chủ yếu ở tầng 2, phía tầng 3 bỏ không vì không có ai thuê. "Do tình trạng buôn bán ế ẩm nên ban đầu có khoảng 200 gian hàng thì đến bây giờ chỉ còn khoảng 100 gian hàng trụ lại được", bà Dung cho biết.
Thời điểm năm 2008, giá thuê tại chợ là 100.000 đồng/m2/tháng đối với hợp đồng ngắn hạn và 50.000 đồng/m2/tháng đối với hợp đồng dài hạn. Các chủ hộ kinh doanh cho biết, những người làm hợp đồng dài hạn phải đóng ít hơn một nửa vì phải nộp trước số tiền 10.000.000 đồng/m2 khi làm hợp đồng 30 năm. Như chị Nguyễn Thị Ngọc, chủ một ki ốt bán quần áo cho biết, để làm hợp đồng dài hạn và đóng phí thuê ít đi, ki ốt rộng 10m2 của chị phải tốn 100.000.000 triệu đồng.
Đến năm 2012, Công ty quản lý chợ đã tăng mức thu đối với hợp đồng ngắn hạn lên 140.000 đồng/m2/tháng và 65.000 đồng/m2/tháng đối với hợp đồng dài hạn.
Sự việc gây bức xúc khi cách đây khoảng 10 ngày, các chủ kinh doanh bất ngờ nhận được thông báo của phía Công ty quản lý về việc sẽ tăng mức thu tiền hợp đồng chợ Việt Hưng năm 2015. Cụ thể, đối với hợp đồng ngắn hạn mức thu là 160.000 đồng/m2/tháng Đối với hợp đồng dài hạn mức thu là 75.000 đồng/m2/tháng và tiền đóng trước hợp đồng dài hạn từ 10.000.000 đồng nâng lên thành 18.000.000 đồng/m2.
Lý do tăng giá ki ốt mà phía Công ty quản lý đưa ra là để duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời đóng góp vào việc đầu tư sửa chữa, trang trí lại chợ.
Các tiểu thương khi nhận thông báo tăng giá ki ốt đều chán nản muốn bỏ kinh doanh vì vốn khu chợ đã rơi vào tình trạng ế ẩm từ lâu, rất nhiều gian hàng đã phá sản phải trả mặt bằng chuyển sang nghề kinh doanh khác.
Khu chợ Việt Hưng vắng tanh không một bóng người
Bên cạnh đó, một số chủ kinh doanh ở khu chợ Việt Hưng còn phản ánh việc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên khi thu thuế gian hàng không đưa giấy tờ biên lai, biên nhận hay hóa đơn nào cho tiểu thương. Chị Vũ Thị Bình, chủ ki ốt bán quần áo cho biết: "Mỗi tháng có người đến thu thuế 220.000 đồng của tôi nhưng trong suốt 8 năm bán hàng ở đây, chưa một lần nào tôi được nhận hóa đơn".
Hiện tại, các tiểu thương đều đã tạm ngừng kinh doanh và cho biết rằng sẽ gửi đơn đến các cơ quan chức năng để mong có giải pháp giúp việc kinh doanh bớt gặp khó khăn và các mức phí đừng tăng để bớt gánh nặng kinh tế.
Ban quản lý nói gì?
Liên quan đến sự việc trên, trong chiều ngày 6/1, ông Lê Huy Thành - Phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên cho biết, việc tăng phí đã có lộ trình và tăng thường niên 3 năm một lần, mức tăng mà phía Công ty đưa ra đã căn cứ đúng theo các văn bản thành phố quy định.
"Mức phí cao nhất chúng tôi được thu tời 200.000 đồng/m2/tháng nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên chúng tôi đã rất ưu tiên cho các tiểu thương chợ Việt Hưng chỉ thu 160.000 đồng/m2/tháng". Ông Thành nói,
Ông Lê Huy Thành cũng khẳng định việc tăng phí là bắt buộc, không thể dừng lại vì phía công ty còn đang bị lỗ, nhiều lần phải lấy tiền để ứng trước tiền thuế cho các tiểu thương để giữ uy tín cho khu chợ.
Về vấn đề thu thuế nhưng không giao biên lai, biên nhân hoặc hóa đơn, ông Thành thừa nhận là có trường hợp tiểu thương không nhận được. "Bên cơ quan thuế có ủy nhiệm thu cho Công ty tôi nên có cắt cử nhân viên đi thu thuế, chúng tôi có viết biên lai thu thuế, có lúc viết biên lai sau, có người không đòi hỏi nên chúng tôi không đưa", ông Thành giải thích.
Lãnh đạo Công ty quản lý chợ cũng khuyến khích người dân lên nộp thuế trực tiếp cho phòng kế toán của công ty và nhận giấy tờ biên lai, biên nhận hoặc hóa đơn theo quy định.
Lê Tú
Theo Dantri
Người dân gửi thư góp ý về Bộ luật Dân sự không phải dán tem Ông Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết, người dân gửi thư qua đường bưu điện đóng góp ý kiến cho dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ không phải dán tem. Chiều 5/1, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức công bố kế hoạch của Chính phủ về việc tổ...