TP.HCM: Triệt phá đường dây làm giả bằng CĐ, ĐH “khủng”
Một đường dây chuyên làm các bằng CĐ, ĐH, Tiến sĩ giả từ Bắc tới Nam vừa bị lực lượng trinh sát thuộc Công an TP.HCM phối hợp với Bộ Công an triệt phá.
Theo tin tức trên báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 14/1, Thiếu tá Nguyễn Thanh Huyền – Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm trộm cắp, lừa đảo, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự XH, Công an TP.HCM (Đội 4, PC 45, TP.HCM) vừa công bố thông tin: Triệt phá thành công đường dây làm giả hàng ngàn bằng CĐ, ĐH, Tiến sĩ với quy mô lớn nhất tại TP.HCM từ trước tới nay.
Thông tin ban đầu cho biết, lúc 19h ngày 12/1, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó Giám đốc Công an TP.HCM và Thượng tá Lê Ngọc Phương – Trưởng phòng PC 45 TP.HCM, các trinh sát của Công an TP.HCM phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an đồng loạt kiểm tra nhiều địa điểm tại quận Gò Vấp (phường 6, phường 8), Đồng Nai (TP Biên Hòa).
Tại đây, ban chuyên án đã thu giữ được 110 bằng CĐ, ĐH và Tiến sĩ cùng với hàng trăm học bạ giả của nhiều trường trong cả nước. Đã có 13 đối tượng nằm trong đường dây này bị tạm giữ.
Đặc biệt, tại nhà đối tượng trực tiếp sản xuất bằng giả là Chu Ngọc Trung (SN 1983, ngụ tại số K3/229 đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) ban chuyên án thu giữ 3 máy tính, 2 máy in, 1 máy sấy, 1 bàn ủi, 2 máy photo, 39 mộc tên, 7 mộc tròn, 5 mộc vuông, 7 mộc số thứ tự, 5 phôi bằng, 28 bảng điểm, 197 học bạ các loại… cùng nhiều giấy tờ khác.
Chia sẻ trên Báo Hànôịmới, Thiếu tá Nguyễn Thanh Huyền cho biết: Đã bắt khẩn cấp 9/13 nghi phạm trong đường dây này về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Đường dây này đã tuồn ra “thị trường” có thể hàng nghìn bằng giả, tài liệu giả…
Video đang HOT
Các đối tượng nằm trong đường dây sản xuất bằng giả vừa bị Công an bắt giữ – Ảnh: Báo Giáo Dục Việt Nam
Theo cơ quan công an, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, ngay từ đầu năm 2014, các lực lượng của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an tại phía Nam đã phát hiện một đường dây chuyên sản xuất bằng giả quy mô lớn, có nguồn giao dịch tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước nên quyết định lập chuyên án để đấu tranh. Xác định rõ các đối tượng cầm đầu chủ yếu hoạt động ở TP Hồ Chí Minh, nên giữa năm 2014, chuyên án được chuyển giao cho Phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP Hồ Chí Minh. Khi đã xác định được đầy đủ bằng chứng, ban chuyên án quyết định bắt.
Theo ban chuyên án, đường dây buôn bán bằng giả trên do Phạm Đăng Thành (Long Chùa, SN 1990, trú tại tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú quận 1) cầm đầu. Trong đó, Chu Ngọc Trung trực tiếp làm bằng giả. Theo cơ quan công an, Trung là cao thủ trong giới làm nghề giấy tờ giả. Tháng 9-2014, tên này đã bị Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra, xử lý về hành vi “Làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Vì thế, Trung đã ẩn mình, đi đâu là điều động Chu Huy Hùng (SN 1992, trú huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Trong các hoạt động giao dịch với các đầu mối khác, Trung giao cho các đàn em thực hiện như: Nguyễn Kiều Vang (SN 1986, là vợ Trung), Tấn Ngọc Hoàng (SN 1973, ngụ tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)…
Khi mới tổ chức đường dây, tức đầu năm 2014, chỉ mình Thành đăng thông tin tìm kiếm khách hàng trên trang facebook cá nhân. Sau thấy có nhiều người đặt hàng, Thành và Trung quyết định mở rộng quy mô. Khi có khách đặt hàng, Thành giao nhiệm vụ cho các “tay chân” như: Nguyễn Ngọc Thiệu (Ấn – SN 1995), Lê Văn Tượng (SN 1977), Nguyễn Hiệu (SN 1990), đều trú tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú quận Gò Vấp – lấy thông tin của khách hàng qua mạng internet, hẹn khách ở quán cà phê và công viên để giao dịch. Sau đó các đối tượng trên chuyển thông tin khách hàng (như họ tên, địa chỉ, CMND, ngành nghề đang làm và tên trường ĐH…) cho Trung để đối tượng này sản xuất bằng giả rồi nhận lại và giao cho khách hàng cũng ở các quán cà phê, công viên hoặc trên các tuyến đường. Với khách hàng ở xa, giao dịch thực hiện qua mạng internet và tài khoản ngân hàng.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận: Sau khi sản xuất bằng, Trung thường cho đàn em đưa cho Thành với giá 2 – 4 triệu đồng/bằng. Sau đó Thành và đồng bọn bán cho khách hàng với giá 5 – 9 triệu đồng/bằng đại học hoặc cao đẳng, 10 – 15 triệu đồng/bằng tiến sĩ hoặc thạc sĩ. Thấy làm ăn quá dễ nên khoảng tháng 8-2014 các đối tượng như Thiệu, Tượng, Hiệu… mở rộng việc đăng thông tin trên trang facebook của mình để tìm kiếm nguồn khách. Thành và đồng bọn khai nhận, gần một năm hoạt động, chúng đã bán cho khách hàng khắp cả nước khoảng hơn 600 bằng giả các loại.
Hiện ban chuyên án của Phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP Hồ Chí Minh đang mở rộng điều tra.
Cách chức Chủ tịch xã sử dụng bằng giả
Kêu gọi người dùng bằng giả tự thú Ban chuyên án cho biết, các đối tượng khai khá đầy đủ “hồ sơ lý lịch” khách hàng trên cả nước mua sử dụng bằng giả. Vì vậy trước mắt cơ quan công an kêu gọi những người mua và đang sử dụng bằng giả, giấy tờ giả sớm hợp tác với cơ quan chức năng nộp lại bằng. Nếu không tự nguyện nộp, sẽ bị khởi tố về tội sử dụng giấy tờ giả, bằng giả.
Theo NTD
Đường dây làm bằng tiến sĩ giả... 9 triệu đồng
Ngày 14.1, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM xác nhận, vừa phá 1 đường dây sản xuất bằng cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ giả bán khắp các tỉnh, thành từ Nam chí Bắc.
Ban chuyên án đã bắt giữ 13 đối tượng do Phạm Đăng Thành (tự Long "chùa", SN 1990, ngụ tỉnh Quảng Ngãi) cầm đầu. Hiện công an tạm giữ hình sự 9 đối tượng; riêng 3 đối tượng đang chờ làm rõ, xử lý sau. Công an đang truy bắt những đối tượng có liên quan.
Các đối tượng trong đường dây làm bằng giả bị bắt giữ. Ảnh: Anh Nguyễn
Theo thông tin ban đầu, sau nửa năm theo dõi, đeo bám, đêm 12.1 trinh sát của Phòng PC45 phối hợp với các cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã chia thành nhiều tổ công tác bất ngờ khám xét nhiều điểm ở phường 6, phường 8 thuộc quận Gò Vấp và ở TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tại những nơi này, công an đã bắt giữ 13 đối tượng; thu giữ lượng lớn tang vật gồm: Hàng trăm phôi bằng, học bạ, bảng điểm của nhiều trường; nhiều máy tính, máy in, máy photocopy; hàng chục con dấu các loại...
Các đối tượng khai nhận, đường dây làm bằng cấp giả do Thành cầm đầu, hoạt động từ tháng 2.2014 đến nay. Ban đầu chỉ 1 mình Thành đăng thông tin trên trang facebook cá nhân để tìm nguồn khách hàng. Một số đối tượng như: Nguyễn Ngọc Thiệu (tự Ấn, SN 1995), Lê Văn Tượng (SN 1977), Nguyễn Hiệu (SN 1990, đều ngụ tỉnh Quảng Ngãi)... làm công cho Thành, có nhiệm vụ đi giao dịch với khách hàng. Đến tháng 8.2014, các đối tượng trên cũng đăng thông tin tìm khách hàng trên facebook.
Bước đầu các đối tượng khai báo, việc giao dịch với khách hàng đều tiến hành qua mạng Internet, hẹn gặp ở các quán cà phê. Mỗi bằng cấp giả các loại, đối tượng Trung nhận làm giả với giá 2 - 4 triệu đồng. Sau đó các đối tượng bán ra từ 5 - 9 triệu đồng/bằng.
Tại cơ quan công an các đối tượng khai nhận, từ khi hoạt động đến nay đã làm, bán ra thị trường khoảng 500 - 600 bằng cấp giả các loại cho những người có nhu cầu ở các tỉnh thành khắp Bắc - Trung - Nam. Bằng cao đẳng, đại học, các đối tượng bán 5 - 7 triệu đồng/bằng; còn bằng thạc sĩ, tiến sĩ giả thì bán 7 - 9 triệu đồng/bằng.
Theo Anh Nguyễn (Dân Việt)
Cùng con trai 14 tuổi sát hại chủ nợ vì không muốn trả... 8 triệu đồng Đại tá Nguyễn Văn Hòa, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố đối với Trần Thị Thủy (SN 1972, trú tại An Tường, TP. Tuyên Quang) để điều tra, làm rõ về hành vi Giết người. Theo Công an tỉnh Tuyên Quang, khoảng 16h ngày...