TP.HCM triển khai phòng chống bão số 9 thế nào?
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM vừa có công điện khẩn gửi đến các ban ngành liên quan đề nghị khẩn trương triển khai các phương án phòng, tránh, ứng phó, đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền do bão số 9 gây ra.
Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải thành phố, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Chi cục Thủy sản thông báo, yêu cầu ngư dân và các chủ phương tiện tàu thuyền đánh bắt thủy sản, tàu hàng, tàu vận chuyển hành khách đang hoạt động trên biển, ven biển vào bờ hoặc tìm nơi trú tránh an toàn.
Các ngư dân, chủ phương tiện tuyệt đối chấp hành lệnh nghiêm cấm tàu, thuyền xuất bến hoạt động trên biển, ven biển trước diễn biến của bão số 9. Lệnh cấm có hiệu lực kể từ 13h, ngày 23/11 cho đến khi có lệnh mới.
Tàu bè trên biển Cần Giờ chuẩn bị trú bão.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố yêu cầu các ban ngành liên quan thông báo cho các chủ phương tiện về diễn biến của bão số 9 để chủ động tổ chức các biện pháp phòng, tránh, ứng phó; khẩn trương sắp xếp các tàu, thuyền đang neo đậu tại bến được an toàn trước ảnh hưởng của bão; Tuyệt đối không để người trên tàu thuyền, lồng bè, sở – đáy, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại cửa sông, cửa biển kiên quyết không cho tàu, thuyền ra biển theo lệnh cấm này.
Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và Công an thành phố duy trì sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có lệnh điều động.
Video đang HOT
Cảng vụ Hàng hải thành phố hướng dẫn, sắp xếp các tàu vận tải, tàu hàng, tàu vận chuyển hành khách đi qua luồng hàng hải trên vùng biển Cần Giờ tìm nơi tránh trú, neo đậu an toàn.
Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố, Đài Truyền hình thành phố lập tức phát sóng nội dung Công điện này trên các kênh của Đài trong thời gian sớm nhất; báo cáo thường xuyên, kịp thời các tình huống xấu xảy ra (nếu có) về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
QUANG ANH – SONG NGƯ
Theo VTC
Khẩn cấp ứng phó bão số 9, "thủ phủ" tôm hùm nguy cơ cao
Tại Phú Yên, các lực lượng chức năng đang được huy động sẵn sàng tham gia công tác ứng phó và tìm kiếm cứu nạn ngay khi có lệnh điều động, kiên quyết không để xảy ra nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng đến tính mạng người dân.
Ngày 23.11, Thường trực Ban Chỉ huy PCLB-TKCN Phú Yên cho biết, bão số 9 đang diễn biến phức tạp, có khả năng lệch phía Bắc khi vào bờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp địa bàn tỉnh, cộng thêm triều cường và gió mạnh xảy ra. Mưa lớn bất thường với lưu lượng 300-500mm, trong đó có khu vực lượng mưa lên đến khoảng 600mm khiến khả năng ngập lụt lớn xảy ra trên diện rộng. Các lực lượng phòng chống thiên tai của tỉnh đang trực 24/24h, triển khai các các phương án phòng chống trên tinh thần chủ động nhất.
Lực lượng vũ trang Phú Yên đang giúp dân gia cố nhà cửa trước bão số 9.
Cùng ngày, theo Trực ban Bộ đội Biên phòng Phú Yên, đơn vị đã trực tiếp thông tin đến 237 tàu thuyền của tỉnh đang đánh bắt trên biển tìm nơi neo đậu, tránh trú an toàn. Các tàu này phần lớn đã tìm được nơi neo đậu ổn định tại khu vực Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và đảo Phú Quý (Bình Thuận).
Ở vùng ven biển huyện Đông Hòa, các lực lượng chức năng đang ráo riết hướng dẫn tàu thuyền vào các khu neo đậu tránh trú bão như Bãi Chính, Bãi Chùa, Cảng cá Phú Lạc, Âu thuyền Phú Thọ 3, lạch sông Ngọn,...
Tại khu vực nuôi thủy sản Vũng Rô, huyện đã cử lực lượng cùng các chủ bè gia cố, chằng chống, hạ lồng nuôi để tránh sóng gió, bên cạnh đó, kiên quyết di dời người nuôi thủy sản lên bờ trước khi bão đổ bộ.
Người nuôi tôm hùm tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) đang giằng néo lồng bè trước bão số 9.
Một trong những khu vực nguy cơ cao là "thủ phủ" tôm hùm TX.Sông Cầu. Tại đây, theo chính quyền địa phương, đang có trên 4.000 hộ nuôi thủy sản trên biển với hơn 25.700 lồng nuôi ươm giống tôm hùm và 55.315 lồng nuôi tôm hùm thương phẩm.
Theo ông Lương Công Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TX.Sông Cầu, nghề nuôi tôm hùm nơi đây vừa bị "gục ngã" trong cơn cơn bão số 12 xảy ra vào tháng 11.2017. Hàng ngàn lồng tôm hùm đã bị đánh vỡ tan hoang, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng khiến hầu hết người nuôi lâm cảnh trắng tay, kiệt quệ. Bởi thế, cùng với sự vào cuộc của chính quyền, hầu hết người nuôi thủy sản lồng bè đã chủ động triển khai các giải pháp đối phó với nguy cơ bão số 9.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương (bìa trái) đang kiểm tra việc ứng phó bão số 9 tại biển Vũng Rô.
Trực tiếp kiểm tra tại nhiều địa điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương đánh giá cao tinh thần trách nhiệm trong phòng chống bão số 9 của cán bộ, nhân dân các địa phương.
"Công tác truyền thông, phân nhiệm các lực lượng ứng phó đang được dốc lực triển khai tại các vùng xung yếu. Điều quan trọng là làm cho từng nhà, từng người dân phải nắm bắt đầy đủ thông tin về cơn bão số 9 để chủ động phòng tránh, không được phép chủ quan. Các lực lượng chức năng của tỉnh đang sẵn sàng huy động các phương tiện, trang thiết bị tham gia công tác ứng phó và tìm kiếm cứu nạn, ngay khi có lệnh điều động. Kiên quyết không để xảy ra nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng đến tính mạng người dân", ông Dương nhấn mạnh.
Theo Danviet
Bão số 9-USAGI đang quần thảo Trường Sa, bán kính gió 100km Bão số 9 (tên quốc tế là USAGI) với bán kính gió ảnh hưởng 100km đang đi vào vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa gây mưa bão, biển động mạnh. Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 9. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối nay (22/11),...