TP.HCM triển khai đề án thí điểm sử dụng vé xe buýt điện tử
Ngày 8.10, Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM cho biết trung tâm đang phối hợp với Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM triển khai đề án thí điểm dịch vụ thanh toán vé xe buýt qua thẻ trả trước (còn gọi là thể thông minh, hay vé điện tử).
Dự kiến, trong năm 2013, đề án bắt đầu triển khai thí điểm trên một số tuyến xe buýt: Chợ Lớn – Đại học Nông Lâm, Chợ Lớn – Đại học Giao thông vận tải, Bến xe Chợ Lớn – Bến xe An Sương, chợ Bến Thành – Hiệp Thành, Bến Thành – Chợ Lớn.
Bên cạnh chức năng sử dụng trên các tuyến xe buýt thay cho vé giấy, vé tập như lâu nay, Sở Giao thông vận tải và Sở Khoa học Công nghệ cũng đang nghiên cứu để có thể đưa dịch vụ thẻ trả trước sử dụng trên các tuyến metro trong tương lai.
Năm 2012, ngân sách TP.HCM phải chi 1.500 tỉ đồng để trợ giá cho xe buýt. Vậy mà xe buýt chỉ đáp ứng 6,5% nhu cầu của người dân thành phố này – Ảnh: Diệp Đức Minh
Ngoài ra, từ tháng 1.2013, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công ty FPT cũng sẽ thí điểm triển khai đề án Kiểm soát và thông tin trên hệ thống xe buýt thành phố, trước mắt là trên tuyến Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn. Mục đích của đề án nhằm nâng cao năng lực quản lý, giám sát hành trình xe buýt và chất lượng phục vụ hành khách.
Video đang HOT
Liên quan đến chương trình phát triển xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch của TP.HCM, theo ông Dương Hồng Thanh – Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM – thì khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm các địa điểm để lập trạm nạp khí CNG, bên cạnh thuận lợi là nguồn khí CNG đã tự sản xuất được trong nước. Tuy nhiên, mặc dù giá thành khí CNG đang rẻ hơn dầu diesel 35-40% nhưng khó đảm bảo lâu dài.
Vì vậy, theo ông Thanh, từ nay đến năm 2015, TP.HCM chỉ đầu tư 350 xe buýt sạch sử dụng khí CNG.
Theo TNO
Thí điểm thi tuyển Vụ trưởng ở Bộ Tư pháp
Dự kiến trong năm 2013-2015, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo cấp vụ, phòng, mỗi năm 2 đợt vào tháng 3 và tháng 9. Ngay năm tới, 13 đơn vị thuộc Bộ này sẽ tổ chức thi tuyển vụ trưởng.
13 đơn vị đầu tiên áp dụng việc thi tuyển theo đề án thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong giai đoạn 2013 - 2015 này gồm: Văn phòng Bộ, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính...
Sau đó, từ năm 2014 - 2015, sẽ triển khai thi tuyển lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ tại tất cả các đơn vị. Sau 3 năm thí điểm, Bộ Tư pháp sẽ xem xét chủ trương thống nhất thực hiện thi tuyển công chức lãnh đạo cấp phòng, vụ tại Bộ này từ 2016.
Việc thi tuyển dự kiến sẽ tổ chức theo định kỳ mỗi năm 2 đợt vào tháng 3 và tháng 9.
Ứng viên thi phỏng vấn vào Sở GD-ĐT TP.HCM
Theo đề án, ứng viên dự tuyển được "khuôn" trong nhóm công chức, viên chức trong quy hoạch lãnh đạo vụ, phòng của Bộ công chức, viên chức các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội từ TƯ đến địa phương và người lao động tại các doanh nghiệp.
Ứng viên đăng ký dự tuyển các ứng viên phải đạt tiêu chuẩn ngạch và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo theo quy định của Đảng và Nhà nước. Trước hết, về trình độ chuyên môn ứng viên phải tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với vị trí dự tuyển.
Đối với người dự thi là công chức, viên chức phải có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính đối với đăng ký dự thi chức danh lãnh đạo cấp Vụ hoặc có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên đối với đăng ký dự thi chức danh lãnh đạo cấp phòng. Nếu ứng viên là người lao động tại các doanh nghiệp thì có thể xem xét, cho phép nợ tiêu chuẩn quản lý hành chính nhà nước. Ngoài ra, yêu cầu ứng viên còn phải bảo đảm điều kiện về thâm nhiên công tác cũng như các điều kiện khác.
Các ứng viên sẽ tham gia thi môn kiến thức chung và môn Kỹ năng lãnh đạo. Trong đó, môn Kiến thức chung được thi dưới hình thức thi viết với thời gian làm bài là 180 phút với nội dung về nhà nước và pháp luật.
Môn Kỹ năng lãnh đạo, ứng viên phải xây dựng, trình bày và bảo vệ Đề án trước Hội đồng thi tuyển. Nội dung đề án trình bày các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, đơn vị và lĩnh vực quản lý nhà nước dự kiến được giao phụ trách. Sau khi người dự thi thuyết trình, Hội đồng thi tuyển chất vấn, đánh giá về một số kỹ năng chuyên môn, chuyên ngành. Tổng thời gian trình bày và trả lời chất vấn của người dự thi không quá 60 phút.
Bên cạnh đó, người dự thi còn phải vượt qua phần xử lý tình huống về kỹ năng quản lý, lãnh đạo, điều hành tại công sở, dưới hình thức phỏng vấn trong khoảng thời gian không quá 15 phút.
Hội đồng thi tuyển gồm 7 thành viên trở lên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập.
Hiện nay, Đề án thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp Phòng, cấp Vụ các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đang được chỉnh lý, hoàn thiện, trước khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.
Theo Dantri
TPHCM: Tạm ngưng 2 tuyến xe buýt dịp 2/9 Do sinh viên nghỉ lễ 2/9 nên Trung tâm Quản lý điều hành Vận tải hành khách công cộng cho 2 tuyến xe buýt có đông sinh viên đi lại tạm ngừng hoạt động trong dịp lễ này. Cụ thể, từ ngày 1/9 đến hết ngày 3/9, tuyến buýt có trợ giá Bến Thành - Đại học Quốc tế (mã số 52) sẽ...