TP.HCM tri ân lực lượng lo hậu sự nạn nhân Covid-19: Nhắc nhớ lại thời khắc khó khăn đã cùng nhau vượt qua
UBND TP.HCM tổ chức họp mặt, tri ân các lực lượng tiếp nhận, bảo quản, xử lý thi hài, bàn giao tro cốt nạn nhân tử vong do Covid-19…
Chiều 26.8, UBND TP.HCM tổ chức họp mặt, tri ân các lực lượng tiếp nhận, bảo quản, xử lý thi hài, bàn giao tro cốt nạn nhân tử vong do Covid-19 và Trung tâm H.O.P.E chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm Covid-19.
Tại cuộc họp mặt, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, từ tháng 8.2021 đến nay tròn 2 năm, TP.HCM cơ bản kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Những khó khăn, gian khổ, đau thương mất mát đã dịu dần, nhưng những việc làm và những nghĩa cử cao đẹp, hành động từ mệnh lệnh của trái tim luôn vẫn sáng mãi. Những tấm gương về ý chí, sức mạnh tinh thần, truyền thống nghĩa nhân, tương thân tương ái của đồng bào, của cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân vẫn luôn sống mãi.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại buổi họp mặt, tri ân. Ảnh T.N
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, UBND TP.HCM cùng với Bộ Tư lệnh TP.HCM và các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức cuộc gặp mặt, tri ân các lực lượng đặc biệt làm việc hậu sự, đó là tiếp nhận, bảo quản thi hài, tro cốt bệnh nhân Covid-19 và bàn giao cho gia đình. Cùng với đó, Trung tâm H.O.S.E chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm Covid 19.
“Nếu nói là nghĩa cử, là hành động, việc làm của chúng ta thì những việc làm như thế này để gợi nhắc nhớ cho chúng ta hình dung lại thời khắc khó khăn mà chúng ta đã cùng nhau vượt qua bằng ý chí, nghị lực tinh thần, lòng yêu thương…”, Bí thư Thành ủy TP.HCM chia sẻ, đồng thời tri ân sâu sắc đến lực lượng làm nhiệm vụ này.
Tro cốt của người mất do Covid-19 được lực lượng vũ trang TP.HCM đặt lên khay nghiêm trang để trao cho thân nhân, tháng 8.2021. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Trong thư cảm ơn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang TP.HCM tham gia tiếp nhận, bảo quản, xử lý thi hài, bàn giao tro cốt nạn nhân tử vong do Covid-19, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi viết: Năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong đợt dịch thứ 4 tại TP.HCM, hơn 36.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ lực lượng vũ trang TP.HCM đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, có mặt ở tất cả các điểm nóng về dịch bệnh, triển khai đồng bộ, toàn diện, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Đặc biệt, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca tử vong tăng cao, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TP.HCM đã chủ động tham mưu và được Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Thành ủy, UBND TP.HCM tin tưởng, giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, xử lý thi hài, bàn giao tro cốt nạn nhân tử vong do Covid-19 cho gia đình.
Đây là nhiệm vụ đặc biệt, hết sức khó khăn, vất vả, hiểm nguy, nhưng các đồng chí luôn coi nạn nhân tử vong do Covid-19 như người thân của mình, tận tâm, tận lực để chu toàn đạo lý, truyền thống dân tộc.
Ban Chỉ huy quân sự Q.7 mang tro cốt một người mất do Covid-19 về với thân nhân, tháng 8.2021. Ảnh NGỌC DƯƠNG
4 giai đoạn dịch Covid-19 tại Việt Nam
2 ca đầu tiên được phát hiện mắc Covid-19 tại Việt Nam là vào ngày 23.1.2020 tại TP.HCM. Đây là 2 cha con người Trung Quốc. Từ đó, dịch Covid-19 tại Việt Nam được chia làm 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ 23.1 – 24.7.2020: 415 ca mắc (106 ca trong nước và 309 ca nhập cảnh).
Giai đoạn 2 từ 25.7.2020 – 27.1.2021: 1.136 ca mắc (554 ca trong nước và 582 ca nhập cảnh).
Giai đoạn 3 từ 28.1 – 26.4.2021: 1.301 ca mắc (910 ca trong nước và 391 ca nhập cảnh).
Giai đoạn 4 từ 27.4.2021 (hơn 11,6 triệu ca trong nước và 5.088 ca nhập cảnh).
Kể từ đầu dịch, Việt Nam có hơn 11,6 triệu ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.206 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tính đến ngày 24.8, Việt Nam đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vắc xin Covid-19.
Riêng tại TP.HCM, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện đến ngày 28.6 đã có 623.718 ca mắc và khoảng 20.000 ca tử vong.
Người đàn ông mở 'lớp học 0 đồng' ở TP.HCM: 'Bọn trẻ năn nỉ khiến tôi không thể cầm lòng!'
Hơn 10 năm qua, trong căn nhà nhỏ khuất sâu trong khu xóm xập xệ ở phường Hiệp Thành (quận 12, TP.HCM) có một lớp dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.
Anh Huỳnh Quang Khải (32 tuổi, ngụ phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM) nhận thấy khu phố mình ở có nhiều em nhỏ hoàn cảnh khó khăn, ở quê lên TP.HCM mưu sinh kiếm sống, lang thang cơ nhỡ, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, một số em dù đã mười mấy tuổi vẫn chưa biết mặt chữ nên đã nhen nhóm ý tưởng mở lớp dạy miễn phí cho những đứa trẻ này.
Trước khi trở về làm thầy giáo toàn thời gian, nghề chính của anh Khải là hướng dẫn viên du lịch. Sau thời gian ấp ủ ý tưởng anh đã đứng ra mở lớp học này vào năm 2009, đặt tên là Lớp học tình thương Ngọc Việt.
Anh Khải tỉ mỉ hướng dẫn từng đứa trẻ.
Ở lớp học đặc biệt này, các em nhỏ được dạy miễn phí 2 môn Toán và tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5. Ngoài ra, các em còn được học về cách ứng xử, các kiến thức, kỹ năng sống... Lớp học do hai vợ chồng anh Khải và một cô giáo về hưu tình nguyện phụ trách giảng dạy.
Ban đầu lớp học chủ yếu dạy cho con em công nhân, người lao động trong khu vực. Duy trì được vài năm, tới 2013 do quá bận rộn với công việc hướng dẫn viên du lịch, không có thời gian đứng lớp, anh Khải phải đóng cửa lớp học một thời gian.
Trao đổi với PV Infonet, anh Khải nói: "Bẵng đi khoảng 2 năm, tới 2015, một lần gặp lại học trò cũ bán vé số dạo, nhặt ve chai ngoài đường, bọn trẻ năn nỉ tôi mở lớp để được đi học như bạn bè đồng trang lứa khiến tôi không thể cầm lòng. Vậy là hai vợ chồng tôi cùng nhau dựng lại lớp học từ đầu.
Thời gian đầu khó khăn vô cùng, phải vận động tiền của anh em bạn bè, bà con làng xóm lấy tiền mở lớp nhưng không đủ. Sau hai vợ chồng chấp nhận bán số vàng hồi môn để gom góp tiền mua sắm bàn ghế, mua tập vở cho tụi nhỏ.
Không có điều kiện thuê địa điểm mở lớp, tôi tận dụng khoảng sân trước nhà chừng 10m vuông quây lại, lợp mái tôn làm lớp học. Một tấm bảng nhỏ, chục bộ bàn ghế và giá sách, cứ thế mà lớp học đơn sơ đã tồn tại tới giờ".
Đến lớp học 0 đồng của anh Khải, những đứa trẻ nghèo được dạy chữ, dạy kỹ năng sống.
Hiện lớp học của anh Khải có 46 học sinh từ 8-17 tuổi, đều là con của những người lao động nghèo đến TP.HCM sinh sống.
Buổi sáng, các em sẽ phụ việc gia đình hoặc đi bán vé số, làm phụ hồ, rửa chén cho quán ăn, tối về lại cắp sách đến lớp tình thương Ngọc Việt. Đặc biệt, học viên lớn tuổi nhất là một bác chạy xe ôm đã ngoài 60 tuổi. Ngoài ra còn 2 học viên nữa cũng đã trên 45 tuổi nhưng vẫn rất cần mẫn, luôn đến lớp đúng giờ.
Giờ đây, nhờ sự cố gắng của anh Khải và sự hỗ trợ từ cộng đồng và các tổ chức đoàn thể địa phương mà mảnh đất phía sau nhà anh Khải đã trở thành không gian lớp học hiện đại, phòng ốc cũng đã khang trang hơn xưa.
Lớp học khang trang hơn ngày mới mở
Chương trình giảng dạy của anh là hai môn tiếng Việt và Toán theo cấp bậc tiểu học. Lớp anh Khải có 90% các em không đủ điều kiện đến trường, 5% các em thiếu giấy tờ tùy thân, còn lại là những em chậm phát triển.
"Với những học sinh có vấn đề về trí tuệ, tôi càng phải kèm cặp sát sao vì những em này gặp trở ngại trong việc ghi nhớ và mất nhiều ngày mới có thể lĩnh hội kiến thức 1 bài học trong khi những em khác chỉ cần một ngày", anh Khải chia sẻ.
Anh Khải chỉ mong những đứa trẻ thành người có ích cho xã hội.
Có nhiều em 15 tuổi mới học lớp 1, học những chữ cái đầu tiên khi đến lớp. Có em rất chậm, một bài phải học hai ba hôm mới được. Nhiều em ngày đi làm, tối đi học nên cũng không đều, phải dạy đi dạy lại để các em theo kịp các bạn khác.... Lớp đông, mỗi em một khả năng khác nhau nên thầy cô phải kiên nhẫn và cố gắng với từng em.
Ngần ấy năm đồng hành với những đứa trẻ, anh Khải xem bọn trẻ như những đứa con của mình, mong ước lớn nhất của người đàn ông này là bọn trẻ lớn lên sống có ích cho xã hội.
TP.HCM: Dự án cải thiện môi trường nước hơn 11.000 tỉ đồng lùi tiến độ 18 tháng Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ - giai đoạn 2 có tổng mức 11.281,26 tỉ đồng lùi tiến độ đến tháng 12-2023, thay vì hoàn thành trong tháng 6-2022 theo kế hoạch. Thi công bờ kè tại kênh Ngang số 3 trên đường Nguyễn Sĩ Cố (quận 8) chiều 26-11...