TPHCM “trễ hẹn” nhiều chỉ tiêu môi trường
Ước đến hết năm 2015, chỉ có 10/20 khu dân cư có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường (tỷ lệ 50%). Trong khi đó, các nhà máy chỉ xử lý được khoảng 13% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo của UBND TP về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015, hiện nay trên địa bàn thành phố có 42 dự án khu dân cư cáo diện tích từ 20ha trở lên, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động. Ước đến hết năm 2015, thành phố có 10/20 dự án có xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung (tỷ lệ 50%).
Hiện TPHCM có trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa công suất 30.000m3/ngày đêm (được đưa vào vận hành từ tháng 12/2005), xử lý nước thải thuộc lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm rộng 785ha, nước thải sinh hoạt phát sinh của 120.000 người dân trong khu vực.
Trong khi đó, Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng với công suất 141.000m3/ngày đêm (mới hoàn thành giai đoạn 1), xử lý nước thải lưu vực kênh Tàu Hũ – Bến Nghé, Kênh Đôi – Tẻ. Tổng công suất xử lý nước thải của các nhà máy hiện hữu là 171.000m3, xử lý được khoảng 13% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố.
Như vậy, mục tiêu hết năm 2015 sẽ có 90% khu đô thị mới, 50% khu đô thị hiện hữu có hệ thống xử lý nước thải tập trung đều không đạt được.
Video đang HOT
Theo UBND TP, một trong nguyên nhân khiến kế hoạch triển khai không theo kịp mục tiêu đề ra là nguồn vốn đầu tư quá lớn, cần phải thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau mà tập trung là nguồn vốn tài trợ quốc tế.
Theo đó, việc nâng công suất Nhà máy Bình Hưng (giai đoạn 2) và đầu tư Nhà máy xử lý nước thải tập trung Thạnh Mỹ Lợi (giai đoạn 1) đến năm 2015 chắc chắc chắn không hoàn thành, dự kiến hoàn thành vào năm 2019.
Bên cạnh đó, một mục tiêu khác của thành phố là giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nội thành; 60% mức độ ô nhiễm khu vực ngoại thành. Theo đó, khu vực nội thành đánh giá diễn biến chất lượng nước của 6 hệ thống chính là các kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hũ – Bến Nghé, Kênh Đôi – Tẻ; Tham Lương – Vàm Thuật. Khu vực ngoại thành tập trung vào diễn biến chất lượng nước của sông Sài Gòn, Đồng Nai; kênh tiêu Ba Bò, kênh Thầy Cai và Sông Cần Giuộc.
Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND TP, ước đến hết năm 2015 chỉ đạt được chỉ tiêu chất lượng nguồn nước khu vực ngoại thành đạt quy chuẩn môi trường, còn chỉ tiêu giảm 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nội thành không thể đạt được.
Ngoài ra, chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015 cũng không thể thực hiện được mục tiêu giảm thiểu 70% tiếng ồn do sản xuất và giảm thiểu 50% mức độ ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động giao thông – vận tải.
Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015, TPHCM đạt được một số mục tiêu như: 85% cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Quốc Anh
Theo Dantri
Cổ tích... từ một dòng kênh
Hơn 10 năm trước, khi nhắc đến dòng kênh Bến Nghé - Tàu Hủ, nhiều người thường nghĩ nơi đó là con kênh đen bị ô nhiễm nặng nề và là khu của những ngôi nhà ổ chuột lụp xụp mọc ven kênh. Còn... bây giờ, Bến Nghé - Tàu Hủ đã thật sự thay da đổi thịt.
Dòng kênh của một thời
Kênh Bến Nghé - Tàu Hủ từng là tuyến đường thủy trọng yếu của Sài Gòn, dài 22km, nằm vắt ngang thành phố, trải qua địa bàn tám quận huyện.
Từ một dòng kênh vạm vỡ thuở ban đầu. Qua biến thiên lịch sử, kênh dần bị lấn chiếm, dòng chảy thu hẹp và tắc nghẽn khiến tàu thuyền khó đi lại. Có nhiều ghe thuyền, các chợ đầu mối thu gom hàng hóa và rác đủ các loại từ các chợ được đổ bừa bãi xuống dòng nước. Ở các chân cầu rác đổ tạo thành từng đống lớn.
Trước tình trạng đó, kế hoạch cải tạo dòng kênh huyết mạch của thành phố được đưa ra. Năm 2001 dự án khởi công. Tổng mức đầu tư toàn dự án trên 4.000 tỉ đồng. Và một kế hoạch dài hơi nhằm khôi phục vẻ mỹ lệ năm xưa của tuyến đường thủy quan trọng này đã được TPHCM thực hiện suốt 10 năm qua. Giai đoạn 1 của dự án hoàn thành, tình trạng ngập nước và ô nhiễm ở lưu vực bắc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé thuộc các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8 và 10 được xử lý về cơ bản. Nước dòng kênh dần trong trở lại. Hai bên bờ, dự án nâng cấp, mở rộng đại lộ Võ Văn Kiệt, đường bến Vân Đồn được đưa vào sử dụng.
Bình minh lên trên dòng kênh Tàu Hủ -Bến Nghé
Và... bây giờ
Những khu nhà nhếch nhác được giải tỏa, những cây cầu mới thành hình, những con đường tuyệt đẹp được hình thành dọc bờ kênh.
&'Đẹp quá, khác nhiều quá', đó là cảm nhận của không ít người từng chứng kiến dòng kênh này trước đây và bây giờ. Ngay cả người dân sống ở đây cũng nhận thấy sự đổi thay đến kỳ diệu của dòng kênh như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Giờ không còn cuộc sống tạm bợ như trước, có người rưng rưng nước mắt nói: &'chiêm bao cũng không dám nghĩ có ngày được như thế này'. Chắc chắn rằng vào một ngày không xa, kênh Bến Nghé - Tàu Hủ sẽ trở thành điểm du lịch của dân thành phố.
Phương Nam
Theo Dantri
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương các Vua Hùng Chiều 8/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng nhiều lãnh đạo cấp cao đã đến dâng hương các Vua Hùng tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng - Công viên Lịch sử, Văn hóa Dân tộc (quận 9, TPHCM). Cùng dự lễ dâng hương có ông Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Lê Hoàng...