TP.HCM: Tốn tiền triệu để làm lại tam cấp trong “cơn lốc” dẹp lấn chiếm vỉa hè
Sau khi bị đập bỏ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè, nhiều hộ dân đang tất bật sửa sang lại các bậc thềm lên xuống trước nhà. Đa phần những bậc thềm ra vào nhà làm mới đều được sắt hóa với số tiền không hề rẻ.
Tại đường Vạn Kiếp (P.3, Q.Bình Thạnh) nhiều nhà dân dọc trên đường này đã đập bỏ bậc tam cấp bằng gạch lấn ra vỉa hè, và loay hoay làm lại bậc thềm trước nhà. Chị Bích Ngọc (ngụ số 12 Vạn Kiếp) cho biết, nền nhà chị cao hơn mặt đường hơn 0,5m và có xây bậc tam cấp bằng gạch. Do bậc lấn chiếm vỉa hè nên chị phải cho thợ đập bỏ bậc tam cấp cũ, thay bằng bậc tam cấp ngầm bằng sắt. Dù đã tận dụng sắt cũ nhưng số tiền chị phải trả gần 2 triệu đồng, nếu làm bằng sắt mới giá lên đến 5 triệu đồng. Chị cho biết ngoài làm cầu thang sắt âm, chị còn phải làm bậc tam cấp bằng sắt với giá khoảng 1,5 triệu để có chỗ bước lên xuống. Tốn kém là vậy nhưng chị còn lo mất nguồn thu nhập vì căn nhà chị đang cho thuê (3 triệu đồng/tháng) có khả năng bị trả lại vì người thuê buôn bán không được.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Minh Sang (giáo viên nghỉ hưu, ngụ tại số 20 Vạn Kiếp) cho biết phường đã thông báo cho các hộ dân phải tháo dỡ các bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè, nếu không làm theo thì ngày 27.3 tới sẽ bị xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè. Do lo sợ bị phạt nên trong sáng nay (24.3) bà đã kêu thợ đến đo đạc để làm bậc tam cấp với giá khoảng 1,5 triệu đồng. “Tôi tiền lương hưu ít ỏi nhưng thấy nhà nước làm vậy thì mình phải làm theo thôi, không làm tới ngày đó bị người ta đập và bị phạt thì còn mệt hơn. Nhưng tôi mong rằng đã làm thì phải làm hết, làm đồng bộ chứ đừng để nhà làm, nhà không”.
Các thợ xây dựng đang làm bậc tam cấp ngầm trên đường Vạn Kiếp cho người dân.
Video đang HOT
Trên đường Vạn Kiếp, nhiều hộ dân khác cũng đang hối hả làm các bậc tam cấp trước nhà. Với những hộ có điều kiện thì làm bậc tam cấp ngầm bằng sắt, khi dùng thì kéo ra còn không dùng thì đẩy âm vào dưới nền nhà. Còn lại cũng không ít hộ làm bậc tam cấp di động xếp lại và có thể mang đi được. Một thợ xây dựng tại đây cho biết, những bậc tam cấp nhỏ giá đã hơn 1 triệu đồng, còn muốn làm đẹp, chắc chắn thì phải tốn 4 – 5 triệu, thậm chí có nhà từng thuê ông làm bậc tam cấp ngầm và chỉnh trang phía trước nhà với giá gần chục triệu đồng.
Sau khi đập bỏ các bậc tam cấp bằng gạch, trên đường Vạn Kiếp xuất hiện nhiều bậc tam cấp bằng sắt nhô ra vỉa hè.
Trong khi đó theo ông Phan Văn Mùa (ngụ đường Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Q.1), sau khi bị đập bậc tam cấp trước nhà ông phải bỏ ra gần 2 triệu đồng làm bậc tam cấp bằng sắt. Mỗi khi dùng xong nhà ông phải cất bậc tam cấp này vào nhà để khỏi bị lực lượng chức năng tịch thu. Cách đó không xa, trên đường Chu Mạnh Trinh, hàng chục căn nhà có nền cao hơn mặt đường cả mét, người dân phải lên xuống bằng các cầu thang tạm. Do nền nhà quá cao nên nếu để làm lối ra vào thuận lợi người dân có thể phải bỏ vài triệu đến cả chục triệu đồng.
“Phường thông báo thứ 2 tới không được để cầu thang gỗ trước nhà nữa, hôm trước tôi mua bà ve chai một thang sắt giá 150 ngàn đồng để đi tạm. Biết là dẹp vỉa hè để thành phố đẹp hơn nhưng số tiền để hạ nền nhà quá lớn, nhà kế bên tôi chỉ làm cái bậc thang sắt nhỏ thôi cũng tốn 5 triệu đồng rồi. Giờ chỉ mong phường cho đặt cái thang gỗ để lên xuống dễ hơn.”, bà Dương Thị Ngọc Xiểm ngụ tại số 19/16C Chu Mạnh Trinh chia sẻ.
Không có tiền bà Dương Thị Ngọc Xiểm phải mua lại một thang sắt nhỏ để ra vào nhà.
Theo ghi nhận, tại các quận trung tâm như Q.1, 3, 10, 11…nhiều hộ dân đang tất bật làm lại các bậc tam cấp để ra, vào nhà. Đa phần các bậc tam cấp đều làm bằng sắt với số tiền không hề rẻ. Người dân cho biết, họ đều phải tự bỏ tiền túi ra để làm chứ không có sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương. Nhân dịp này một số nhà có điều kiện cũng đang sửa sang lại nhà cửa để sạch, đẹp hơn.
Theo Danviet
Quận Hoàn Kiếm đưa hộ nghèo vào bán hàng trong phố đi bộ
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có 33 hộ nghèo buôn bán ở vỉa hè và nhà chức trách đang lên kế hoạch sắp xếp cho một số hộ vào kinh doanh trong không gian đi bộ phố cổ.
Tại cuộc giao ban về trật tự đô thị ngày 23/3, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết đang lên kế hoạch sắp xếp công việc cho những hộ khó khăn bị ảnh hưởng bởi việc giành lại vỉa hè.
Cụ thể, quận chỉ cho phép một số hộ nghèo kinh doanh nhỏ lẻ (hàng nước, bán hàng mang đi không cho khách ngồi ăn uống tại chỗ) được phép tồn tại trên diện tích không quá 2m2 ở vỉa hè; những hộ còn lại nếu thuộc diện khó khăn thì vào kinh doanh trong không gian đi bộ khu phố cổ.
Nhiều hộ kinh doanh ở quận Hoàn Kiếm gặp khó khăn khi chính quyền lập lại trật tự đô thị. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
Theo thống kê của quận Hoàn Kiếm, quận có trên 190 hộ nghèo, trong đó 33 hộ nghèo, cận nghèo và hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu kinh doanh ở vỉa hè.
Sau 10 ngày ra quân lập lại trật tự đô thị (từ 10/3), tình hình an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và bộ mặt đô thị của quận đã thông thoáng, sạch gọn hơn trước. Trong thời gian này, lực lượng chức năng của quận xử phạt gần 900 trường hợp vi phạm với số tiền trên 524 triệu đồng.
Tuy nhiên, tình trạng "gặm nhấm" vỉa hè để bán hàng trên một số tuyến phố từ 19h trở đi vẫn còn. Một số cơ quan, doanh nghiệp vẫn để xe sai quy định trên hè phố, dưới lòng đường...
Theo Võ Hải (VNE)
"Thổ công" vỉa hè đã bị... đánh tráo! "Về pháp luật, "thổ công" vỉa hè chính là toàn dân vì đó là đất công. Tuy nhiên, thực tế khi vỉa hè bị lấn chiếm, vai trò "thổ công" bị đánh tráo, toàn dân không phải thổ công nữa mà là "ông khác"..., Tiến sĩ Lương Hoài Nam đặt vấn đề trong buổi tọa đàm "Vỉa hè - chống ùn tắc và...