TP.HCM tìm nhà đầu tư cho dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát
TP.HCM đang khẩn trương tìm nhà đầu tư cho dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát sau khi hoàn tất việc giải phóng mặt bằng toàn tuyến.
Tại cuộc họp về đề xuất giải pháp xử lý các bãi chôn rác lâu năm, xử lý ô nhiễm môi trường và tạo quỹ đất phát triển đô thị diễn ra ngày 10/8, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết, dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát có độ dài khoảng 20km đang đợi tìm được nhà đầu tư phù hợp để thực hiện.
Được biết, trước đây dự án được Ngân hàng Quốc tế (WB) tài trợ thực hiện nhưng do trục trặc phương án bồi thường nên WB quyết định rút lui.
“Hiện công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành, mọi thứ đều sẵn sàng. Nếu như khẩn trương tìm nhà đầu tư thì có thể thực hiện dự án vào cuối năm 2019″, ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết.
TP.HCM đang khẩn trương tìm nhà đầu tư cho dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát. (Ảnh: SGĐT)
Dự kiến, dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát được chia làm 2 gói thầu. Gói thứ nhất là làm kè hai bên bờ và cải tạo chất lượng nước của kênh.
Gói thứ 2 của dự án là hoàn thiện hệ thống giao thông, làm đường lớn chạy song song hai bên bờ.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ có quy hoạch giao thông, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng để đưa ra chỉ tiêu cụ thể trong việc thực hiện dự án.
Đồng thời, thành phố cũng nghiên cứu sử dụng quỹ đất công dọc tuyến để thi công mở rộng một số khu vực lân cận.
NHẬT LINH
Theo VTC
Bộ GTVT ra công điện hỏa tốc, BOT Hòa Lạc vẫn hỗn loạn
Bộ GTVT đề nghị tỉnh Hoà Bình có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kích động, gây rối tại trạm thu phí BOT Hòa Lạc - Hoà Bình, nhưng tình hình vẫn phức tạp.
XEM CLIP:
Trước tình hình an ninh phức tạp tại trạm BOT Hòa Lạc - Hoà Bình, chủ đầu tư dự án đã gửi báo cáo tới Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT và UBND tỉnh Hoà Bình có giải pháp xử lý.
Chiều 8/5, Bộ GTVT đã có công điện khẩn gửi tỉnh Hoà Bình đề nghị kịp thời có các biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kích động, gây rối tại đây.
Bộ cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương, nhà đầu tư để đảm bảo trật tự, ATGT qua trạm thu phí. Đồng thời, các đơn vị tiếp tục đối thoại, tuyên truyền vận động để người dân hiểu chính sách, pháp luật nhà nước...
Tuy nhiên, theo ông Bùi Quang Bát, GĐ công ty TNHH BOT QL6 Hòa Lạc - Hòa Bình, tình hình trật tự tại trạm từ trưa 8/5 đến nay vẫn rất phức tạp và gần như chính quyền đã bất lực.
Thậm chí, khi chủ đầu tư xả trạm người dân cũng không đánh xe đi và để tắc đường hàng km, kéo dài 5-6 tiếng (từ 11 - 17h).
Ông Bát cho biết, đến sáng nay các tài xế vẫn tiếp tục đánh xe đến trạm yêu cầu giải thích bao giờ được miễn, giảm phí, gây ùn tắc 3 làn thu phí.
"Tài xế đưa ra yêu cầu miễn giảm phí, nhưng chủ đầu tư đã thực hiện theo đúng quy định của Bộ GTVT và phương án tài chính cũng đã tính toán giảm tới mức tối đa", ông Bát nói.
Trạm BOT Hoà Bình - Hoà Lạc tài xế chặn xe gây ùn tắc kéo dài
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, BOT Hoà Lạc là tuyến chính nên theo quy định của Bộ, chỉ giảm phí trong vòng bán kính 5km. Việc này đã thống nhất với tỉnh, nhưng nay dân tiếp tục có ý kiến thì địa phương và nhà đầu tư phải tổ chức đối thoại lắng nghe để tập hợp gửi Bộ xem xét.
Khó phạt xe không chính chủ?
Về việc người dân sống quanh trạm yêu cầu được miễn giảm cho xe không chính chủ thuộc phạm vi được miễn giảm, ông Bát cho biết việc này rất khó thực hiện vì theo quy định chỉ xe chính chủ mới được.
"Theo quy định tối đa một tháng sau khi mua xe chủ phương tiện phải chuyển sang chính chủ. Chúng tôi có hỏi bên công an tại sao có những xe hoạt động thời gian dài không sang tên để được miễn giảm phí, thì nhận được trả lời "không phạt được". Công an nói chỉ khi xảy ra tai nạn mới phạt được những xe không chính chủ", lời ông Bát.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng nói thêm, về xe không chính chủ theo thông tư 15 của Bộ Công an yêu cầu phải được sang tên đổi chủ trong vòng một tháng, trong khi người dân mua xe lâu nhưng không chịu sang tên chính chủ thì chắc chắn không được miễn giảm.
Được biết, trong chiều qua tỉnh đã có cuộc họp đột xuất với chủ đầu tư nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp nào để ổn định tình hình.
"Bộ GTVT nói trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự là của tỉnh, nhưng tại cuộc họp tỉnh lại bảo thực hiện chính sách miễn giảm chưa phù hợp nên dân mới biểu tình. Mọi thứ cứ dồn áp lực lên nhà đầu tư, nhưng nhà đầu tư không thể giải quyết được gì vì không thể làm trái quy định", ông Bát cho biết.
Trước đó phương án miễn giảm cho dân tỉnh Hoà Bình đã đồng thuận, nhưng tỉnh có đề xuất Bộ GTVT cho phép xe không chính chủ trong vòng 6 tháng để hoàn thành thủ tục. Thế nhưng Tổng cục Đường bộ đề xuất với Bộ GTVT không đồng ý do tất cả các trạm BOT trên cả nước không làm như vậy.
Vũ Điệp
Theo VNN
Tái khởi động dự án cao tốc nghìn tỷ liên quan tới "Út Trọc" Sau 2 lần khởi công, bế tắc gần 10 năm khi có liên quan tới "Út Trọc", với sự tham gia của nhà đầu tư mới, liên danh nhà đầu tư cam kết không để Dự án đường bộ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận lỡ hẹn thêm nữa với người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Với sự tham gia của...