TP.HCM tìm người từng đến điểm xét nghiệm tầm soát COVID-19 ở quận 11
Ngày 7/7, UBND phường 9 ( quận 11, TP.HCM) phát thông báo tìm người từng đến 2 điểm xét nghiệm tầm soát COVID-19 trên địa bàn quận 11.
Theo đó, những người từng đến xét nghiệm tại Trường Tiểu học Hàn Hải Nguyên ở 137-139 Thái Phiên vào chiều 1/7 và Ngân hàng ACB Minh Phụng tại 482-484 Minh Phụng hôm 29/6, từ 7h40-8h20 cần liên hệ khai báo y tế.
Cơ quan chức năng cho biết, 2 địa điểm này liên quan tới ca dương tính SARS-CoV-2 đã tạm thời đóng cửa để phun khử khuẩn.
TP.HCM tìm người từng đến điểm xét nghiệm có ca mắc COVID-19 ở quận 11.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng kêu gọi những người từng đến các đến địa điểm này vào khung giờ trên cần thực hiện khai báo tại y tế địa phương để được hướng dẫn giám sát, xét nghiệm, cách ly y tế theo quy định.
Người dân có thể gọi bà Huỳnh Thị Ngọc Diễm (Trưởng trạm Y tế phường 9) theo số điện thoại: 0938.733.372 để được hướng dẫn cụ thể.
Từ ngày 27/4 đến chiều 7/7, TP.HCM ghi nhận 8.002 ca COVID-19, là đại phương dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới, phần lớn được phát hiện trong khu cách ly, phong toả.
Dịch COVID-19 có xu hướng lan rộng từ TP.HCM sang Bình Dương, Đồng Nai, Long An và nhiều tỉnh, thành phố miền Trung và khu vực Tây Nam bộ.
Các chuyên gia nhận định biến chủng Delta cùng mật độ tập trung dân cư đông đúc, nhiều khu công nghiệp, chợ đầu mối là những nguyên nhân khiến ổ dịch tại TP.HCM khó kiểm soát.
TP HCM hạn chế người dân đi lại ở mức cao nhất
Thủ tướng yêu cầu TP HCM hoàn thành ngay các công việc cần thiết về pháp lý và vận động, để hạn chế ở mức cao nhất người dân đi lại.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp ở TP HCM và lây lan khá nhanh ra một số địa phương khác, ngày 7/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ra công điện yêu cầu thành phố "tăng cường chỉ đạo các biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát, triệt để hơn nhằm sớm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, khống chế các ổ dịch".
TP HCM tuyệt đối không để tiếp diễn tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ quy định giữ khoảng cách trong khi đang thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Cùng với việc hạn chế ở mức cao nhất người dân đi lại, thành phố khẩn trương thống nhất cơ chế phối hợp với các tỉnh lân cận để kiểm soát tốt người lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương này nhưng cư trú tỉnh khác.
"Kiểm soát chặt chẽ người điều khiển phương tiện vận tải ra, vào thành phố nhằm kiểm soát nguồn lây bệnh, nhưng không gây ách tắc phương tiện vận tải hàng hóa và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất có thể trong điều kiện dịch bệnh", Thủ tướng nêu rõ.
Người dân được phát phiếu đi chợ ở chợ Bình Thới, quận 11, TP HCM, tháng 6/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.
Ngoài ra, thành phố thực hiện các giải pháp đồng bộ để bảo đảm đời sống, sinh hoạt của nhân dân; đặc biệt chú trọng hỗ trợ người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do, không có tích lũy, thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh...; không để bất kỳ người dân nào thiếu đói do dịch bệnh.
Theo công điện, trong khi toàn bộ thành phố chưa được coi là vùng dịch, tất cả những trường hợp đến từ, đi qua các khu vực chưa được công bố là vùng dịch đều phải khai báo y tế bắt buộc; chính quyền địa phương nơi đến phải lập danh sách quản lý, điều tra dịch tễ và có quyết định cách ly, xét nghiệm, theo dõi sức khỏe phù hợp với kết quả điều tra.
Từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát cuối tháng 4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 19.238 ca nhiễm, ở 56 tỉnh, thành. TP HCM ghi nhận 8.002 ca nhiễm, cao nhất cả nước.
Cần ưu tiên chợ dân sinh ngoài trời vì thông khí tốt hơn siêu thị kín Nhiều người dân e ngại mua bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi do không gian kín, mở điều hòa Chuyên gia nhận định chợ dân sinh có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn siêu thị. Hơn một tháng kể từ ngày TP.HCM bùng dịch, ngành y tế liên tục phát hiện chuỗi lây nhiễm xuất phát từ các chợ, siêu...