TPHCM tiếp tục xử lý hàng ngàn hồ sơ nhà đất tồn đọng
Tại huyện Hóc Môn, Bình Chánh (TPHCM) còn hơn 2.000 hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở bị tồn đọng do vướng về thẩm quyền cấp giấy. Những trường hợp này là đất nông nghiệp đã được cấp giấy nhưng sau đó người dân phân lô, bán giấy tay, sau đó người mua tự ý xây nhà không phép.
Ông Nguyễn Lê Tuân – Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh cho biết, tình trạng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vướng thẩm quyền (Sở Tài nguyên – Môi trường hay quận, huyện cấp) xuất phát từ năm 2015, với hơn 3.000 hồ sơ.
Theo ông Tuân, thời gian qua, đơn vị nhận gần 1.000 hồ sơ và đã giải quyết cấp giấy cho 380 hồ sơ. “Nay người dân biết những hồ sơ vướng thẩm quyền được giải quyết nên tiếp tục nộp hồ sơ giải quyết cấp giấy. Văn phòng tiếp tục thống kê, tổng hợp để xin ý kiến cấp trên giải quyết cho người dân”, ông Tuân nói.
Người dân đến làm thủ tục tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Thủ Đức
Trong khi đó, bà Trần Huỳnh Châu – Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn cho biết, địa phương có gần 900 hồ sơ tương tự huyện Bình Chánh. Trong đó, chi nhánh đã chuyển Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện gần 400 hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy cho người dân.
Một số trường hợp thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai TP đã chuyển lên cho cơ quan này xử lý. Còn hơn 400 hồ sơ đã chuyển xuống các xã để niêm yết theo quy định, tiếp tục giải quyết cho người dân.
Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TPHCM Dư Huy Quang cho biết việc không giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho người dân do nhiều vấn đề pháp lý mà quy định pháp luật chưa điều chỉnh đến.
“Tại huyện Hóc Môn, Bình Chánh, đất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận mà chủ cũ tự chia nhỏ ra, bán giấy tay những thửa nhỏ mà không thực hiện hợp đồng chuyển nhượng theo quy định. Nguời mua thì tự xây dựng nhà mà không có giấy phép…”, ông Quang nói.
Cũng theo ông Quang, hiện nay công tác cấp giấy chứng nhận cho người dân còn nhiều bất cập. Ngành đăng ký đất đai thành phố đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.
Để khắc phục những bất cập, thành phố đã ban hành bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký đất đai. “Chúng tôi quy định chi tiết từng nội dung, phải có chuẩn mực từ đó theo dõi việc tổ chức thực hiện ở 24 chi nhánh. Có quy định rồi, vấn đề quan trọng là người thực hiện phải có nhận thức tốt để giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người dân nhanh hơn”, ông Quang nói.
Video đang HOT
Song theo ông Quang, giải pháp căn cơ đó là ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện được ký giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai TP, nhằm kéo giảm thời gian cấp giấy cho người dân.
Theo ông Quang, trước đây, Sở Tài nguyên – Môi trường đã ủy quyền cho Văn phòng ký cấp giấy, thời gian đã giảm được từ 5-7 ngày. Tuy nhiên, vẫn chưa đảm bảo thời gian theo quy định. Do đó, Sở đã làm việc với Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tư pháp, xin cơ chế ủy quyền cho giám đốc chi nhánh ký hồ sơ thuộc thẩm quyền của Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP và đã được đồng ý.
“Chúng tôi đang gửi lấy ý kiến đánh giá tác động tại 24 quận, huyện trước khi trình UBND TP ký ban hành trong tháng 9″, ông Quang nói.
Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP Nguyễn Toàn Thắng cho rằng ngành đăng ký đất đai thành phố gặp nhiều áp lực vì lượng hồ sơ giải quyết lớn
Lý giải về tình trạng trễ hạn hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho người dân, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP Nguyễn Toàn Thắng cho biết, do số lượng hồ sơ tại thành phố quá lớn.
Theo ông, tính từ đầu năm đến 15/8, ngành tài nguyên đã giải quyết 479.000 hồ sơ cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động cho các tổ chức, cá nhân.
“Đây là con số lớn khủng khiếp. Vì có tỉnh cả năm chỉ giải quyết khoảng 200.000 hồ sơ. Trong khi quy mô tổ chức cán bộ như nhau, thời gian làm việc giống nhau. Thành phố thì năm sau số lượng hồ sơ nhiều hơn năm trước. Anh em hầu như làm việc thêm giờ, kể cả ban giám đốc và lãnh đạo các chi nhánh”, ông Thắng chia sẻ.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian trên, ngành đăng ký đất đai thành phố thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo (thế chấp, xóa chấp) cho 7.415 tổ chức, 198.000 cá nhân. Theo quy định là thực hiện trong 5 ngày, nhưng đảm bảo giải quyết nhanh cho người dân, hơn một nửa số chi nhánh thực hiện trong vòng 1 ngày.
Quốc Anh
Theo Dantri
Giám đốc Văn phòng đất đai xin thêm cấp phó để... có người ký
Ông Dư Huy Quang - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TPHCM - cho biết, trung bình mỗi tháng Ban Giám đốc (3 người) phải ký 4.000-5.000 hồ sơ chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo ông Quang, việc nhiều mà người ít gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc nên ông kiến nghị tăng thêm 1-2 phó giám đốc "để có người ký".
Ngày 9/1, phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, ông Dư Huy Quang - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) TPHCM - cho biết trong năm qua đơn vị thực hiện nhiều nội dung cải cách hành chính, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Người dân đến làm thủ tục tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Tân Phú. Đây là địa phương có tỷ lệ hồ sơ nhà đất trễ hạn thuộc diện cao nhất thành phố
Tuy nhiên, ông Quang cũng thừa nhận hiện nay Văn phòng còn nhiều hạn chế phải khắc phục và dẫn chứng là số lượng hồ sơ đất đai trễ hạn rất nhiều. Theo thông kê của ngành trên toàn hệ thống, tỷ lệ hồ sơ trễ hạn khoảng 10%.
"Tỷ lệ trễ hạn phần nhiều nằm ở hồ sơ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, nhận chuyển nhượng đối với trường hợp đã cấp giấy", ông Quang nói.
Ông Quang lý giải việc hồ sơ trễ hạn nhiều do 2 nguyên nhân chính là tình trạng pháp lý của đất đai có yếu tố lịch sử phức tạp và do cơ chế thực hiện.
"Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho nhà đất xây trái phép, không phép rất nhiều, mà theo quy định phải có ý kiến của cơ quan cấp giấy phép xây dựng đối với công trình đó là được tồn tại hay không, xử lý làm sao. Có ý kiến của cơ quan xây dựng thì cơ quan đất đai mới cấp được. Tuy nhiên, hiện nay quy chế phối hợp thực hiện chưa tốt", ông Quang nói.
Trường hợp thứ hai là nhà đất có giấy tờ rồi mà chủ cũ khi xây dựng sai phép, không phép xong không làm thủ tục hoàn công mà bán nhà cho người khác. Khi lập thủ tục chuyển nhượng thì công chứng chỉ công chứng chuyển nhượng đối với hồ sơ pháp lý có sẵn, còn đối với phần sai phép, không phép thì không công nhận.
"Sau đó, người mua lại lấy hồ sơ đó đi đăng ký chuyển quyền sử dụng đất. Khi xem xét đăng ký chuyển quyền thì hiện trạng không phù hợp với hồ sơ pháp lý, hợp đồng mua bán... Hồ sơ trễ là do lý do này, phải đi xác minh, kiểm tra, có ý kiến của các ngành", ông Quang phân trần.
Bên cạnh đó, ông Quang cũng đề cập đến tình trạng đất nông nghiệp (đã cấp giấy chứng nhận) được chủ đất phân thành nhiều miếng nhỏ rồi đem bán giấy tay. Sau đó, người mua xây dựng trái phép trên đất.
"Hiện nay, khi những người mua bán giấy tay đi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận thì địa phương cho rằng trường hợp này đã có giấy chứng nhận rồi, nay đăng ký biến động nên thẩm quyền thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường", ông Quang nói.
Theo ông Quang, muốn giải quyết loại hồ sơ này thì đòi hỏi địa phương phải có sự đánh giá lại có phù hợp với quy hoạch, đánh giá các chỉ tiêu về dân số, điều kiện hạ tầng để xem xét cụ thể. Do đó, Sở Tài nguyên - Môi trường cũng có báo cáo và chờ UBND TP chỉ đạo thực hiện.
"Trường hợp này không thể cấp giấy chứng nhận theo thủ tục thông thường được. Ở đây, biến động không phù hợp với pháp luật. Biến động là do chia nhỏ diện tích, do thay đổi mục đích, tự ý xây dựng... thành ra đây là biến động không bình thường", ông Quang đánh giá.
Người đứng đầu VPĐKĐĐ TPHCM cũng nhấn mạnh cơ chế thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay cũng là vướng mắc gây trễ hạn hồ sơ.
"Số lượng hồ sơ chuyển nhượng thuộc thẩm quyền cấp giấy của Văn phòng hiện nay rất nhiều, mỗi tháng văn phòng phải ký 4.000-5.000 hồ sơ. Mà người có thẩm quyền ký là 3 người thuộc Ban Giám đốc. Do đó khả năng đáp ứng hiện nay rất khó", ông Quang thông tin.
Do đó, ông Dư Huy Quang tiếp tục kiến nghị phân cấp về cho chi nhánh, giám đốc chi nhánh của VPĐKĐĐ TP được quyền ký giấy chứng nhận mới cho người mua, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận rồi.
Theo ông Quang, kiến nghị trên Sở Tài nguyên - Môi trường đã tham mưu cho UBND TP và Thành ủy cũng báo cáo cơ quan Trung ương nhưng chưa thấy chuyển đổi, nay tiếp tục kiến nghị.
"Trong quá trình chờ kiến nghị này, Văn phòng cũng mạnh dạn kiến nghị UBND TP đồng ý cho phép Sở Tài nguyên - Môi trường bổ sung thêm số lượng Phó Giám đốc Văn phòng ít nhất 1-2 người, để có người ký. Chứ bây giờ số lượng người ký ít, không đáp ứng được công việc", ông Quang kiến nghị.
Quốc Anh
Theo Dantri
Đà Nẵng xử phạt 160 triệu đồng chủ công trình cao ốc xả thải "chui" Ngày 29/8, UBND TP. Đà Nẵng đã quyết định xử phạt 160 triệu đồng đối với Công ty CP Kim Long Nam - chủ công trình cao ốc đã tự ý đấu nối 4 ống xả thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, gây ô nhiễm môi trường biển. Công trình dự án cao ốc của Công ty CP Kim...