TP.HCM tiếp tục lắp dải phân cách trên đường
Đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục lắp dải phân cách tại nhiều tuyến đường trên địa bàn TP để đảm bảo an toàn giao thông.
Trước mắt, sẽ lắp dải phân cách tại năm tuyến đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Hồng Thái, Tôn Thất Thuyết và Lê Văn Sĩ từ nguồn vốn duy tu, vốn ủy quyền của sở. Tổng cộng từ đầu năm 2012 tới nay, có 16 tuyến đường tại TP.HCM được lắp dải phân cách với tổng chiều dài 35km.
Nhân viên Công ty Quản lý công trình giao thông Sài Gòn lắp đặt dải phân cách giữa tim đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM – Ảnh: BÁ SƠN
Video đang HOT
Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc một số tuyến đường được lắp dải phân cách trước đây như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Văn Kiệt… xảy ra hiện tượng ùn ứ trong giờ cao điểm hoặc người đi xe máy va phải dải phân cách, một lãnh đạo Sở Giao thông vận tải cho biết sẽ tính toán cụ thể về các lối mở cho các phương tiện sang đường, lắp đặt các cọc tiêu và biển báo để tránh xảy ra tai nạn.
Theo số liệu thống kê, tình hình tai nạn giao thông trên các tuyến đường từ khi được lắp dải phân cách giảm tới hơn 30% cả về số vụ và số người chết so với trước đó.
Theo Tuổi Trẻ
Cần 9 tỷ đồng để hạn chế tai nạn đường sắt ở TP HCM
Sở GTVT TP HCM cho rằng để thực hiện hàng loạt các biện pháp hạn chế tai nạn nghiêm trọng tại vị trí đường bộ giao với đường sắt, thành phố cần bỏ ra kinh phí khoảng 9 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải TP HCM, thời gian qua trên địa bàn thành phố xảy ra rất nhiều tai nạn nguy hiểm tại các vị trí đường sắt giao cắt với đường bộ. Những điểm giao cắt này đều bị "thắt cổ chai" gây ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm khi có đoàn tàu đi qua. Vì vậy, nhiều giải pháp nhằm hạn chế tai nạn và giảm ùn tắc tại các vị trí này vừa được Sở đề xuất UBND thành phố với tổng kinh phí dự kiến gần 9 tỷ đồng.
Theo đó, vị trí giao cắt giữa đường sắt với đường ngang Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) sẽ được mở rộng mặt đường, thay thế cần chắn kéo thành cần chắn đẩy, xây dựng nhà gác chắn mới, cải tạo trắc dọc đường bộ. Tương tự, với đường ngang tại chùa Ưu Đàm (quận Thủ Đức), Sở sẽ mở rộng đường thêm 5 m, thay thế cần chắn kéo thành cần chắn đẩy đồng thời nâng cao độ mặt đường bộ tại vị trí tiếp giáp đường ngang.
Hình thức này cũng được đề xuất áp dụng với các đường ngang trại cá sấu Hoa Cà (quận Thủ Đức), đường ngang Hiệp Bình (quận Thủ Đức). Ngoài những biện pháp trên, Sở cũng sẽ tiến hành di dời hệ thống thông tin tín hiệu và các công trình ngầm tại 4 điểm giao cắt để đảm bảo giao thông cho khu vực.
Những biện pháp trên nằm trong chuỗi những giải pháp cấp bách nhằm giảm tai nạn và ùn tắc trên địa bàn TP HCM trong năm an toàn giao thông 2012 của Sở GTVT. Trước đó, Sở cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp như phân luồng, tổ chức lại giao thông tại nhiều khu vực, cải tạo mở rộng lòng đường, lắp đặt giải phân cách trên nhiều tuyến đường...
6 tháng đầu năm, TP HCM đã xảy ra 3 vụ tai nạn đường sắt làm chết 3 người, giảm một vụ và một người chết so với cùng kỳ năm 2011.
Theo VNExpress
Thi thuê bằng lái xe máy Bằng cách tuyển dụng hàng trăm sinh viên thi thuê và trả tiền công 100.000 đồng cho một lần thi đậu, đường dây thi thuê bằng lái xe mô tô đã lấy phôi bằng thật của người thi để chỉnh sửa, đổi thành tên của người có nhu cầu bán cho họ với giá một triệu đồng/bằng. Quy trình thi thuê: những người...