TP.HCM tiếp tục đưa người nghiện lang thang đi cai
Ngày 19.8, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng ra quân đấu tranh phòng chống, kiểm soát ma túy và đưa người nghiện không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn TP vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Ảnh minh họa
Phó chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cho biết sau khi được Quốc hội cho phép và Chính phủ chỉ đạo thực hiện, từ ngày 5.12.2014 đến nay TP đã áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở xã hội cai nghiện bắt buộc đối với 2.369 người nghiện lang thang (không có nơi ở ổn định).
Bên cạnh đó, TP đã phát hiện 820 vụ với 1.583 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy; tang vật thu giữ hơn 8 kg heroin, 52,8 kg và 1.662 viên thuốc lắc, 11 khẩu súng ngắn và 105 viên đạn… Nhờ đó tình hình phạm pháp hình sự được kéo giảm 472 vụ (giảm 20% so với thời điểm liền kề); các loại án xâm phạm sở hữu tài sản, nhất là án xảy ra nơi công cộng giảm như trộm cắp giảm 193 vụ, cướp giật giảm 105 vụ, cướp tài sản giảm 22 vụ.
Theo ông Hứa Ngọc Thuận, việc đưa người nghiện lang thang đi cai đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy nơi công cộng được kéo giảm rõ rệt, được người dân đồng tình ủng hộ.
Thống kê trên địa bàn TP hiện có 19.231 người nghiện có hồ sơ quản lý. Tuy nhiên, chỉ có 30% số người nghiện đã được đưa vào cơ sở cai nghiện có thông tin trong danh sách của đợt thống kê. Người nghiện lang thang còn sót lọt ngoài cộng đồng rất lớn nên tình hình an ninh trật tự trong thời gian tới còn tiềm ẩn nhiều phức tạp.
Đối với hơn 15.000 người nghiện có nơi ở ổn định trên địa bàn, TP tổ chức cho họ cai nghiện tại cộng đồng, nếu tái nghiện sẽ bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc theo quy định.
Tân Phú
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Sự thật bất ngờ về người đàn ông "xin tiền xe về Hà Tĩnh"
Mấy ngày qua cộng đồng mạng xôn xao câu chuyện về một cụ ông khắc khổ, già nua cầm miếng bìa giấy ghi dòng chữ "xin tiền về Hà Tĩnh". Ngay khi câu chuyện lan rộng, đã có hẳn một diễn đàn kêu gọi lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí để đưa cụ ông về quê...
Ngày 15/8, hình ảnh của ông cụ tên T. cầm trên tay tấm bìa các tông có ghi dòng chữ "Xin tiền xe về Hà Tĩnh" cùng một CMND mang tên Nguyễn Văn T. được một thành viên mạng xã hội Facebook lan truyền với nội dung nguyên văn như sau: "Mọi người ơi giúp ông với... Ông ở Hà Tĩnh có con trai đi làm xa, ở với con dâu nhưng không ở được, mượn hàng xóm 1tr đi vào Nam tìm việc... ở Sài Gòn được 5 ngày...không tìm được việc, xin tiền xuống Trà Vinh được 15 ngày...ông tìm việc khắp nơi nhưng vì quá tuổi lao động và ở tỉnh khác nên không ai chịu mướn, hàng ngày sáng ông xin bánh mì không của tiệm bánh mì Hồng Ngọc, trưa thì xin cơm ăn, tối ngủ trước cổng siêu thị, không mùng mền...ông bảo chỉ cần xin đủ tiền về quê...dù sao cũng có hàng xóm chứ ở đây khổ quá, không việc không ăn uống, lại bị bệnh không ai lo, mình có hỏi ông xin được bao nhiêu rồi, ông bảo chỉ hơn 100k (100 nghìn) thôi, về Hà Tĩnh chắc tầm 1 triệu... Ai có lòng ủng hộ ông thì đến trước cổng siêu thị coopmart Trà Vinh nha".
Hình ảnh cụ ông "xin tiền về Hà Tĩnh" được lan truyền trên mạng xã hội.
Từ danh tính, quê quán ghi rõ trong chứng minh thư đăng kèm theo bức ảnh xin tiền nói trên, sáng ngày 17/8, phóng viên Dân trí đã về tận nhà của ông T. tại xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) để tìm hiểu rõ thực hư về hoàn cảnh của ông. Và sự thật khiến chúng tôi hết sức bất ngờ.
"Ở nhà đủ sức sống nhưng ông vẫn cứ đi ăn xin"
Tiếp chúng tôi trong căn nhà của người con trai út, bà Trần Thị T., SN 1959, vợ của ông T., cho biết, "ông ấy bỏ đi đã 23 năm rồi, lâu lâu ông ấy về nhà ít hôm rồi lại đi. Chúng tôi đã khuyên bảo ông nhiều nhưng ông có nghe đâu. Mỗi lần ông ấy về là tay không chứ có mang được cái gì về nhà đâu".
"Ở nhà chúng tôi sống với ông có đến nỗi nào. Trước đây khi 3 đứa con còn nhỏ thì cuộc sống khó khăn, còn giờ chúng nó lớn có kinh tế, chúng bảo với ông là về để chúng nó chăm sóc nhưng ông vẫn không nghe", bà T. buồn bã kể với chúng tôi.
Ngôi nhà người con trai út của ông T. ở xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)
"Tính ông T. ngang lắm, nói mãi mà ông vẫn không chịu nghe. Hôm qua khi tôi thấy bức ảnh về ông lan truyền trên mạng tôi rất buồn, đành gọi đứa con trai út về để tìm cách đưa ông về. Thế nhưng gọi điện ông lại tắt máy rồi", bà T. gạt nước mắt kể tiếp với chúng tôi.
Được biết ở tại quê nhà ông Tiến có một người vợ và 3 đứa con trai đều đã lập gia đình, vợ chồng có 2 sào ruộng và một con bò, nếu cố gắng lao động thì cuộc sống của gia đình ông Tiến vẫn không thua kém gì các hộ dân trong thôn. Thế nhưng với ông Tiến thì lại thích lang thang ở các thành phố hơn ở nhà.
Bà T. luôn mong chồng về đoàn tụ với gia đình.
Anh Nguyễn Văn Q., SN 1992, con trai út ông T., chia sẻ: "Thật lòng cha đi lang thang như vậy làm 3 anh em chúng tôi rất buồn. Chúng tôi đã khuyên bảo cha rất nhiều nhưng ông ấy không nghe. Trước đây chúng tôi vất vả, chứ giờ thì mấy anh em đã có kinh tế đủ để nuôi được cha mẹ. Cả 3 anh em chúng tôi sống với cha có đến nỗi nào đâu, thế nhưng tính ông lại cứ thích đi lang thang thế. Qua việc vừa rồi chúng tôi rất xin lỗi chính quyền địa phương và những người dân tốt bụng, vì ông mà địa phương mang tiếng xấu".
Anh Q. cũng cho biết, sau khi bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội, mấy ngày qua phía gia đình đã nhiều lần tìm cách liên lạc để đưa ông T. về với gia đình nhưng không có kết quả.
"Thuyết phục ông không được phía gia đình đã xin địa chỉ, thế nhưng ông lại tắt máy và không liên lạc gì với người thân" - anh Q buồn bã nói.
Bà T. nói thêm, sáng 17/8, ông ấy nghe máy nhưng nói không muốn về nhà và chuẩn bị ra Hà Nội để ăn xin.
Từng vờ gãy tay để ăn xin!
Làm việc với chính quyền địa phương xã Cẩm Lĩnh, chúng tôi được ông Thái Văn Cầu - thôn trưởng thôn 6, xã Cẩm Lĩnh xác nhận, cuộc sống của gia đình ông T. ở mức trung bình so với bà con trong thôn. Ở đây người dân khó khăn nhưng ít người đi ăn xin như ông ấy. Thôn cũng đã nhiều lần khuyên can nhưng ông ấy không nghe.
"Cách đây khoảng 10 ngày ông có về nhà. Thấy ông về gia đình và bà con lối xóm cũng vui mừng, chúng tôi cũng đến động viên ông đừng đi như thế nữa, nhưng được vài hôm ông lại lặng lẽ mang túi ra đi" - ông Cầu nói.
Ông Phạm Hồng Hải - Phó Chủ tịch xã Cẩm Lĩnh thông tin, ông T. trước đây có một người vợ đã mất, sau đó ông lấy người vợ thứ hai là bà Trần Thị T., có 3 người con. Cả 3 người con của vợ chồng ông T. nay đều đã lập gia đình và có thu nhập; một người con trai của ông hiện đang sống ở Vũng Tàu.
Vợ chồng ông T. có cuộc sống khá so với nhiều hộ khác trong xã, sức khỏe rất ổn định, không có gì về vấn đề tâm lý hay bệnh tật. Nhưng không hiểu sao ông lại xách túi vào Nam lang thang ăn xin.
Ông Hải còn kể, cách đây đã lâu, ông T. từng giả vờ gãy tay rồi băng bó để đi ăn xin, sau khi bị một số người phát hiện ông lại tháo cuộn băng, giờ ông lại đeo biển xin tiền đi xe về Hà Tĩnh. "Có một công dân như thế địa phương cũng rất buồn, ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh, con em địa phương" - ông Hải nói.
Vị Phó Chủ tịch xã cho hay sẽ báo cáo thường vụ xã vụ việc này để cùng với gia đình quyết tâm đưa bằng được ông T. trở về quê.
Tấn Hiệp - Văn Dũng
Theo Dantri
Kẻ đâm dao bầu vào đầu bé trai bị khởi tố tội giết người Nghi can Vân không chịu ăn uống, không chịu hợp tác với bác sĩ điều trị. Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt giữ và chỉ đợi ngành y tế có kết luận cuối cùng. Chiều ngày 10-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC45) Công an tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can...