TP.HCM tiêm vắcxin sởi – rubella cho 300.000 trẻ dưới 5 tuổi
Tại TP.HCM, 87% bệnh nhân dưới 2 tuổi mắc bệnh sởi là do chưa được tiêm chủng. Sắp tới TP sẽ tiêm vắcxin sởi – rubella cho trẻ dưới 5 tuổi ở những vùng có nguy cơ cao.
ThS.BS Nguyễn Trí Dũng – giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM phát biểu tại hội nghị – Ảnh: X.MAI
Thông tin trên được Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết tại Hội nghị triển khai chiến dịch tiêm vắcxin sởi – rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi vào ngày 10-11.
Hội nghị với sự tham dự các đại diện từ Trung tâm y tế dự phòng 24 quận/huyện trên địa bàn TP.HCM.
Tại hội nghị, ThS.BS Nguyễn Trí Dũng – giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết hiện nay bệnh sởi đang gia tăng tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, trong đó có TP.HCM. Nhiều bệnh nhân mắc sởi chưa được tiêm vắcxinphòng bệnh dù đã qua độ tuổi tiêm chủng bắt buộc.
Cụ thể, theo số liệu báo cáo sởi nhập viện từ đầu năm đến ngày 16-10, toàn TP.HCM có 220 trường hợp bệnh sởi. Trong đó, số bệnh nhân từ 9 tháng đến 2 tuổi là 103 trẻ, chiếm tỉ lệ 47%.
Đáng chú ý, có đến 90 trẻ (chiếm 87%) trong nhóm này hoàn toàn không được tiêm chủng vắcxin sởi hoặc tiền sử tiêm chủng không rõ ràng.
Với diễn biến dịch sởi như trên, Trung tâm y tế dự phòng cho rằng cần tập trung đẩy mạng tiêm vét vắcxin sởi cho các trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi và mở rộng tiêm vét đến 5 tuổi.
Video đang HOT
Mục tiêu chiến dịch là 95% trẻ trong khoảng 300.000 trẻ từ 1 đến 5 tuổi thuộc vùng nguy cơ cao sinh sống tại TP.HCMsẽ được tiêm bổ sung 1 mũi sởi – rubella tại trường học hoặc trạm y tế phường/xã, nhằm góp phần tăng tỉ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi và rubella trong cộng đồng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virút sởi và virút rubella gây ra. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng trẻ.
Trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) mắc đồng thời nhiều dị tật bẩm sinh như dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da, xuất huyết… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Việc duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắcxin sởi ở trẻ dưới 2 tuổi đạt 95% là yếu tố cơ bản để loại trừ bệnh sởi. Ngoài ra cần triển khai các đợt tiêm vét, tiêm chiến dịch theo tình hình dịch tễ.
Theo tuoitre
Cho bé ăn dặm đúng cách để tránh suy dinh dưỡng thấp còi
Bé cần bú mẹ đến 2 tuổi, chỉ ăn dặm khi tròn 6 tháng, bữa ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ.
Sai lầm khi cho bé ăn dặm
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, có 23,8% trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi. Nguyên nhân chủ yếu do khẩu phần ăn chưa đa dạng, cân đối và không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số vi chất quan trọng cho những năm đầu đời như vitamin A, vitamin D, canxi, sắt, kẽm...
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, thực tế nhiều phụ huynh lại cho con ăn dặm quá sớm với suy nghĩ trẻ sẽ cứng cáp, dễ nuôi hơn.
Trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt và không có khả năng chuyển hóa những thức ăn dạng đặc hoặc phức tạp hơn sữa mẹ. Khi ăn quá sớm sẽ làm trẻ bú ít đi, bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất, làm sự tiết giảm sữa giảm dần. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, dễ bị tiêu chảy và các bệnh khác.
Một sai lầm khác là cho bé ăn quá nhiều bữa trong ngày vì sợ đói hay "ăn càng nhiều càng bổ dưỡng". Khi không có cảm giác thèm ăn nhưng mẹ vẫn cố ép dễ dẫn đến bệnh biếng ăn, đầy hơi, ợ nóng, nôn trớ do hệ thống tiêu hóa của con không sản xuất đủ enzym để tiêu hóa khối lượng thực phẩm quá lớn.
Nhiều mẹ lại sợ trẻ béo phì nên không cho trẻ ăn dầu mỡ, tuy nhiên mỗi bữa ăn trẻ cần 5-10ml dầu ăn tùy theo độ tuổi để cung cấp năng lượng và các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K.
Sai lầm của mẹ có thể khiến trẻ sợ ăn.
Ăn dặm đúng cách phòng suy dinh dưỡng thấp còi
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, hầu hết các trường hợp suy dinh dưỡng thấp còi xảy ra trước khi trẻ 3 tuổi là hậu quả của việc không nhận đủ thức ăn và chất lượng thức ăn không đảm bảo. Để có hiệu quả tốt nhất, các can thiệp phòng chống tình trạng này cần được tiến hành sớm, tốt nhất là trong giai đoạn trong bụng mẹ và 2 năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn ăn dặm.
Giai đoạn 6-12 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ cung cấp 60% năng lượng mỗi ngày cho bé, vì vậy bên cạnh việc bú mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung. Khẩu phần ăn bổ sung mỗi ngày gồm bữa chính và bữa phụ; đủ 4 nhóm chất: đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất; chế biến phù hợp theo nhu cầu cũng như độ tuổi. Bữa chính gồm bột, cháo cơm...; bữa phụ là bánh quy, hoa quả, sữa chua, trứng (chiếm 5-10% năng lượng trong ngày).
Bữa ăn dặm khuyến nghị cho trẻ. Nguồn: Viện Dinh dưỡng.
Khi lên thực đơn, mẹ cần đảm bảo bữa ăn cho trẻ đa dạng các loại thực phẩm, nên sử dụng các thức ăn giàu đạm động vật như thịt, trứng, tôm, cua, cá... Tăng năng lượng, hóa lỏng bữa ăn bổ sung bằng cách thêm dầu, mỡ; giá đỗ hoặc men tiêu hóa. Cho bé ăn nhiều các loại quả tươi giàu vitamin và thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua (nấu nhừ để ăn cả xương hoặc giã vỏ lọc lấy nước sẽ hấp thu được nhiều canxi).
Ngoài ra, nhóm các vi chất dinh dưỡng cũng rất cần thiết và có tác động tích cực đến chiều cao, thể chất của trẻ. Các vi chất dinh dưỡng tác động đến sự phát triển của trẻ là vitamin A, sắt, acid folic, kẽm, iốt, canxi... Bổ sung đa vi chất sẽ giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng và tăng hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật. Viện Dinh dưỡng khuyến cáo trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cần được bổ sung vitamin A (6-59 tháng tuổi) và kẽm (12-59 tháng tuổi).
Duy trì niềm vui ăn uống sẽ giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Nếu quá bận rộn và không có nhiều thời gian để chuẩn bị bữa ăn cho trẻ, phụ huynh có thể tham khảo các bí quyết như lên thực đơn cho một tuần, chủ động chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế sẵn. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, rã đông trong ngăn mát để giữ lại đầy đủ chất dinh dưỡng. Lưu ý, mẹ nên nấu sẵn cháo trắng rồi mới thêm các nguyên liệu khác vào sau, tránh việc cho bé ăn một loại cháo nấu đi nấu lại nhiều lần vì lúc này dưỡng chất đã bị mất đi, trẻ cũng không cảm nhận được vị ngon và giảm sự thèm ăn.
Mẹ cũng có thể xen kẽ thực phẩm tự nấu với sản phẩm ăn dặm chế biến sẵn khi cần bữa ăn nhanh chóng, tiện lợi. Cần chú ý lựa chọn các sản phẩm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng với 4 nhóm đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất; đầy đủ thành phần rau củ, hoa quả tự nhiên nhằm cung cấp chất xơ, giúp trẻ không bị táo bón.
Hoài Nhơn
Theo VNE
Bệnh tay chân miệng gia tăng, Đà Nẵng thành lập khu cách ly Địa phương này thành lập khu cách ly điều trị bệnh tay chân miệng, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng tại thành phố Đà Nẵng. Địa phương này thành lập khu cách ly điều trị bệnh tay chân miệng, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Sự quay...